K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
27 tháng 9 2018

a. Từ láy "vằng vằng" trong câu thơ đã góp phần miêu tả vầng trăng sáng tròn, soi tỏ, chứng giám cho câu thề nguyền giữa Thúy Kiều và Kim Trọng. Từ "đinh ninh" và "song song" cho thấy sự hòa hợp, đồng điệu giữa hai tâm hồn, hai người cùng quyết và thề sẽ gắn kết với nhau.

b. Từ láy "phất phơ" nói về sự chập chờn, heo hắt của những bóng hòa -> gợi cảnh buồn, nhuốm màu tâm trạng.

Từ láy "đằng đẵng" gợi tả dòng thời gian triền miên, chảy trôi chậm chạp, một giờ mà như bằng cả năm -> tâm trạng buồn, ứ đọng.

Từ láy "dằng dặc" càng khắc sâu nỗi buồn, sự bi lụy, ngao ngán của người chinh phụ chờ chồng trở về.

c. Từ láy "lom khom" được đảo lên đầu câu nhấn mạnh dáng hình nhỏ bé của con người trước khung cảnh.

Từ láy "lác đác" được đảo ngữ, nhấn mạnh sự thưa thớt của những nếp nhà.

=> bóng hình con người và sự sống có xuất hiện nhưng thưa thớt, ít ỏi và càng thêm gợi lên nỗi buồn, sự cô độc đến rợn người.

d. Từ láy "le te" diễn tả độ thấp, nhỏ bé của nếp nhà năm gian.

Từ láy "lập lòe" diễn tả sự chờn vờn của những đuốc lửa (đóm lửa) trong đêm tối. 

Từ láy "phất phơ" diễn tả sự leo heo, nhạt nhòa của lưng dậu.

Từ láy "lóng lánh" diễn tả vẻ chếnh choáng của ánh trăng in trên mặt ao.

=> Cảnh đẹp với những đường nét mờ ảo, nhạt nhòa, không rõ ràng. Cảnh được nhìn qua con mắt của một người đang ngà ngà say, đó là con người lánh đục tìm trong, trở về làng quê thanh tịnh để tìm thú vui khuây khỏa và lánh trốn quan trường hiểm ác.

Câu 1 : "Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo."Qua đoạn văn trên, em có suy nghĩ gì về tấm...
Đọc tiếp

Câu 1 : "Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo."

Qua đoạn văn trên, em có suy nghĩ gì về tấm lòng của mẹ? Trình bày suy nghĩ của em bằng 1 đoạn văn ngắn ( 8-10c câu)

Câu 2 : Nỗi nhớ quê trong những câu thơ dưới đây có gì gần gửi với nỗi nhớ quê trong bài " Tiếng gà trưa"

" Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng sương"

Câu 3 : Phân tích cái hay của việc sử dụng điệp ngữ trong bài "Tiếng gà trưa" và đoạn thơ dưới đây :

" Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"

Câu 4 : Phân tích tác dụng của phép chơi chữ được sử dụng trong những câu thơ sau"

a." Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"

b. "Lá nõn, nhành non, ai tráng bạc?

Gió về từng trận gió bay đi"

Câu 5 : Nhận xét về mức độ giá trị của những vật chất mà Nguyễn Khuyến liệt kê trong bài thơ Bạn đến chơi nhà. Từ đó nêu lên dụng ý của tác giả

Câu 6 : Bằng 1 đoạn văn ngắn ( 10-12 câu), hay phân tích ý nghĩa hàm ẩn của bài thơ "Bánh trôi nước"

2
16 tháng 8 2018

em chịu. Bó tay.com@ cmnr:))

16 tháng 8 2018

Văn bản này được đăng trên báo yêu trẻ số 116, ra ngày 1 tháng 9 năm 2000 tại TP HCM. 

Đây là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm trước ngày chuẩn bị khai giảng của con vào lớp một cùng với vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo đục đối với mỗi chúng ta. Không có sự việc, không có cốt truyện theo một chuỗi nhất định nhưng bài văn này đã khá thu hút người đọc bởi mỗi câu văn dạt dào tình cảm với biết bao niềm tâm sự, hồi tưởng kỉ niệm của người mẹ thương yêu con bằng tấm lòng cao cả. Bài văn này đã đưa mỗi chúng ta đến với những rạo rực tinh thần, bâng khuâng khó tả của kí ức tuổi thơ.

Đi sâu vào trong bài ta có thể cảm nhận được từng cảm xúc, câu từ mượt mà với hai luồng tâm trạng trái ngược. Hình ảnh của người con được miêu tả thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. Mai đã là ngày khai trường, một ngày trọng đại của tuổi thơ cũng như một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời, vẫn tâm trạng như trước một chuyến đi xa, người con chỉ háo hức, lo mỗi việc sáng mai sao dậy cho kịp giờ rồi lại chìm vào trong giấc ngủ dễ dàng như ăn một cái kẹo. Tâm trạng ưu tư đó chính là tâm hồn ngây thơ của người con. Tâm trạng ấy phải chăng một phần cũng do tình thương yêu, sự dạy dỗ, chăm sóc của người mẹ. Trong khi người con đang mơ những giấc mơ đẹp thì người mẹ lại trằn trọc, suy nghĩ. Tâm trạng của mẹ như đang ở ngày đầu tiên khai trường của chính mình. Như ngày thường sau khi con đi ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa, lượm lặt những đồ chơi mà con bày, dàn trận và làm vài việc riêng của mình. Nhưng hôm nay đã làm xong mọi việc mà mẹ vẫn chưa ngủ. Và thực sự mẹ không lo lắng đến mức không ngủ được

Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận sâu sắc của nhà thơ Chế Lan Viên với cuộc hành trình đầy gian nan trên đại dương bao la của Bác. Giấu trong lòng nỗi đau xót, sự quyến luyến trong giây phút chia xa, Bác quyết ra đi cho một ngày trở lại. Ánh mắt nhìn của người xa xứ cứ mãi dõi theo nhưng bãi bờ, làng xóm đến khi chẳng còn thấy gì giữa muôn trùng con sóng. Nhà thơ khéo léo thể hiện nỗi niềm của mình khi muốn được "làm con sóng dưới thân tàu đưa tiễn Bác". Cuống quýt, vội vàng, dường như Chế Lan Viên muốn theo kịp chân Bác để cùng sẻ chia nỗi vất vả, gian truân. Hình ảnh rất đắt này không chỉ làm sống lại trong lòng người đọc phút giây lịch sử năm nào mà còn thể hiện lòng kính yêu, lưu luyến của nhà thơ đối với Bác. Chỉ với mong ước nhỏ nhoi ấy thôi Bác sẽ không thấy lạnh lẽo, cô đơn khi lênh đênh giữa biển khơi. Nỗi nhớ thương len vào từng hơi thở của Người khiến đêm như dài thêm ra trên hành trình cứu nước. Những vần thơ như khơi sâu thêm tình cảm yêu thương và nỗi đau của một người con hết lòng vì Tổ quốc. Bác để lại tình riêng để ra đi vì tình yêu tổ quốc, hình bóng quê hương chẳng lúc nào phai mờ trong tâm trí Người nên cảm giác cô đơn, lạc lõng càng tăng lên khi: Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương. Có lẽ thấu hiểu được cảm giác này nên nhà thơ đã ước được làm con sóng quê hương bầu bạn cùng Người trong lúc đi xa. Trái tim của con người có lý lẽ riêng, Bác cũng vậy, sóng nước ở đâu cũng là sóng nước nhưng kỳ lạ thay đã không phải đất trời quê mình thì tất cả đều trở nên xa lạ. Tiếng sóng xa lạ vỗ nơi mạn tàu ấy càng làm lòng người trống trải hơn, càng làm nỗi đau thương trong Bác nhân lên bội phần. Càng xa quê hương Người càng thấm thía nỗi khổ đau mà đồng bào đang phải gánh chịu. Ta nghe trong lời tâm sự của Bác một nỗi lòng đồng cảm bởi tình yêu nồng nàn, sâu sắc Bác truyền cho mỗi chúng ta khi nghĩ về đất nước.

4 tháng 3 2020

a. Thể thơ: tự do

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

b. 3 từ đồng nghĩa: đất nước, xứ sở, quê hương.

c. 3 từ ghép đẳng lập: làng xóm, bỡ bãi, đau thương.

d. quan hệ từ: nhưng, chẳng, càng

đại từ: tôi, Bác

e. Nội dung đoạn thơ: hình ảnh và tâm trạng Bác Hồ trong ngày đầu tiên ra đi tìm đường cứu nước

-> Sự trân trọng, kính yêu của tác giả dành cho Người.

Mình cảm ơn bạn Nguyễn Thị Vân nhiều nha !!!

Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận sâu sắc của nhà thơ Chế Lan Viên với cuộc hành trình đầy gian nan trên đại dương bao la của Bác. Giấu trong lòng nỗi đau xót, sự quyến luyến trong giây phút chia xa, Bác quyết ra đi cho một ngày trở lại. Ánh mắt nhìn của người xa xứ cứ mãi dõi theo nhưng bãi bờ, làng xóm đến khi chẳng còn thấy gì giữa muôn trùng con sóng. Nhà thơ khéo léo thể hiện nỗi niềm của mình khi muốn được "làm con sóng dưới thân tàu đưa tiễn Bác". Cuống quýt, vội vàng, dường như Chế Lan Viên muốn theo kịp chân Bác để cùng sẻ chia nỗi vất vả, gian truân. Hình ảnh rất đắt này không chỉ làm sống lại trong lòng người đọc phút giây lịch sử năm nào mà còn thể hiện lòng kính yêu, lưu luyến của nhà thơ đối với Bác. Chỉ với mong ước nhỏ nhoi ấy thôi Bác sẽ không thấy lạnh lẽo, cô đơn khi lênh đênh giữa biển khơi. Nỗi nhớ thương len vào từng hơi thở của Người khiến đêm như dài thêm ra trên hành trình cứu nước. Những vần thơ như khơi sâu thêm tình cảm yêu thương và nỗi đau của một người con hết lòng vì Tổ quốc. Bác để lại tình riêng để ra đi vì tình yêu tổ quốc, hình bóng quê hương chẳng lúc nào phai mờ trong tâm trí Người nên cảm giác cô đơn, lạc lõng càng tăng lên khi: Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương. Có lẽ thấu hiểu được cảm giác này nên nhà thơ đã ước được làm con sóng quê hương bầu bạn cùng Người trong lúc đi xa. Trái tim của con người có lý lẽ riêng, Bác cũng vậy, sóng nước ở đâu cũng là sóng nước nhưng kỳ lạ thay đã không phải đất trời quê mình thì tất cả đều trở nên xa lạ. Tiếng sóng xa lạ vỗ nơi mạn tàu ấy càng làm lòng người trống trải hơn, càng làm nỗi đau thương trong Bác nhân lên bội phần. Càng xa quê hương Người càng thấm thía nỗi khổ đau mà đồng bào đang phải gánh chịu. Ta nghe trong lời tâm sự của Bác một nỗi lòng đồng cảm bởi tình yêu nồng nàn, sâu sắc Bác truyền cho mỗi chúng ta khi nghĩ về đất nước.

30 tháng 3 2020

1. PTBĐ của đoạn thơ trên là: Biểu cảm

2. Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ là: Điệp từ : Ôi Tổ quốc!

                                                                                              So sánh: Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt

                                                                                                              Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

3. Suy nghĩ của em:

 Từ lâu Tổ quốc luôn là đề tài là tên gọi thiêng liêng trong cảm xúc thường trực của các thi nhân. Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết: “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt - Như mẹ cha ta như vợ như chồng - Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết - Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, dòng sông”. Hình ảnh Tổ quốc thật thân thiết gắn bó máu thịt với từng con người cụ thể. Nhà thơ Tố Hữu trong mạch cảm hứng dào dạt đã thốt lên: “Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ - Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi”. Trong những ngày khi chủ quyền biển đảo nóng lên, bài thơ “Tổ quốc gọi tên” của Nguyễn Phan Quế Mai đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, nhất là khi được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn chắp cánh bay lên qua ca khúc “Tổ quốc gọi tên mình”.

 Đọc bài thơ ta không những được nghe đối thoại, độc thoại mà cao hơn nữa đó là sự kết nối. Một sự kết nối giao cảm cộng đồng, kết nối đoàn kết cộng đồng để kết nối bằng hành động cộng đồng: “Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng - Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố”. Ở đây ta chú ý nhà thơ đã dùng hình ảnh tương phản giữa giấc ngủ trẻ thơ và bão tố tạo ra độ chênh đẩy tần số cảm xúc lên cao trào. Và trẻ em cũng chính là hiện thân của tương lai. Bảo vệ trẻ em chính là bảo vệ tương lai cho Tổ quốc. “Tổ quốc gọi tên” được khép lại bằng sự hướng tâm về mình. Câu thơ ngắn lại nhưng nhịp độ ngân vọng lại càng da diết, thao thức: “Tôi bỗng nghe - Tổ quốc - Gọi tên mình!”. Vâng, Tổ quốc gọi tên mình và chính chúng ta đang gọi tên thiêng liêng Tổ quốc trong những ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước...

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cộiHãy sống như đồi núi vươn tới những tầm caoHãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộngHãy sống như ước vọng để thấy đời mênh môngVà sao không là gió, là mây để thấy trời bao laVà sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoaSao không là bài ca của tình yêu đôi lứaSao không là...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội

Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao

Hãy sống như biển trào, như biển tràđể thấy bờ bến rộng

Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông

Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la

Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa

Sao không là bài ca của tình yêđôi lứa

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông

Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung

Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

       (Lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn)

Câu 1: Chủ đề bài hát là gì? Phương thức biểu đạt của bài hát trên?

Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát trên?

Câu 3: Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất?

3
26 tháng 8 2020

Câu 1:

Chủ đềKhát vọng ước mơ cao đẹp của con người.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả.

Câu 2: 

- Các biện pháp tu từ  được sử dụng trong lời bài hát:

+ Điệp ngữ:  Hãy sống như, và sao không là…

+ Câu hỏi tu từ

+ Liệt kê…

- Tác dụng: Các biện pháp tu từ trên nhấn mạnh vào khát vọng cao đẹp của nhạc sĩ, đặc biệt còn khiến lời ca như giục giã nhắc nhớ con người về lẽ sống tốt đẹp…

Câu 3:

Những câu nào trong lời bài hát để lại ấn tượng sâu sắc nhất:

Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội

- Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc

- Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.

Lời bài hát đều rất xúc động bởi ý nghĩa sâu xa. Ba câu thơ trên cho ta bài học về đạo lí sống tốt đep uống nước nhớ nguồn. Hơn thế, còn định hướng cho ta sống có ích như mặt trời đối với vạn vật trên trái đất.

26 tháng 8 2020

1)- Chủ đề của bài hát là khát vọng sống đúng nghĩa của con người.

- Phương thức biểu đạt chính là Biểu cảm

2) -Biện pháp nghệ thuật : điệp cấu trúc " hãy sống...."

-Tác dụng: nhấn mạnh khát vọng sống đẹp của con người là không bao giờ vơi cạn, vì thế con người cần phải biết sống có khát khao và sống thật ý nghĩa

3, Câu trong bài hát làm em ấn tượng nhất:"Hãy sống như đồi núi để vươn tới những tầm cao". Ý nghĩa của câu này là khuyên con người ta sống với lí tưởng luôn đi lên và tiến bộ, nỗ lực ko ngừng như những đỉnh núi. Sự nỗ lực, không ngừng vươn lên hoàn thiện bản thân của mỗi người chính là lý tưởng sống cao đẹp mà mỗi người nên hướng tới.

2 tháng 11 2017

Qua đèo ngang  là một tác phẩm nổi tiếng cuả bà huyện thanh quan. Bài thơ được viết khi bà lên đường đến huyện Phú Xuân  đi qua đèo ngang là một địa danh  phong cảnh hữu tình. Bài thơ là bức tranh ngụ tình sâu sắc của nhà thơ qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả hiện lên rõ nét.

Mở đầu bài thơ là hai câu đề

“Bước tới đèo ngang bóng xế tà”

Câu thơ gợi lên thời điểm mà tác giả tới đèo ngang ,khi đó thời gian đã vào xế tà tức là đã quá trưa trời đang chuyển sang  buổi chiều và sắp tối. Đối với một vùng hòng sơ hẻo lánh thì thời điểm chiều tà cũng là thời điểm mọi người đã quay trở về nhà. Phải chăng chọn thời điểm như thế tác giả muốn nhấn mạnh cho người đọc cái xơ xác vắng vẻ nơi đây. Và từ đây tâm trạng tác giả bắt đầu hỗn loạn khi chứng kiến cảnh vật từ trên cao nhìn xuống.

“Cỏ cây chen là đá cheo hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Khung cảnh ấy thật gợi lên trong lòng người đọc những nỗi nhớ vấn vương rồi lan tỏa ra từng câu thơ khiến cho người đọc thấm đượm được phần nào nỗi nhớ thương của tác giả đối với quê hương. Trời đã chiều tối cảnh vật đã lụi tàn khiến cho tâm trạng của bà càng trở nên xốn xang vô cùng. Cái thời điểm ấy rất phù hợp với tâm trạng hiện giờ của bà. Đúng như trong những câu thơ cổ đã nói đến tâm trạng con người nhuốm màu sang cảnh vật.

Ở đây tâm trạng cô đơn hiu vắng hiu quạnh của tác giả đã nhuốm màu sang cảnh vật khiến cho cảnh vật giờ đây dường như trở nên tam thương hơn bao giờ hết. Ta phải công nhận là cảnh vật trong thơ được hiện lên khá là sinh động. Có cỏ cây có hoa lá nhưng lại là một cảnh tượng chen chúc nhau để tìm sự sống. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Phải chăng sự chặt chội của hoa lá phải chen chúc nhau để tồn tại cũng chính là tâm trạng của tác giả đang vô cùng hỗn loạn. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Tác giả đã sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Nó làm cho người đọc cảm thấy được sự hoang vắng của đèo ngang lúc chiều tà bóng xế mặc dù nơi đây có cảnh đẹp cỏ cây hoa đá,lá. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt ra xa chút nữa như để tìm một hình ảnh nào đó để tâm trạng thi nhân phần nào bớt chút hiu quạnh. Và phía dưới chân đèo xuất hiện một hình ảnh.

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Điểm nhìn đã được nhà thơ thay đổi nhưng sao tác giả vẫn chỉ cảm thấy sự hiu quạnh càng lớn dần thêm. Bởi thế giới con người nơi đây chỉ có vìa chú tiểu đang gánh nước hay củi về chùa. Đó là một hình ảnh bình thường thế nhưng chữ “lom khom”khiến hình ảnh thơ thêm phần nào đó vắng vẻ buồn tẻ thê lương. Đây là một nét vẽ ước lệ mà ta thường thấy trong thơ cổ “vài” nhưng lại rất thần tình tinh tế trong tả cảnh. Mấy nhà chợ bên kia cũng thưa thớt tiêu điều. Thường thì ta thấy nói đến chợ là nói đến một hình ảnh đông vui tấp nập nào người bán nào người mua rất náo nhiệt. Thế nhưng chợ trong thơ bà huyện thanh quan thì lại hoàn toàn khác,chợ vô cùng vắng vẻ không có người bán cũng chẳng người mua chỉ có vài chiếc nhà lác đác bên sông. Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn. Các từ đếm càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Trong sự hiu quạnh đó bỗng vang lên tiến kêu của loài chim quốc quốc,chim gia trong cảnh hoàng hôn đang buông xuống.

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Nghe tiếng chim rừng mà tác gỉa thấy nhớ nước,nghe tiếng chim gia gia tác giả thấy nhớ nhà. Dường như nỗi lòng ấy đã thấm sâu vào nỗi lòng nhà thơ da diết không thôi. Lữ khách là một nữ nhi nên nhớ nước nhớ nhà nhớ chồng nhớ on là một điều hiển nhiên không hề khó hiểu. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó?Từ thực tại của xã hội khiến cho nhà thơ suy nghĩ về nước non về gia đình.

“Dừng chân ngắm lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Câu kết bài thơ dường như cũng chính là sự u hoài về quá khứ của tác giả. Bốn chữ “dừng chân ngắm lại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn xa xôi mênh mang,tác giả nhìn xa nhìn gần nhìn miên man nhìn trên xuống dưới nhưng nơi nào cũng cảm thấy sự hiu quạnh sự cô đơn và nỗi nhớ nhà càng dâng lên da diết. Cảm nhận đất trời cảnh vật để tâm trạng được giải tỏa nhưng cớ sao nhà thơ lại cảm thấy cô đơn thấy chỉ có một mình  “một mảnh tình riêng ta với ta”. Tác giả đã lấy cái bao la của đất trời để nhằm nói lên cái nhỏ bé  “một mảnh tình riêng” của tác giả cho thấy nỗi cô đơn của người lữ khách trên đường đi qua đèo ngang.

Bài thơ là bức tranh tả cảnh ngụ tình thường thấy trong thơ ca cổ. Qua đó tác phẩm cho chúng ta thấy được tâm trạng cô đơn hiu quạnh buồn tẻ của tác giả khi đi qua đèo ngang. Đó là khúc tâm tình của triệu là bìa thơ mãi mãi còn y nguyên trong tâm trí người đọc.

2 tháng 11 2017

lom khom duoi nui tieu vai chuthe hien su thua thot con nguoi 

ba huyen thanh quan ta canh deo ngang luc chieu ta

trong long ba rat buonvi noi nho nha nho nuoc nho que huong