K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2020

Câu 1:

* Đời sống:
Thỏ ăn thực vật theo kiểu gặm nhắm.
Thỏ hoạt động về đêm, có tập tính đào hang lẫn trốn kẻ thù và chạy rất nhanh bằng hai chân sau.
Là động vật hằng nhiệt.
* Sinh sản:
Thụ tinh trong.
Thai phát triển trong tử cung của thỏ mẹ.
Thỏ đẻ con (thai sinh).
Con non yếu, được nuôi bằng sữa mẹ.

Câu 2:

+ Đời sống:

Nơi sống thỏ hoang:

- Trong tự nhiên thỏ hoang sống ở ven rừng, trong các bụi rậm, có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang, bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù hay chạy rất nhanh bằng cách nhảy hai chân sau khi bị săn đuổi.

Thời gian hoạt động thỏ hoang:

- Thỏ kiếm ăn chủ yếu về buổi chiều hay ban đêm.

Thức ăn thỏ hoang:

- Chúng ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm (gặm từng mảnh nhỏ).

Động vật thỏ hoang:

- Thỏ là động vật hằng nhiệt.

+ Sinh sản thỏ hoang:

- Thỏ đực có cơ quan giao phối.

- Thỏ mẹ mang thai trong 30 ngày.

- Trước khi đẻ thỏ mẹ dùng miệng nhổ lông ở ngực và xung quanh vú để lót ổ.

- Thỏ con mới để chưa có lông, chưa mở mắt đuợc bú sữa mẹ.

+ Đời sống thằn lằn bóng đuôi dài:

Nơi sống và bắt mồi:

- Sống và bắt mồi ở những nơi khô ráo

Thời gian hoạt động:

-Ban ngày

Tập tính:

- Thường phơi nắng

- Trú đông trong các đất khô ráo

+ Sinh sản thằn lằn bóng đuôi dài:

- Thụ tinh trong

- Sinh ra ít trứng

- Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng

Câu 3:

- Bộ lông

Bộ lông mao, dày, xốp

Che chở và giữ nhiệt cho cơ thể.

- Chi (có vuốt)

Chi trước ngắn.

Chi sau dài khỏe.

Dùng để đào hang.

Bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi.

- Giác quan

Mũi thính và lông xúc giác nhạy cảm.

Tai rất thính có vành tai lớn, dài cử động được theo các phía.

Phối hợp cùng khứu giác giúp thỏ thăm dò thức ăn hoặc môi trường.

Định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù.

Câu 4:

- Thỏ hoang di chuyển nhanh hơn thú ăn thịt nó, nhưng nó không dai sức bằng, nên càng về sau vận tốc di chuyển càng giảm, lúc đó nó phải làm mồi cho thú ăn thịt.
- Tác dụng của cơ hoành: Cơ hoành co giãn làm thay đổi thể tích lồng ngực.

Câu 5:

Thỏ là loài có tập tính kiếm ăn về chiều và đêm. Do vậy người ta phải che bớt ánh áng ở chuồng thỏ để thỏ có thể thoải mái ăn cỏ được mang đến cho, từ đó mới có thể lớn lên và cho năng suất cao.

Câu 6:

- Thai sinh là hiện tượng trong ông dẫn trứng, trứng thụ tinh phát triển thành phôi và một bộ phận là nhau thai, gắn liền với từ cung 1 của mẹ. Nhau thai có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi qua dây rốn và cũng qua dây rốn và nhau thai, chất bài tiết từ phôi được chuyển sang cơ thể mẹ.

Ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh là :

- Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng.

- Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.

- Con non được nuôi bằng sữa mẹ, có sự bảo vệ của mẹ trong giai đoạn đầu đời.

- Tỷ lệ sống sót của con non cao hơn.

Câu 7:

Hệ vận động ở con người gồm có hai phần:

- Phần thụ động gồm bộ xương và hệ liên kết các xương (khớp xương), phần vận động gồm có hệ cơ, hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thần kinh.

- Xương gồm 206 chiếc, dài ngắn khác nhau, hợp lại tạo thành bộ xương nâng đỡ cơ thể, che chở cho các nội quan khỏi những chấn thương lý học.

- Hệ cơ gồm khoảng 600 cơ tạo thành, là những cơ vân (hay cơ xương) bám vào hai đầu xương giúp cho cơ thể cử động.

3 tháng 4 2020

Bạn Nguyễn Hà Vy ơi bạn ghi sơ xài quá ~~

1 tháng 4 2020

Đời sống của thú mỏ vịt : Không có nguy cơ bị đe dọa

Đặc điểm thích nghi với đời sống của Thú mỏ vịt :

- Cơ thể và đuôi của thú mỏ vịt được bao phủ bởi bộ lông dày, màu nâu để giữ con vật được ấm áp.

- Lông không thấm nước, và có kết cấu giống chuột chũi.

- Thú mỏ vịt dùng đuôi nó để dự trữ chất béo (đặc điểm thích nghi này cũng xuất hiện ở quỷ Tasmania).

- Nó có chân màng và một cái mỏ rộng, giống như làm bằng cao su; đặc điểm này gần với vịt hơn bất kỳ động vật có vú nào ngày nay.

- Màng chân lớn hơn ở chân trước và được gập lại khi đi bộ trên đất liền.

Đặc điểm Chứng tỏ thú mỏ vịt là Thú (giống với Thỏ) :

Những đặc điểm chứng tỏ thú mỏ vịt là thú:

- Nuôi con bằng sữa.

- Là động vật có vú.

- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể.

Đặc điểm chưa tiến hóa của thú mỏ vịt (giống Bò sát) : Là động vật

có xương sống, thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:

- Da khô, có vảy sừng, cổ dài, chi yếu, đầu ngón có vuốt sắc.

- Màng nhĩ nằm trong hốc tai, mắt có mí

- Phổi có nhiều vách ngăn

- Tim 3 ngăn, có vách cơ hụt ở tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể

vẫn là máu pha, là động vật biến nhiệt.

- Thụ tinh trong, con đực có cơ quan giao phối, con cái đẻ trứng có vỏ

dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, nhiều noãn hoàng

1 tháng 4 2020

where is the " chỗ trống " ??????????

5 tháng 3 2020
dựa vào đây mà trả lời nha!!!
9 tháng 3 2020

VÂNG AH

28 tháng 2 2018

Lời giải:

Bộ phận cơ thê

Đặc điểm cấu tạo ngoài

Sự thích nghi với đời sông và tập tính lẩn trôn kẻ thù

Bộ lông

Là lông mao dày, xốp

Giữ nhiệt tốt và giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm

- Chi (có vuốt)

- Chi trước

- Chi sau

- Ngắn, kém phát triển hơn hai chi sau

- Dài khoẻ

- Đào hang và di chuyển

- Bật nhảy được xa giúp chạy nhanh khi bị săn đuổi

Giác quan

- Mũi và lông xúc giác

- Tai và vành tai

- Mũi thính, lông xúc giác có cảm giác và xúc giác nhanh nhạy

-Tai thính, vành tai lớn dài cử động được về các phía

- Thăm dò thức ăn, môi trường, phát hiện kẻ thù

-Định hướng âm thanh, phát hiộn kẻ thù sớm

28 tháng 2 2018

11 tháng 2 2018

thằn lằn:

1) đời sống và nơi sing hoạt:

a. ưa sống ở những nơi khô ráo

2) thời gian hoat động:

d. đi bắt mồi về ban ngày

3) nơi hoạt động:

b. bắt mồi trên cạn

4) tập tính:

c. thích phơi nắng-trú đông trong các hốc đất

Ếch đồng:

1) g. ưa sống ở ngững nơi ẩm ướt bên cạnh các vực nước

2) e. đi bắt mồi vào chập tối hay ban đêm

3) h. bắt mồi bên các bờ vực nước hoặc trong nước

4) i. thích ở những nơi tồi hoặc có bóng râm.Trú đông trong các hốc đất ẩm bên bờ các vực nước hoặc trong bùn

Mình chỉ góp ý theo cách của mình như vậy thôi, còn nếu bạn thấy ko phù hợp thì bn có thể thay đổi nha..hihi

11 tháng 2 2018
Stt A B

1

a g

2

d e

3

b h

4

c i

Chúc bạn học tốt :)

1. Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và ở về đêm. 2.Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ của loài lưỡng cư có giá trị bổ xung cho hoạt động của chim về ban ngày. 3. Lập bản so sánh caauis tạo các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch. 4. Rắn độc có thể gây hại cho con người vì nếu bị rắn độc cắn có thể dẫn đến tử vong. Vậy theo em...
Đọc tiếp

1. Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và ở về đêm.

2.Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ của loài lưỡng cư có giá trị bổ xung cho hoạt động của chim về ban ngày.

3. Lập bản so sánh caauis tạo các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch.

4. Rắn độc có thể gây hại cho con người vì nếu bị rắn độc cắn có thể dẫn đến tử vong. Vậy theo em có nên gits hết rắn độc không. Vì sao.

5. So sánh sai khác về cấu tạo trong của chim bồ câu và thằn lằn theo bảng sau. Nêu ý nghĩa của nó.

Các hệ cơ quan Chim bồ câu Thằn lằn
Tuần hoàn
Tiêu hóa
Hô hấp
Bài tiết
Sinh sản

6. Nêu những đặc điểmb cấu tạo của các hệ tần hoàn, hệ hô hấp, hệ thần kinh của thỏ (một đại diện của lớp thú) thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp động vật có xương sống đã học.

7. Trình bày đặc điểm của dơi thích nghi với đời sống bay.

8. Trình bày đặc điểm của cá voi thích nghi với đời sống dưới nước.

9. Hãy nêu đặc điểm của thú móng guốc. Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẽ.

10. Tại sao lớp thú là lớp động vật có tỗ chức tiến hóa cao nhất.

11. Hãy minh họa những ví dụ cụ thể về vai trò của thú.

3
10 tháng 3 2018

1. Vì ếch hô hấp bằng da là chủ yếu, nếu sống xa nơi ẩm ướt và nguồn nước da ếch sẽ khô, cơ thể mất nước ếch sẽ có nguy cơ bị chết.

2. Đa số loài chim kiếm mồi vào ban ngày còn đa số lưỡng cư không đuôi (có số loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) đi kiếm ăn về ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ, nên bổ sung cho hoạt động của chim vào ban ngày.

3.

10 tháng 3 2018

5.

6.

- Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến sự hoạt động phong phú và phức tạp của thỏ.
- Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi chia thành nhiều túi có tác dụng làm tăng diện tích trao đổi khí.
- Tim 4 ngân, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Thân sau: cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng trao đổi chất.

7.

- Chi trước biến đổi thành cánh da: là một màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền với cánh tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón (rất dài) với mình, chi sau và đuôi.
- Đuôi ngắn, thân ngắn và hẹp. Chân yếu có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể.

8.

- Cơ thể hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn, có lớp mỡ dưới da rất dày, cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.
- Chi trước biến đối thành vây dạng chèo, song vẫn được nâng đỡ bởi các xương chi như các động vật có xương sống ở cạn, xương cánh tay và xương ống tay ngắn, các xương ngón tay rất dài.

9.

- Thú Móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc.

- Thú Móng guốc di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng, chỉ những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất (diện tích tiếp xúc với đất hẹp).

Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ:

10

Lớp thú là lớp động vật có tổ chức tiến hóa cao nhất vì:

- Là động vật hằng nhiệt

- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể

- Răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm

- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể

- Bộ não phát triển đặc biệt ở bán cầu não và tiểu não.

- Có hiện tượng thai sinh, nuôi con bằng sữa mẹ.

11.

3 tháng 5 2019

4.So với phổi của ếch đồng, phổi thằn lằn có điểm nào khác?

A. Có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.

B. Kích thước bé và cấu tạo đơn giản hơn.

C. Gồm ba lá phổi trong đó là giữa phát triển nhất.

D. Thông khí nhờ sự nâng hạ thềm miệng.

3 tháng 5 2019

Đặc điểm đời sống

Ếch đồng

Thằn lằn bóng đuôi dài

Nơi sống và bắt mồi

Sống, bắt mồi trong nước hoặc bờ vực nước ngọt

Những nơi khô ráo

Thời gian hoạt động

Chập tối hoặc ban đêm

Ban ngày

Tập tính

Ở những nơi tối, không có ánh sáng

Trú đông trong các hốc đất ẩm ướt

Thường phơi nắng

Trú đông trong các hốc đất khô ráo

Sinh sản

Thụ tinh ngoài

Đẻ nhiều

Trứng có màng mỏng ít noãn hoàng

Thụ tinh trong

Đẻ ít trứng

Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng