Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Mở đầu, nghe cô hỏi, Hồng muốn gặp mẹ nhưng nhận ra sự giả dối của bà cô nên đành im lặng, tìm câu trả lời phù hợp. Trong kí ức bé sống dậy vẻ mặt hiền từ và rầu rầu của mẹ. Từ “cúi đầu không đáp” đến “cười và đáp lại cô tôi” thể hiện sự phản ứng thông minh của Hồng. Chú biết cảnh giác trước âm mưu của bà cô, không muốn cô xâm phạm đến danh dự của mẹ. Sau lờì nói thứ hai, thứ ba của bà cô, (khi thái độ mỉa mai nhục mạ đã bộc lộ trắng trợn) thì bé́ Hồng không kìm nén nỗi đau đớn, phẫn uất, tủi nhục, xúc động vì thương mẹ, thương thân … Nước mắt em “ròng ròng chảy xuống hai bên mép rồi chan hoà, đầm đìa ở cằm và cổ”.Không cười gượng như lần trước, Hồng “cười dài trong tiếng khóc”. Chi tiết này chứng tỏ Hồng đang cố nén nỗi đau xót, phẫn uất đang trào dâng. Trước bà cô cay nghiệt, bé Hồng nhỏ bé mà tự tin, thông minh ̀ kiêu hãnh và dạt dào niềm tin về người mẹ khốn khổ... Tâm trạng đau xót, uất ức của Hồng đạt đến đỉnh điểm khi nghe cô tươi cười kẻ về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình. Từ căm ghét cô, bé Hồng căm thù những hủ tục phong kiến ̣: “ Cô tôi chưa dứt câu… Giá những cổ tục là.…… mới thôi” Những so sánh liên tiếp, những động từ mạnh, giọng văn dồn dập thể hiện được nỗi uất hận, căm ghét mãnh liệt của bé Hồng đối với những hủ tục phong kiến mà bà cô là người đại diện.
Các vế của câu ghép có quan hệ nguyên nhân - kết quả.
Qua cụm từ : Giá - thì ( nhưng từ ngữ này được ẩn đi ).
chủ ngữ: tôi
vị ngữ: quyết vồ lấy... mới thôi
thành phần ở trên là trạng ngữ
a. Phép nói quá khẳng định lòng căm phẫn của chú bé Hồng đối với những định kiến xã hội, những ý nghĩ ác ý về mẹ chú bé. "Những cổ tục" vốn là những phạm trù thuộc về tinh thần, nhưng lại được đem so sánh với những thứ thuộc về vật chất "hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ" và đặc biệt hơn là chú bé Hồng còn ước có thể nghiền nát được những thứ đó để mẹ chú bé không phải đi tha hương cầu thực, sống trong tủi nhục và sự ghẻ lạnh, nhiếc móc của người đời.
b. Phép nói quá "đào núi", "lấp biển" cho thấy ý chí quyết tâm của con người. Một khi vững lòng và kiên định với mục tiêu thì con người có thể hoàn thành bất cứ việc gì, thậm chí là đào núi, lấp biển - những công việc khó khăn, tưởng chừng không bao giờ thực hiện được.
c. Phép nói quá "sáng cả rừng" đã phần nào khẳng định âm vang của tiếng chim. Tiếng chim kêu không chỉ đánh thức vạn vật mà còn như thắp sáng cả khu rừng. Phép nói quá về tiếng chim cho thấy hơi ấm, điểm tựa của sự sống thắp lên trong khu rừng tĩnh mịch.
d. Phép nói quá "át tiếng bom" đã khẳng định sức mạnh tinh thần, sự lạc quan của con người có thể chiến thắng hoàn cảnh khắc nghiệt, khó khăn. Ở đây "tiếng hát" - tượng trưng cho niềm tin, niềm lạc quan có thể chiến thắng được bom đạn của kẻ thù. Tiếng hát xua tan đi mệt mỏi và những giờ phút chiến đấu căng thẳng.
e. Phép nói quá "đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi" nói lên sự hùng hổ, nóng nảy, khí thế của những kẻ "đầu trâu mặt ngựa"...
a) Giá cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là hòn đá hay cục thủy tinh , đầu mẩu gỗ tôi quyết vồ lấy mà cắn mà ,nhai , nghiến cho kì nát vụn mới thôi
->Đỉnh điểm của sự tức giận
b) Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
->Đỉnh điểm của sự kien cường,bền bỉ
c) Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
->Muốn cho ng đọc biết rằng 1 tiếng chim kg pải là tầm thường
d) Tiếng hát át tiếng bom
->Làm nổi bật tiếng hát có giá trị ntn
e)Người nách thước kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi
->Đỉnh điểm của sự tức giận