Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Phải khẳng định nông nghiệp là một lợi thế to lớn của Việt Nam, với trên 9 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có hai vùng đồng bằng phì nhiêu là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, là những vùng trồng lúa được xếp vào loại tốt nhất của thế giới; có vùng đất đồi núi bao la có thể phát triển cây công nghiệp và rừng; có bờ biển dài tới 3.200 km, cùng với diện tích mặt nước lớn khác có thể phát triển thuỷ sản. Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên: đất nông nghiệp, đất rừng, mặt nước, cộng với hàng chục triệu nông dân vừa cần cù, vừa thông minh, lại có học vấn khá và năng động, tạo nên hai nguồn lực “trời cho” hiếm có so với nhiều nước trên thế giới.
-Nước ta có những lợi thế gì để phát triển ngư nghiệp?
-> Nước ta có 3260km bờ biển. Trong ddaaats liền và trên các đảo có rất nhiều ao, hồ, đầm, sông, suối, ruộng nước, kênh rạch với diện tích khoảng 1,7 triệu ha. Vì vậy nên có lợi thế để phát triển ngư nghiệp
- Nêu những hiểu biết của em về động vật thủy sản được xuất khẩu nhiều ở nước ta.
-> Các loài động vật thủy hải sản được xuất khẩu ở nước ta đa số là tốt, chất liệu không độc hại. Các chất dinh dưỡng từ động vật rất bổ dưỡng. Cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho con người(bạn có thể chọn ý khác)
- Địa phương em có lợi thế nào để phát triển ngư nghiệp không ?Nếu có , hãy chia sẻ với bạn những lợi thế đó .
-> Có
+ Nhặt rác khắp các bờ khu vực sông suối, biển, đầm,....
+ Không thải những chất độc hại vào biển, ao, hồ, sông, suối,...
+ Không đánh bắt cá bằng điện(chất nổ)
+ Không khai thác triệt để các nguồn lợi thủy hải sản
+....
Chúc bạn học tốt
1/ việc nên làm : -khai phá đất hoang để trồng trọt, chăn nuôi
- phát huy tiềm năng của sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi nước ta.
việc ko nên làm: - bỏ phế đất hoang.
Mình ở Tây nguyên nên có đất đỏ bazan màu mỡ góp phần tạo nên sự phát triển của thức vật cũng là một cái lợi trong nông nghiệp. Vả lại nơi đây nước thì nhiều nên vào mùa khô hơn nước các sông hồ luôn đủ cho việc tưới cây.
- Chúng ta nên cày bừa đất thật nhiều, siêng năng làm đất, làm công tác thủy lợi đễ những lợi thế đó luôn được giữ mãi.
1. Nông nghiệp nước ta có những tiến bộ:
- Sản xuất lương thực và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác tăng lên tục
-Được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới
- Đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.
- Xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới với nhiều sản phẩm có giá trị.
Điểm hạn chế:
- Năng xuất lao động thấp
_ Chất lượng của một số sản phẩm chưa cao
_ Chưa đảm bảo được an toàn vệ sinh
+ Môi trường nước và đất đang bị ô nhiễm nhiêm trọng
Chế biến sản phẩm chưa đáp ứng đủ nhu cầu chế biến các mặt hàng.
- Trong công cuộc đổi mới sau chiến tranh nhằm khôi phục đất nước, ngành Nông nghiệp, nông thôn đã vượt qua mọi khó khăn để đạt những thành tựu to lớn và toàn diện.
Điểm sáng ấn tượng nhất của bức tranh nông nghiệp cho đến nay, không thể không nhắc đến thành quả của năm 2014, với tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) đạt 30,86 tỷ USD. Con số này đã đưa nước ta thành một trong những quốc gia XK nông, lâm, thuỷ sản lớn trên thế giới với nhiều sản phẩm chủ lực.
Điển hình có 10 mặt hàng nông sản đạt kim ngạch XK trên 1 tỷ USD, gồm: gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, lâm sản. Hạt điều, hạt tiêu có giá trị XK cao nhất thế giới và được đánh giá cao về chất lượng; gạo, cà phê đứng thứ hai; cao su đứng thứ 4; thủy sản đứng thứ 5; chè đứng thứ 7… Đây là những mặt hàng có sức cạnh tranh cao, chiếm được vị thế quan trọng trên thị trường thế giới.
Theo đánh giá của các chuyên gia, những kết quả đó đã thể hiện sự nỗ lực không ngừng của toàn Đảng, toàn dân trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế đất nước. Trong đó, Đảng và Nhà nước đã đưa ra những chính sách hợp lý, phù hợp nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp nông dân và người buôn bán nỗ lực sản xuất kinh doanh, phát triển đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Hơn nữa, Việt Nam đã biết nắm bắt cơ hội và tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa, tạo ra một cú hích lớn đối với sự phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.
Nền kinh tế của Việt Nam nói chung, các sản phẩm của ngành Nông nghiệp nói riêng có nhiều cơ hội tham gia vào 7 thị trường mậu dịch tự do gồm: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN; khu vực tự do ASEAN – Trung Quốc; khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ấn Độ; ASEAN - Australia; ASEAN - Hàn Quốc; ASEAN - Nhật Bản và Việt Nam – Nhật Bản. Đến nay, Việt Nam có quan hệ thương mại ổn định với hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Có thể nói, những thành tựu sau 40 năm đổi mới, phát triển của ngành Nông nghiệp Việt Nam đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao cuộc sống của người dân và ổn định kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực. Đồng thời, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Để duy trì và phát triển hơn nữa những thành quả trên, hiện nay, ngành Nông nghiệp Việt Nam đang tập trung tái cơ cấu ngành.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát cho biết, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (TCCNN) sẽ theo hướng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng hiệu quả và phát triển bền vững. Cụ thể, ngành sẽ tập trung khai thác và tận dụng tốt nhất lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới; phát triển các mặt hàng nông sản có thế mạnh cạnh tranh trên thế giới như cà phê, cao su, lúa gạo, cá da trơn, tôm, hạt điều, hải sản, rau quả, đồ gỗ....
Song song đó, xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn; mở rộng hình thức trang trại, kinh tế hợp tác, áp dụng khoa học công nghệ cao, tăng cường kết nối giữa sản xuất với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
Đặc biệt, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng nhấn mạnh, hội nhập quốc tế là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam, là công cụ quan trọng để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế quốc gia cũng như ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vì vậy, các cấp, các ngành, các địa phương cần chủ động tìm hiểu thông tin để nắm vững quy luật hội nhập; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia XK hàng nông sản…
Với sự chỉ đạo quyết liệt của “vị tổng tư lệnh” ngành Nông nghiệp, hi vọng rằng, nếu chương trình TCCNN cũng triển khai tốt như quá trình “phá rào” đổi mới chính sách 30 năm trước đây, thì chắc chắn trong thời gian tới, nền nông nghiệp Việt Nam sẽ xuất hiện những bước chuyển mình mạnh mẽ, nhanh chóng đưa Việt Nam trở thành một cường quốc về sản lượng, giá trị và thương hiệu các sản phẩm nông sản.
- Đại biểu Nguyễn Thanh Phương (TP. Cần Thơ) cho rằng, mặc dù nông nghiệp nói chung chỉ đóng góp khoảng 17%-19% tổng GDP của nền kinh tế, nhưng gắn liền với 70% dân số sống ở nông thôn, có đời sống gắn với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Trong các năm qua, Chính phủ và bộ, ngành đã có rất nhiều quan tâm đối với lĩnh vực này bằng nhiều chính sách có tính lâu dài và tình thế, nhất là tái cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển nông nghiệp, nhưng sự chuyển biến chưa thật sự nhiều.
Trong Báo cáo Chính phủ cũng đã ghi nhận hạn chế, yếu kém của nông nghiệp nước ta là cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới chưa đạt mục tiêu, đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn còn thấp, hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp còn chậm, sản xuất nhiều loại hàng nông sản còn manh mún, hiệu quả chưa cao, năng suất và thu nhập của người lao động sản xuất nông nghiệp còn thấp.
“Qua đó, cho thấy nền nông nghiệp của chúng ta hiện rất mong manh trước tình hình và sự tham gia vào nền kinh tế thế giới dễ bị tổn thương”, đại biểu Phương nhận định.
Thêm vào đó, đầu năm 2016 thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu đã xảy ra ở một số vùng, nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long, cho thấy nền nông nghiệp Việt Nam càng mong manh hơn, hay nói khác đi là nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước khó khăn kép gồm thị trường và điều kiện tự nhiên.
Nhận định của đại biểu Phương khá tương đồng với quan điểm của đại biểu Lê Công Đỉnh (Long An).
“Thật đáng lo vì sản xuất nông nghiệp nước ta đang rất mong manh, đời sống người dân bấp bênh, dễ bị tổn thương trong quá trình hội nhập”, vị đại biểu đến từ Long An chia sẻ.
Cụ thể, sản xuất nông nghiệp chịu tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên, nhất là tác động hạn, xâm nhập mặn đang có nguy cơ làm nông nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng trưởng âm và có ảnh hưởng đến nông nghiệp tại các vùng khác như Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Tình trạng này, theo đại biểu Đỉnh, cho thấy, dự báo hệ thống ngắn hạn về khí hậu, thời tiết của ta chưa đáp ứng kịp thời và các phối hợp liên ngành trong lĩnh vực thông tin, ứng phó còn kém.
Vấn đề thứ hai, theo đại biểu Lê Công Đỉnh là việc đảm bảo tính bền vững trong phát triển nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Sản xuất nông nghiệp nước ta luôn dao động theo thị trường, trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, sản xuất nông nghiệp sẽ còn chịu các tác động lớn khi Việt Nam thực hiện các Hiệp định thương mại tự do, nhất là Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP.
“Chúng ta đã làm gì để giúp người nông dân hiểu biết và chủ động ứng phó để không bị tổn thương trong quá trình hội nhập này hay cứ để người nông dân tự bơi trong khi chưa biết bơi”, đại biểu Đỉnh đặt câu hỏi.
Đại biểu Nguyễn Thị Huệ (Đắk Lắk) cung cấp thêm thông tin, từ hơn 4 năm nay giá cà phê trên thị trường nội địa ngày một xuống dần.
Sau khi giá cà phê chạm đỉnh trên 50.000 đồng/1kg, nay đã có lúc dưới 30.000 đồng/1kg. Mới đây có dịp tăng nhẹ lại nhưng chưa ai dám đảm bảo rằng giá sẽ ổn định và tốt hơn. Giá hồ tiêu cũng đang giảm không phanh, từ trên 200.000 đồng/1kg thì đến nay chỉ còn 130.000 đồng đến 140.000 đồng/1kg.
Thị trường nông sản hàng hóa, đặc biệt là những mặt hàng được giao dịch trên các sàn tài chính tái sinh nay phải phụ thuộc và chịu rủi ro rất nhiều về giá cả.
Bên cạnh đó, nạn hạn hán đang hoành hành, nhiều vùng sản xuất cà phê và hồ tiêu đang bị thiếu nước tưới trầm trọng, năng suất và diện tích đang giảm dần. Đặc biệt, một số vùng người nông dân phải đau lòng nhìn cây cà phê bị chết cháy vì khô hạn.
+, Để khắc phục những hạn chế trong phát triển nông nghiệp hiện nay, theo đại biểu Lê Công Đỉnh đề xuất 5 chiến lược cơ bản là:
(i) Gia tăng tính cạnh tranh của sản phẩm có tính cạnh tranh về chủng loại, quy mô, giá thành, nhất là với lúa gạo, cà phê, tiêu, cao su, thủy sản nước ngọt và một số chủng loại rau màu;
(ii) Từng bước khắc phục nhược điểm cổ hủ của sản xuất nông nghiệp Việt Nam, đó là sản xuất phân tán, sản phẩm không có xác nhận, quy mô, chất lượng không đồng nhất sẽ khó vượt các rào càn về kỹ thuật thương mại trong xuất khẩu cũng như phải chịu tác động cạnh tranh của hàng nông sản nhập khẩu. Một trong những biện pháp quan trọng và nhanh chóng triển khai đó là liên kết doanh nghiệp với nông dân trong việc phát triển các vùng chuyên canh có kết hợp với tiêu chuẩn hóa, nhất là theo hướng sản xuất an toàn hoặc theo tiêu chuẩn của các nhà tổng phát hàng.
(iii) Xem xét lại các phương thức và quy mô các ngành không có tính cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập để có những định hướng và chính sách phù hợp hơn.
(iv) Cần nghiên cứu và đề xuất có chiến lược rõ ràng đối với phân khúc các sản phẩm nông nghiệp.
(v) Có giải pháp bền bỉ, nâng cao khả năng của nông dân trong quản lý nông nghiệp quy mô tập trung, kết hợp với hệ thống hỗ trợ nông nghiệp về cơ giới, tư vấn xử lý sau thu hoạch và các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả chuyển dịch lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Với các vấn đề về hội nhập, theo vị đại biểu này, Quốc hội, Chính phủ cần phải có các giải pháp giúp cho nông dân hiểu được phải làm gì để chủ động trong quá trình hội nhập. Phân tích những tác động từ bên ngoài, các vấn đề về nội tại cũng như những thuận lợi, khó khăn của nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập TPP.
Còn đại biểu Nguyễn Thanh Phương kiến nghị, Chính phủ trong năm 2016 và kế hoạch 2016-2020 cần có những chính sách điều hành đột phá hơn, đầu tư nhiều hơn, chú ý nhiều đến sản xuất và tiêu thụ, tiếp tục xem trọng nền nông nghiệp hơn nữa để có thể vượt qua khó khăn, làm chuyển biến căn bản nền nông nghiệp Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả và vai trò của nông nghiệp.
Ở góc độ vi mô hơn, đại biểu Nguyễn Thị Huệ mong muốn, Nhà nước cần đưa ra phương sách kịp thời để cứu cây cà phê vùng Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, cần phải tạo điều kiện cho nông dân tiếp xúc với thị trường trực tiếp giúp nông dân hiểu biết căn bản về giao thương, giao dịch hàng hóa, giảm các tầng trung gian không cần thiết trong chuỗi cung ứng
Những tiến bộ của nông nghiệp nước ta là:
- Sản xuất nông nghiệp và nhiều sản phẩm khác liên tục.
- Được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
- Đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.
- Xuất khẩu nông sản lướn nhất thế giới với nhiều sản phẩm có giá trị.
Mik nghĩ được vậy thui. Sai thì bỏ qua nha!
Chúc bạn học tốt!
Trích đoạn bài phát biểu của đồng chí Lê Hồng Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ X.
Đối với Tây Ninh, nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ tới là tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, khai thác và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; thực hiện tốt các khâu đột phá chiến lược, tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sớm đưa Tây Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, giữ ổn định biên giới quốc gia; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, tôi xin gợi ý nhấn mạnh thêm một số vấn đề để Đại hội nghiên cứu, thảo luận như sau:
1. Tây Ninh là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp với thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội, hầu như không bị bão, lũ lụt, giá rét, đất đai bằng phẳng, phì nhiêu, có hồ Dầu Tiếng phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống; có trục đường Xuyên Á đi qua và 240km đường biên giới gắn với 2 cửa khẩu quốc tế, là cửa ngõ giao lưu thương mại, hợp tác đầu tư phát triển kinh tế với Campuchia và khu vực ASEAN…
Tây Ninh là địa phương có truyền thống cách mạng, kiên cường, anh dũng trong kháng chiến, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, với nhiều di tích lịch sử mang tầm quốc gia, trong đó có Khu căn cứ Trung ương Cục miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là di tích cấp quốc gia đặc biệt, có núi Bà Đen lịch sử và trung tâm tôn giáo Cao Đài, là điểm đến của đồng bào theo đạo và du khách gần xa.
Đây là những điều kiện rất thuận lợi để tỉnh phát triển toàn diện cả nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch. Do vậy, Đảng bộ cần tập trung lãnh đạo phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh, huy động, sử dụng các nguồn lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Đề nghị Đại hội đánh giá, phân tích rõ thời cơ, thuận lợi cũng như những khó khăn, thách thức, những vấn đề cản trở sự phát triển, để đề ra nhiệm vụ, giải pháp cho phù hợp, nhằm đưa kinh tế của tỉnh phát triển nhanh và bền vững.
2. Đảng bộ tỉnh cần tăng cường lãnh đạo để thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội. Tập trung thực hiện hiệu quả ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực để đẩy nhanh tốc độ, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương để triển khai thực hiện; coi trọng việc liên kết vùng nhằm tạo động lực phát triển mới.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao, phát triển các ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, nhất là công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp phụ trợ. Chú trọng phát triển kinh tế biên mậu, kinh tế tri thức, kinh tế xanh; quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả, hợp lý, bền vững nguồn tài nguyên của địa phương, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư gắn với xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, lợi thế của tỉnh, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế, nhất là phục vụ sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhân dân và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Làm tốt công tác khuyến công, hỗ trợ doanh nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề phát triển.
Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại hình du lịch như: du lịch lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, kết nối du lịch giữa các tỉnh Đông Nam bộ với Campuchia và các nước ASEAN.
Chú trọng đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, thuỷ lợi, tạo sự kết nối với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tập trung đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm, chiến lược, làm động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Thúc đẩy hoàn thành các tuyến đường giao thông quan trọng trên địa bàn như: đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, mở rộng và nâng cấp quốc lộ 22…
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Cơ cấu lại nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao và công nghệ sinh học vào sản xuất; phát triển các cây trồng, vật nuôi thuộc thế mạnh của tỉnh. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hoá một cách hợp lý.
3. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào cả 3 lĩnh vực: cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ khoa học, công nghệ, đội ngũ trí thức và công nhân, lao động. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động, thu hút lao động có kỹ thuật, tay nghề cao về địa phương làm việc, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tốt chương trình an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo, không để tái nghèo. Làm tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình.
Huy động các nguồn lực để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho đối tượng chính sách, gia đình nghèo, khó khăn. Chú trọng hơn nữa trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa.
4. Tiếp tục tăng cường quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra bị động, bất ngờ. Xây dựng lực lượng quân đội, công an, biên phòng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh toàn diện; nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong mọi tình huống; bảo đảm an ninh biên giới và chủ quyền quốc gia; giữ vững và phát huy mối quan hệ hoà bình, hữu nghị, hợp tác với nước bạn Campuchia, nhất là các tỉnh giáp biên giới với Tây Ninh.
5.Chăm lo làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đẩy mạnh cải cách hành chính. Tiếp tục triển khai thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ hơn Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW Bộ Chính trị (khoá XI) về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tạo sự thống nhất cao về tư tưởng và hành động; giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong đảng bộ, làm hạt nhân đoàn kết trong hệ thống chính trị.
Tích cực đấu tranh chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, không để “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng và hệ thống chính trị; tiếp tục đổi mới phương thức nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng.
Chăm lo xây dựng, kiện toàn hệ thống chính quyền các cấp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng, chống quan liêu, tham những, lãng phí, tiêu cực, xử lý nghiêm minh những vi phạm xảy ra.
6. Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác dân vận, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối Đảng và Nhà nước. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”.
Thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “cái gì có lợi cho dân thì hết sức làm, cái gì có hại cho dân thì hết sức tránh”; thực hiện tốt chính sách đoàn kết dân tộc, tôn giáo, tạo sự đồng thuận trong nội bộ Đảng và trong nhân dân nhằm phát huy tốt sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đề ra.
Cán bộ, đảng viên phải làm tốt công tác dân vận, thực hiện phong cách: “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đổi mới lề lối làm việc, thái độ phục vụ nhân dân. Tăng cường đối thoại, tiếp xúc trực tiếp để lắng nghe ý kiến của nhân dân và giải quyết kịp thời những nguyện vọng chính đáng cũng như đơn, thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
7.Với truyền thống cách mạng trung dũng, kiên cường trong đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tin tưởng chắc chắn rằng Đảng bộ, dân và quân Tây Ninh sẽ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, đoàn kết một lòng, tận dụng tốt thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức với tinh thần năng động hơn nữa, sáng tạo và quyết liệt hơn nữa đưa tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…
Phát biểu tại hội thảo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết, nông nghiệp là lợi thế của Việt Nam đặc biệt là lúa gạo. Theo đó, sản xuất lúa gạo có vai trò to lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, tạo việc làm, tăng thu ngoại tệ, tạo vị thế cho đất nước và góp phần hội nhập quốc tế sâu rộng hơn.
Sai Òi