Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lời giải:
Về tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế cho tiền đồng gồm 7 loại khác nhau.
Đáp án cần chọn là: B
Tham kharo
- Hồ Quý Ly là một nhà yêu nước có tài năng, có hoài bão, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.
- Tuy nhiên những cải cách đó không phù hợp với hoàn cảnh -> thất bại.
- Có năng lực nhưng không được lòng dân và để mất nước vào tay giặc Minh
*Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly:
a) Về chính trị
- Thay thế dần các quan văn, võ cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
- Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
- Các quan ở triều đình phải về các lộ để nắm rõ tình hình.
b) Về kinh tế-tài chính
- Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng
- Ban hành chính sách hạn điền
- Quy định lại thuế đinh
c) Về xã hội
- Ban hành chế độ "hạn nô", "hạn điền"
- Năm đói, bắt nhà giàu phải bán lương thực cho dân
d) Về văn hóa-giáo dục
Bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục, dịch chữ Hán ra chữ Nôm, bắt mọi người phải học.
e) Về quân sự
Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường, củng cố quân sự và quốc phòng.
Mục đích thực hiện chính sách hạn điền của Hồ Quý Ly:
- Để hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ
- Tăng nguồn thu nhập cho đất nước
Cải cách:-Về chính trị:cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế quý tộc nhà Trần bằng những người không thuộc họ Trần
-Về kinh tế: phát hành tiền giấy, ban hành chính sách hạn điền
Về xã hội:thực hiện chính sách hạn nô
Về văn hóa, giáo dục: dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, sửa đổi quy chế thi cử và học tập
-Về quân sự: thực hành biện pháp tăng cường quân sự và quốc phòng
Thực hành chính sách hạn điền nhằm mục đích:hạn chế số ruộng đất theo quy định của nhà nước phong kiến, trừ Đại vương và Công chúa thì không bị hạn chế số ruộng đất tối đa, số còn lại không quá 10 mẫu
Trước những yêu cầu khách quan của xã hội thời Trần với mong muốn cứu vãng tình thế Hồ Quý Ly đã tiến hành cuộc cải cách toàn diện trên các lĩnh vực: chính trị quân sự, kinh tế -xã hội và văn- hóa giáo dục….
1. Trên lĩnh vực chính trị- quân sự :
Hồ Quý Ly đã cho cải tổ lại bộ máy chỉ huy quân sự lúc bấy giờ:tổ chức các kì thi xác hạch nhân tài, tìm cách chấn chỉnh và tăng cường quân đội như đưa vào đội ngũ những người khỏe mạnh và giảm bớt người yếu
Năm 1375 Hồ Quý Ly đã đề nghị “chọn các viên quan người nào có tài năng luyện tập võ nghệ thông hiểu thao lược thì không cử là tôn thất, đều cho làm tương coi quân”
Năm 1397 thay đổi một số lộ trấn trấn và quy định về cơ chế làm việc: “lộ coi phủ,phủ coi châu, châu coi huyện”.
Hồ Quý Ly cho xây dựng một kinh thành ở An Tôn (Vĩnh Phúc, Thanh Hóa) còn gọi là Thành Nhà Hồ
Tăng cường củng cố sức mạnh quân sự quốc phòng Hồ Quý Ly đã cho cải tiến các loại vũ khí tiêu biểu là Hồ Nguyên Trừng (con của Hồ Quý Ly ) đã chế tạo ra súng thần cơ, thuyền chiến cổ lâu đi biển.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử quan ở Tam quán và Nội nhân , đi về các lộ thăm hỏi cuộc sống nhân dân và tình hình quan lại để thăng giáng cho hợp lý (năm1400).
2. Trên lĩnh vực tài chính- kinh tế và xã hội
2.1 Tài chính:
Năm 1396, Hồ Quý Ly cho ban hành tiền giấy thu hồi hết các loại tiền đồng gọi là “thông bảo hội sao” có 7 loại hình vẽ khác nhau. Nhà nước quy định làm giả phải tội chết, 1 quan tiền đồng đổi được 1 quan 2 tiền giấy, ai dùng tiền đồng bị bắt cung bị tội như làm giả. Trước phản ứng của nhân dân, năm 1403 nhà Hồ ban điều luật về tội không tiêu tiền giấy, nâng giá hàng và đóng cửa hàng, đặt chức thi giám, ban mẫu về công thước thương đấu.
Năm 1402 Hồ Quý Ly cho định lại thuế đinh và thuế ruộng. Thuế đinh chỉ đánh vào những người có ruộng được chia, còn không phải đóng thuế đinh đó là người không ruộng,trẻ mồ côi, đàn bà góa. Và thuế được đánh theo lũy tiến : người có 5 sào ruộng nộp 5 tiền, có trên 2 mẫu 6 sào nộp 3 quan..
2.2 Về kinh tế :
Hồ Quý Ly đặt ra phép hạn điền vào năm 1397. Tất cả mọi người từ quý tộc cho đến thứ dân, đều bị hạn chế số ruộng tư (tối đa:10 mẫu) trừ đại vương và trưởng công chúa. Người nào nhiều ruộng thì được phép lấy ruộng chuột tội còn ruộng thừa thì sung công.
Năm 1398 Hồ Quý Ly đã cho quan về địa phương làm lại sổ ruộng đất với mục đích là để kiểm tra việc thực hiện chủ trương hạn điền. Những ai có ruộng tư thi phải kê khai rõ số ruộng và phải cắm thẻ ghi tên của mình trên mảnh ruộng đó. Nếu sau 5 năm ruộng nào không có ai nhận thì nhà nước sung công.
2.3 Về xã hội:
Hồ Quý Ly chú trọng đến phép hạn nô. Năm 1401 Hồ Quý Ly quy định các quan lại , quí tộc theo các phẩm cấp chỉ được nuôi một số nô tì, nông nô nhất định số thừa ra sẽ sung công. Nhà nước đền bù 5 quan tiền cho 1 gia nô trừ loại mới nuôi với gia nô nước ngoài , các gia nô còn lại thị phải ghi dấu hiệu ở trên trán theo tước hiệu của chủ. Cho làm lại sổ hộ và biên hết tên những người từ 2 tuổi trở lên những dân phiêu tán thì không được ghi vào sổ còn các dân kinh thành sống ở các phiên trấn phải trở về quê quán.
Nhà Hồ đã đưa những người có của mà không có ruộng biên vào quân ngũ ở lại trấn giữ lâu đài khi đánh chiếm được vùng đất Hóa Châu đến Cổ Lũy vào năm 1403 và sau đó gọi nhà giàu nộp tâu vào đây.
Nhà Hồ đã cho quan địa phương khám xét nhà giàu có thừa thóc, bắt phải bán thóc cho dân đói theo thời giá, khi nạn đói xảy ra năm 1403 đồng thời đặt quản tế thự để chữa bệnh cho nhân dân
3. Trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục :
Hồ Quý Ly đã cho chấn chỉnh lại Phật giáo và Nho giáo đề cao Nho giáo và hạn chế Phật giáo, Đạo giáo. Năm 1396 Hồ Quý Ly đã cho sa thải các tăng đạo dưới 50 tuổi bắt họ phải Hồ Quý Ly hoàn tục vị nho giáo thực dụng chống giáo điều kết hợp với tinh thần pháp gia. Năm 1392 soạn sách” minh đạo” bàn về Nho giáo, phê phán thói giáo điều của Nho Hàn Dũ , Chu Đôn Di, Trình Hiệu La “trộm Nho” và đề Cao Chu Công. Ngăn cấm và xử phạt nặng những người làm nghề thương thuật.
Người có ý thức đề cao chữ Nôm, từ đó cho nên ông đã tự mình dịch “Thiên Vô Dật” để dạy cho vua Trần Nhuận Tông và dịch sách Kinh thi để cho các nữ quan dạy các phi tần, cung nữ.
Hồ Quý Ly rất quan tâm đến giáo dục và thi cử. Năm 1396, Hồ Quý Ly cho sửa lại chế độ thi cử đặt kỳ thi hương ở địa phương và thi hội ở kinh thành. Những người đã thi hội thì phải làm thêm một bài văn do vua đề ra để định vị thứ bậc. Ông đã bỏ trường thi ám tả cổ văn thay bằng thi kinh nghĩa trong 4 trường thi. Ông đã đặt thêm trường thứ 5 thi viết chữ và toán.
Ngay sau khi mới lên ngôi ông mở khoa thi hội lấy đỗ 20 người trong đó có Nguyễn Trãi Nhà sử học Ngô Thời Sĩ “phép khoa cử đến đây mới đủ văn tự 4 trường, đến nay còn theo , không thay đổi được”. Năm 1397, Hồ Quý Ly đã đề nghị đặt học quan ở các lộ Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông.
Nội dung cải cách:
Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.
a) Về chính trị:
- Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
- Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
- Đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
b) Về kinh tế tài chính:
- Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.
- Ban hành chính sách hạn điền.
- Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
c) Về xã hội:
- Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
- Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
d) Về văn hoá, giáo dục:
- Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.
- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ.
- Sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
e) Về quân sự: thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.
Nhận xét:
- Trong tình trạng đất nước khủng hoảng, Hồ Quý Ly đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành hàng loạt các chính sách cải cách trên nhiều mặt. Cuộc cải cách của ông có nhiều mặt tiến bộ giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
=> Ông là một nhà yêu nước có tài năng, có hoài bão, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.
- Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông
Nội dung cải cách:
Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.
a) Về chính trị:
- Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
- Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
- Đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
b) Về kinh tế tài chính:
- Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.
- Ban hành chính sách hạn điền.
- Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
c) Về xã hội:
- Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
- Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
d) Về văn hoá, giáo dục:
- Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.
- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ.
- Sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
e) Về quân sự: thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.
Nhận xét:
- Trong tình trạng đất nước khủng hoảng, Hồ Quý Ly đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành hàng loạt các chính sách cải cách trên nhiều mặt. Cuộc cải cách của ông có nhiều mặt tiến bộ giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
=> Ông là một nhà yêu nước có tài năng, có hoài bão, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.
- Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông
2.- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.
Năm 1009 Lê Long Đỉnh qua đời triều thần chán ghét nhà Lê. Triều Đại chán ghét vua nên đề tôn Lí Công Uẩn lên làm vua
→ Từ đó nhà Lý được thành lập
3.
Lĩnh vực | Nội dung cải cách |
Chính sự | Ông cải tổ hàng ngũ võ quan cao do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người khác k phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình |
Chính sự | Để đề phòng giặc ngoại xâm Hồ Quý Ly đã thực hiên 1 số biện pháp nhằm tăng cường cũng cố quân sự và quốc phòng |
Kinh tế
Xã hội
quân sự
chính trị
văn hóa, giáo dục
Hồ Quý Ly là một nhà yêu nước có tài năng, có hoài bão là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.
- Tuy nhiên những cải cách đó không phù hợp với hoàn cảnh nên đã thất bại.
- Có năng lực nhưng không được lòng dân nên đã để mất nước vào tay giặc Minh