Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính là do khí CO2 do con người tạo ra ở các nhà máy, xí nghiệp, phương tiện giao thông,...
Cây xanh hấp thụ khí CO2, thải ra O2, như vậy sẽ làm giảm hiệu ứng nhà kính.
Điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn và nét cuốn hút riêng của một thành phố? Liệu đó có phải là lớp lớp những tòa nhà cao tầng vươn cánh tay lên chạm tới những vì sao xa xôi? Hay những nét văn hóa riêng phong phú, đặc sắc, đã đi qua “bao vòm trời rạn bóng những thế kỉ”(ViLi)?... Mà cũng có thể, đấy chỉ đơn giản là một màu xanh trìu mến. Có phải không khi ai đó đã cho rằng: “Cảnh quan đô thị không thể thiếu những hàng cây cao vút tỏa bóng mát tạo khoảng xanh bình yên. Mỗi thành phố vô tình hay hữu ý đều có một loại cây đặc trưng riêng […] Cây xanh – chính là một phần di sản văn hóa đô thị”.
Di sản văn hóa là những giá trị được hình thành từ lâu đời, có ý nghĩa về khoa học, xã hội, nhân văn; đã đi sâu vào nếp sống, nếp nghĩ, trở nên gắn bó tha thiết với cuộc sống với những nét đặc trưng riêng cần được gìn giữ, nâng niu, trân trọng. Đô thị là một khoảng không gian bị giới hạn, tập hợp nhiều yếu tố tự nhiên (như sông rạch, đồi gò, rừng cây,…) và những yếu tố nhân văn (như công trình kiến trúc, cảnh quan nhân tạo, con người,…). Và cây xanh, có thể coi như là hồn vía, là bộ nhớ của đô thị. Đó vừa là di sản văn hóa vật thể, vừa là di sản văn hóa phi vật thể.
Cây xanh tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của mỗi con đường, mỗi thành phố, mỗi quốc gia. Như những hàng bạch dương đỏm dáng, vui tươi đưa chúng ta hòa nhịp với tâm hồn Nga hào phóng và vị tha. Hay Nhật Bản, “xứ sở hoa anh đào”, loài hoa mang vẻ đẹp thanh cao cùng nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung cũng như sự khiêm nhường, nhẫn nhịn, tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo: hoa anh đào rơi khi còn đương tươi thắm – cũng giống như người võ sĩ kia không bao giờ run sợ trước cái chết, bởi anh ta sẽ chọn một cái chết vinh quang và đẹp đẽ nhất. Và chúng ta chắc chắn cũng sẽ không khỏi sửng sốt, bất ngờ trước sắc màu ấn tượng của rừng thu xứ Canada với những con đường êm ái trải đầy lá phong đỏ đón bước chân người, “thấp thoáng những gương mặt thân quen, những buồn vui hối hả” (Giao hưởng bốn mùa – Mai Thu Hà)…
Trở về với thủ đô Hà Nội thân yêu với lịch sử hàng ngàn năm tuổi, ta lại vi vu câu hát của Dương Thu đầy êm ái, du dương mà gợi bao thương nhớ:
“Những con đường rất xanh của Hà Nội
Những cây bàng, cây me, cây cơm nguội
Những con đường ngoại ô nắng chói
Những con đường đầy hoa tháng sáu hè rơi”
Tôi chợt nhớ đến cái cảm giác cuống cuồng vui thích, bâng khuâng đến chóng mặt khi bất chợt nhìn thấy những bông hoa sưa trắng ủ đầy tình tháng Ba bung nở như mưa tuyết làm sáng rực cả một góc phố; hay những ngày tháng Chín dáo dác đi tìm một mùi hương hoa sữa nồng nàn trên con đường Nguyễn Du…
Cây xanh đô thị, đặc biệt là cây xanh ở Hà Nội, đã trải qua bao mùa mưa nắng, đạn bom… còn tồn tại đến ngày hôm nay phải chăng cũng giống như con người thủ đô bất khuất, kiên cường:
“Những năm giặc bắn phá
Ba Đình vẫn xanh cây
Trăng vàng Chùa Một Cột
Phủ Tây Hồ hoa bay”
(Theo Trần Đăng Khoa)
Đó chính là những nhân chứng lịch sử đã đi qua biết bao thăng trầm của thời gian, đời người, gắn kết kí ức của mỗi cá nhân với cộng đồng, là biểu tượng để so sánh sự thay đổi của quê hương đất nước ngày ấy và bây giờ. Không chỉ là lá phổi xanh, là chiếc máy điều hòa thanh lọc không khí, đem lại môi trường sống “xanh – sạch – đẹp”, mà cây xanh còn khiến guồng quay gấp gáp của cuộc sống như chậm lại, trả lại cho tâm hồn vẻ thanh bình và tĩnh lặng vốn có. Chỉ cần ta mở lòng ra một chút thì mọi thứ bỗng chốc trở nên nhẹ nhàng đến lạ lùng, niềm vui với biết bao nhiêu hương vị của cuộc đời rộng mở mới ập đến, khiến ta mê đắm trong từng suy nghĩ, bồng bềnh trong cả những giấc mơ… Trí tuệ ta từ đó mới trở nên xán lạn, minh mẫn, trực giác cũng trở nên nhạy bén hơn
Cây xanh với chúng ta thật đáng yêu đáng quý, giống hệt như một người bạn gần gũi, gắn bó, chia sẻ với chúng ta cả niềm vui cũng như nỗi buồn. Chẳng thế mà nhiều lúc nhìn thấy cây đau, mà chúng ta cũng chợt cảm thấy chạnh lòng tê tái. Thật đáng buồn biết bao trước những cách ứng xử vô tình như chặt cây bẻ cành hay treo biển quảng cáo trên cây xanh. Cây xanh cũng có máu và nước mắt, chỉ là do cây xanh vốn thụ động, nên không thể trực tiếp bày tỏ mà thôi. Hình như chúng cũng tỏ ra đau khổ, van xin nhưng con người lại không biết đến sự báo động ấy! Cả câu chuyện chặt phá cây xanh ở Hà Nội vừa qua cũng không khỏi làm cho người dân bức xúc. Với chủ trương làm đẹp cảnh quan đô thị Hà Nội, duy tu bảo dưỡng, nhiều cây xanh trên những con “phố cổ” đã bị đốn hạ: Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Nguyễn Trãi… Vậy mùa hè tới, Hà Nội sẽ thế nào nếu thiếu vắng cây xanh? Cần bao nhiêu lâu nữa để những cây xanh mới có thể tỏa bóng mát cho thủ đô yêu dấu? Chẳng lẽ đành đau đớn gấp lại những câu thơ còn bỏ ngỏ hay sao? Mọi thứ bất chợt trở nên trống trải quá:
“Em ngồi nghe từ radio những bài hát yêu thương
Tháng Sáu nắng như đổ lửa
Nên chúng mình chẳng ai nói gì
Đã lâu lắm rồi ta không tới những mặt hồ công viên
Hay mình đã qua thời cuồng nhiệt
Hoặc nếu mình những kẻ phiêu lưu
Cứ u buồn rồi say đắm nhiều
Ồ, ta lẽ nào muốn thế
…”
(Bài ca tháng Sáu – Trần Thu Hà)
Chúng ta có thể thấy rằng: Một đô thị phát triển không thể thiếu những công trình giao thông hiện đại và những tòa nhà cao tầng… nhưng một đô thị văn minh thì không thể thiếu vắng cây xanh và tự nhiên. Cây xanh cũng giống như con người khi bắt buộc phải sống kẹt cứng giữa những đòi hỏi tự nhiên và đặc trưng của môi trường nhân tạo. Cách thức một đô thị hành xử với cây xanh cũng báo trước cách thức xã hội hành xử với những cá nhân con người bên trong nó. Trong đô thị cây xanh lặng lẽ bên cạnh con người như một người giúp việc âm thầm cho một ông chủ nghèo và tất bật. Cùng chia sẻ nguồn nước, không khí, cùng chịu đựng ô nhiễm bụi khí thải, cây xanh đứng đó như hình ảnh về bản chất tự nhiên của con người bị đè nén giữa xã hội nhân tạo ồn ào. Đô thị phải hy sinh những hàng cây cổ thụ để phục vụ cho những dự án giao thông hiện đại. Đó là điều cần chấp nhận trọng niềm luyến tiếc của những thị dân gắn bó phố phường. Nhưng cần hơn cả là việc rút kinh nghiệm để thay đổi tư duy ứng xử với cây xanh, để đón đầu bước phát triển của đô thị hiện đại, nơi con người có thể sống thịnh vượng bên cạnh những hàng cây xanh mát vững vàng ổn định. “Ví dụ ở Singapore, sạch thì người Singapore được hưởng, nhưng đồng thời lại thu hút các nhà đầu tư vào mở ngân hàng, hội họp ở đấy, tạo ra phồn vinh cho đô thị” (TS. Phạm Sỹ Liêm). Hay như ở Mỹ, Nepal, Hàn Quốc… đã từng có sự kiện ôm cây trong một phút để thể hiện tình yêu cây cối và nâng cao ý thức bảo vệ cây. Theo như đạo Phật, trồng một cây xanh là gieo thêm một cội phúc.Vì vậy các nhà quản lí, hãy biết tôn trọng cây xanh như một cơ thể sống. Cây xanh cần có được vị trí ưu tiên trong những dự án đô thị, phát triển cây xanh cũng cần có tầm nhìn và trình độ. Còn mỗi người chúng ta hãy biết yêu quý và trân trọng cây xanh để bảo vệ cuộc sống của chính mình và cộng đồng bằng những hành động thiết thực:
“Cứ mỗi độ xuân sang âm vang lời Bác “Tết trồng cây”; khắp phường phố nhân dân náo nức; công nhân, trí thức... nào xẻng nào mai ra sức vun trồng
Lại những lúc hè về sang sảng tuyên ngôn bảo vệ môi trường; công sở , nhà trường hăng say; viên chức, học sinh ... nào chậu nào thùng múc nước tưới cây .
Chỉ mong có ngày cây cao bóng cả tươi cành tốt lá xanh mát Thủ đô .
Nhạc sĩ nhà thơ tìm nguồn cảm hứng”
(Phan Tiến Dũng)
Vậy … chúng ta còn chần chừ gì nữa? Mau đi thôi:
“Anh dắt em đi mãi trong màu xanh thành phố, trên triền xanh của sóng, giữa không tận bầu trời…”
(Xanh-Vi Li)
Vì đằng trước thùng hàng nặng nên cần 3 người đẩy và đằng trước đã sinh ra lực ma sát trượt làm cho thùng hàng và mặt đất va chạm với nhau, còn thùng hàng sau thì chỉ cần 1 người đẩy vì có một tấm ván gắn bánh xe vào rồi nên di chuyển dễ dàng hơn lúc này sinh ra lực ma sát lăn.
Ở miền nhiệt đới, khi thu sang, lá cây thường chuyển sang màu chớm vàng hoặc đỏ. Nhưng cùng thời điểm đó ở vùng ôn đới, lá đã rụng rào rào. Đến đầu đông nhiều cây đã trơ trụi lá.
Lá cây ngoài chức năng hô hấp và quang hợp còn là nơi để thoát hơi nước. Lượng mưa mùa thu ở miền ôn đối tương đối thấp. Vì vậy, nguồn nước dự trữ trong lòng đất cũng ít đi. Đồng thời, thu sang, nhiệt độ cũng bắt đầu thấp xuống. Hoạt động hô hấp của rễ vì thế mà giảm đi khiến lượng nước cây hút được cũng sụt giảm. Vì vậy, nếu cây vẫn giữ nguyên diện tích thoát hơi nước (chủ yếu là qua mặt lá) sẽ xảy ra tình trạng "vào ít, ra nhiều", vô cùng bất lợi, thậm chí đe dọa đến sự sinh tồn của cây.
Cuối cùng, do lượng nước ít, mạch dẫn trong cuống lá không vận chuyển nước đến nữa, lá cây già đi và khô, cuống lá chỉ bám hờ vào cành. Gió thu thổi tới, lá sẽ trút xuống.
Ở miền nhiệt đới tuy không quá lạnh giá, nhưng vào mùa đông, khí hậu rất khô hanh, nếu không trút bớt một phần lá, cây sẽ không thể cung cấp đủ nước cho lá.
Vậy tại sao cây tùng, cây bách lại không bị rụng lá trong tiết mùa đông khô lạnh? Có bao giờ em tự hỏi thế không? Nguyên nhân là vì lá của chúng (lá kim) dày và nhỏ hơn các loài cây khác. Bề mặt thoát hơi nước rất nhỏ, đồng thời bên ngoài còn có lớp cutin bảo vệ, vì thế nước khó thoát hơi. Khả năng thoát hơi nước của loại lá này chỉ bằng một phần rất nhỏ của các loại cây có lá to, nhờ đó, lá của nó có thể "trụ" qua mùa đông.
Khi sợi dây duỗi thẳng, có nghĩa các điểm trên dây ở VT cân bằng. Như vậy, giữa hai lần liên tiếp dây duỗi thẳng ứng với
thời gian từ đi từ VTCB ra biên rồi lại về VTCB, là T/2
Suy ra T/2 = 0,05s --> T = 0,1s
Theo đề bài: \(1,2=3.\dfrac{\lambda}{2}\Rightarrow \lambda = 0,8m\)
\(\Rightarrow v= \dfrac{\lambda}{T}=8(m/s)\)
vậy cho e hỏi thêm trong mot buoc sóng thì biên độ của nó xác định như thế nào ạ
1khói đó là nước ở thể lỏng
2vào mùa đông giá lạnh, loạt hơi nước trong khí thở hễ gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti và biến thành những khối sương trắng.
3 vì mùa hè nhiệt độ môi trường thường cao nên hơi nước trong khí thở không thể ngưng tụ và biến thành khói.
cái này là sinh học chứ đâu phải vật lý
thật là vi dịu
z cậu biết thì cậu giải giúp tớ vs Thúy Nga đi nhanh nhé bn
Hiên tượng xảy ra khi nhiệt độ lớp nhôm mỏng chưa đạt nhiệt độ cháy của giấy là lớp nhôm mỏng sẽ bị bong tróc ra khỏi lớp giấy do sự giản nở vì nhiệt giữa nhôm và giấy là khác nhau. Khi lớp nhôm có nhiệt độ bằng nhiệt độ cháy của giấy (nhiệt độ cháy của giấy ở điều kiện thường thoáng khí thấp hơn rất nhiều so với nhôm) thì lớp giấy sẽ cháy.
Vì khi trong quá trình quang hợp của cây hấp thụ khí cacbonic và tạo ra khí O2 giúp cho không khí trong lành hơn. Mặt khác, khi khí cacbonic tăng, Trái Đất nóng lên dẫn đến hiệu ứng nhà kính. Vì vậy cần tăng cường trồng cây xanh để giảm hiệu ứng nhà kính