Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có thể khẳng định rằng "Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta". Vì sao vậy? Bởi rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất. Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình
Tham khỏa:33
BẠN ĐANG XEM: Trang chủ → Văn mẫu lớp 7 → Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Hà Dím 27/02/2016 0 Comment Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống, bao ve rung la bao ve cuoc song cua chung ta van lop 7, Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống, chung minh bao ve rung la bao ve cuoc song lop 7, Văn chứng minh
Đề bài: Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Dàn ý:
I- MỞ BÀI
Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ biển bạc mà còn cả rừng vàng. Rừng mang lại cho con người chúng ta những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, thực tế cho thấy rằng, cao hơn cả giá trị vật chất, rừng còn là chính cuộc sống của chúng ta.
II- THÂN BÀI
– Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người
+ Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản,…
+ Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.
– Chứng minh rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.
+ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
+ Rừng đã cùng con người đánh giặc
+ Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Sự phá phách của voi dữ Tánh Linh là một ví dụ.
+ Rừng là lá phổi xanh. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.
+ Rừng ngán nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc chí Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.
III- KỂT BÀI
– Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng
– Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ rừng
– Nêu trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá.
Thu Huyền
Bài làm 1
Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Rừng là nơi cây xanh phát triển. Như ta đã biết, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí các-bo-níc và thải ra khí ô-xi – rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người nói riêng và nhiều loài động vật trên thế giới nói chung.
Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, … góp phần phòng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Không những thế, rừng còn được trồng vì mục đích phát triển kinh tế. Rừng là nguồn cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, làm giấy,… Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng: hổ, khỉ, hươu, … Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng.
Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống
Tuy nhiên, dù vai trò quan trọng của rừng nhưng nạn khai thác rừng vẫn diễn ra từng ngày. Chỉ vì cái lợi trước mắt, họ bỏ qua những lợi ích lâu dài mà rừng đem lại. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm cho lũ lụt xảy ra triền miên, làm xói mòn đất đai, nhiều người mất của cải và thậm chí là thiệt mạng. Nhiều cây quý hiếm trong rừng bị chặt phá khiến cho nhiều loài động vật bị mất đi nơi trú ngụ của mình. Nạn đốt rừng làm nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng.
Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lí nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.
Bảo vệ rừng không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ rừng!
Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm ¾ so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng.
Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.
Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói “Rừng là lá phổi xanh của nhân loại”. Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điểu hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm.
Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.
Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.
Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất,
Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy.
Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa.
Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.
Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình
Refer
“Rừng vàng biển bạc” là câu tục ngữ mà cha ông ta dùng để ca ngợi sự giàu có của thiên nhiên. Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi vậy bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ, giữ gìn lấy cuộc sống của mình.
Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm 3/4 so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng. Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.
Hằng ngày chúng ta hít vào khí ô-xi và thải ra khí các-bon-níc. Và nơi cung cấp khí ô-xi chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói “Rừng là lá phổi xanh của nhân loại”. Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điều hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm. Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí ô-xi mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.
Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.
Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy. Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, lâm tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa. Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.
Như vậy, bảo vệ và phát triển diện tích rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình
TK:
Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ. Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.
A. Mở bài:
- Nêu khái quát vai trò của rừng đối với cuộc sống của chúng ta.
- Khẳng định: bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống.
B. Thân bài:
Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta:
1. Nêu những ích lợi của rừng:
- Cung cấp không khí.
- Ngăn lũ lụt, lở đất.
- Cung cấp sản vật, hoa cỏ, gỗ,…
- Tạo lớp mùn cho đất.
2. Vì thế, bảo vệ rừng là bảo vệ cuốc sống của chúng ta, bởi:
- Nghĩa là chúng ta đang bảo vệ sự trong lành của sự sống.
- Nghĩa là chúng ta đang bảo vệ mình khỏi những thiên tai.
- Nghĩa là chúng ta đang gìn giữ cho những ích lợi lâu dài của cả cộng đồng.
C. Kết bài: Nêu trách nhiệm của bản thân và gửi thông điệp bảo vệ rừng đến mọi người.
Trên đất nước ta, rừng chiếm một diện tích khá lớn. Có thể nói suốt chiều dài Tổ quốc, từ Mục Nam Quan cho tới mũi Cà Mau, đâu đâu cũng có rừng. Những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc, Việt Bắc, Trường Sơn, miền Đông Nam Bộ... Những khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã, Cần Giờ, U Minh... là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá tồn tại tự bao đời. Tục ngữ có câu: Rừng vàng, biển bạc. Quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng, cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, rừng gắn bó thân thiết với con người: Núi giăng thành lũy thép dày, Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù (Tố Hữu). Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô của cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp. Núi rừng Trường Sơn với đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đau thương và oanh liệt...
Thời bình, rừng cung cấp cho chúng ta bao tài nguyên vô giá cùng với những lợi ích to lớn không sao kể hết. Vành đai rừng phòng hộ đầu nguồn là những rào chắn hữu hiệu ngăn chặn nạn xói mòn, lở đất để bảo vệ tài sản và tính mạng của con người. Rừng là bộ máy thiên nhiên không lồ điều hòa khí hậu, cung cấp nguồn oxy, duy trì sự sống trên mặt đất. Rừng còn là kho tàng phong phú, đa dạng về thế giới muôn loài. Cảnh quan đẹp đẽ của rừng đem lại cho con người những phút giây thư giãn tuyệt vời sau những ngày làm việc, học tập mệt nhọc và căng thẳng.
Rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Diện tích rừng của nước ta càng ngày càng bị thu hẹp một cách đáng lo ngại một phần bời nạn "lâm tặc" phá rừng lấy gỗ quý., làm giàu bất chính, một phần bợi sự kém hiểu biết của người dân địa phương phá rừng lấy đất trồng trọt. Cung cách làm ăn thô sơ, lạc hậu như đốt nương làm rẫy , đốt ong lấy mật... chỉ sơ ý một chút là gây ra thiệt hại khôn lường. Hàng ngàn hecta rừng nguyên sinh bị cháy rụi, hàng ngàn loài động vật bị tiêu diệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ... Biết mấy trăm năm nữa, chúng ta mới khôi phục lại được những khu rừng như thế?
Cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của chính con người. Mỗi chúng ta phải có ý thức tự giác trong việc giữ gìn và phát triền rừng để quê hương, đất nước mãi mãi xanh một màu xanh đầy sức sống.
:)
Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Rừng là nơi cây xanh phát triển. Như ta đã biết, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí các-bo-níc và thải ra khí ô-xi – rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người nói riêng và nhiều loài động vật trên thế giới nói chung.
Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, … góp phần phòng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Không những thế, rừng còn được trồng vì mục đích phát triển kinh tế. Rừng là nguồn cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, làm giấy,… Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng: hổ, khỉ, hươu, … Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng.
Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống
Tuy nhiên, dù vai trò quan trọng của rừng nhưng nạn khai thác rừng vẫn diễn ra từng ngày. Chỉ vì cái lợi trước mắt, họ bỏ qua những lợi ích lâu dài mà rừng đem lại. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm cho lũ lụt xảy ra triền miên, làm xói mòn đất đai, nhiều người mất của cải và thậm chí là thiệt mạng. Nhiều cây quý hiếm trong rừng bị chặt phá khiến cho nhiều loài động vật bị mất đi nơi trú ngụ của mình. Nạn đốt rừng làm nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng.
Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lí nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.
Bảo vệ rừng không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ rừng!
bạn tham khỏa nhé !!!
Rừng vàng biển bạc" là câu tục ngữ mà cha ông ta dùng để ca ngợi sự giàu có của thiên nhiên. Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi vậy bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ, giữ gìn lấy cuộc sống của mình.
Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm 3⁄4 so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng.
Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.
Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói "Rừng là lá phổi xanh của nhân loại". Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điểu hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm.
Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.
Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.
Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất,
Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy.
Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa.
Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.
Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình
Chúc bạn học tốt !!!
Bằng một đoạn văn khoảng 7 câu, em hãy chứng minh rằng Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Như chúng ta đã biết , chúng ta sống nhờ có oxi và không khí , mà rừng cây cối là nguồn cung cấp oxi cho ta.Nó rất quan trọng, bạn thử nghĩ xem nếu không còn không có rừng , không còn oxi nữa liệu muôn loài có sống được hay không?. Chính bởi vì thế , chúng ta phải chung tay bảo vệ rừng , hay nói cách khác là bảo vệ cuộc sống của chính mình . Bảo vệ rừng có rất nhiều cách như : trồng cây , nếu thấy có người chặt cây trái pháp luật thì phải báo với đội kiểm lâm để họ xử lý . Vì một cuộc sống lành mạnh và có đủ oxi , tôi và bạn phải cùng nhau bảo vệ rừng .
Rừng là nơi cây xanh phát triển. Như ta đã biết, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí các-bo-níc và thải ra khí ô-xi – rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người nói riêng và nhiều loài động vật trên thế giới nói chung.
Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, … góp phần phòng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Không những thế, rừng còn được trồng vì mục đích phát triển kinh tế. Rừng là nguồn cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, làm giấy,… Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng: hổ, khỉ, hươu, … Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng.
Tuy nhiên, dù vai trò quan trọng của rừng nhưng nạn khai thác rừng vẫn diễn ra từng ngày. Chỉ vì cái lợi trước mắt, họ bỏ qua những lợi ích lâu dài mà rừng đem lại. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm cho lũ lụt xảy ra triền miên, làm xói mòn đất đai, nhiều người mất của cải và thậm chí là thiệt mạng. Nhiều cây quý hiếm trong rừng bị chặt phá khiến cho nhiều loài động vật bị mất đi nơi trú ngụ của mình. Nạn đốt rừng làm nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng.
Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lí nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.
Bảo vệ rừng không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ rừng!
refer
Khi bảo vệ rừng cũng là góp phần chống lại thiên tai. Rừng giúp ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ví dụ như ở Việt Nam, lũ lụt gây ra sạt lở đất ở các vùng miền núi đều do rừng đầu nguồn bị tàn phá.
Trên đất nước ta, rừng chiếm một diện tích khá lớn. Có thể nói suốt chiều dài Tổ quốc, từ Mục Nam Quan cho tới mũi Cà Mau, đâu đâu cũng có rừng. Những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc, Việt Bắc, Trường Sơn, miền Đông Nam Bộ... Những khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã, Cần Giờ, U Minh... là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá tồn tại tự bao đời. Tục ngữ có câu: Rừng vàng, biển bạc. Quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng, cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, rừng gắn bó thân thiết với con người: Núi giăng thành lũy thép dày, Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù (Tố Hữu). Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô của cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp. Núi rừng Trường Sơn với đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đau thương và oanh liệt...
Thời bình, rừng cung cấp cho chúng ta bao tài nguyên vô giá cùng với những lợi ích to lớn không sao kể hết. Vành đai rừng phòng hộ đầu nguồn là những rào chắn hữu hiệu ngăn chặn nạn xói mòn, lở đất để bảo vệ tài sản và tính mạng của con người. Rừng là bộ máy thiên nhiên không lồ điều hòa khí hậu, cung cấp nguồn oxy, duy trì sự sống trên mặt đất. Rừng còn là kho tàng phong phú, đa dạng về thế giới muôn loài. Cảnh quan đẹp đẽ của rừng đem lại cho con người những phút giây thư giãn tuyệt vời sau những ngày làm việc, học tập mệt nhọc và căng thẳng.
Rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Diện tích rừng của nước ta càng ngày càng bị thu hẹp một cách đáng lo ngại một phần bời nạn "lâm tặc" phá rừng lấy gỗ quý., làm giàu bất chính, một phần bợi sự kém hiểu biết của người dân địa phương phá rừng lấy đất trồng trọt. Cung cách làm ăn thô sơ, lạc hậu như đốt nương làm rẫy , đốt ong lấy mật... chỉ sơ ý một chút là gây ra thiệt hại khôn lường. Hàng ngàn hecta rừng nguyên sinh bị cháy rụi, hàng ngàn loài động vật bị tiêu diệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ... Biết mấy trăm năm nữa, chúng ta mới khôi phục lại được những khu rừng như thế?
Cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của chính con người. Mỗi chúng ta phải có ý thức tự giác trong việc giữ gìn và phát triền rừng để quê hương, đất nước mãi mãi xanh một màu xanh đầy sức sống.
Tham khảo:
Rừng là một nguồn tài nguyên có vai trò vô cùng quan trọng và có khả năng tác động trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, có thể nói rằng “bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của con người”.
Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng to lớn. Nó không chỉ dừng lại ở một quần thể cây cối lớn, mà còn bao gồm cả một hệ sinh thái bên trong. Đó là một thế giới các loài thực vật như cây lấy gỗ, cây cho trái, nấm, củ quả, rau rừng… Đó là các loài động vật hoang dã như khỉ, lợn rừng, hươu nai, chim chóc, rắn… Cùng với rất nhiều các loại khoáng sản, dược liệu… Không chỉ dừng lại ở đó, rừng còn cung cấp một lượng lớn khí oxi, cùng khả năng thanh lọc bụi trong không khí, ngăn cản các tác động của lũ lụt, giữ đất khỏi các hiện tượng sạt lở… Với các lợi ích to lớn như thế, rừng đã và đang là người hùng không thể thiếu của cuộc sống con người.
Ấy vậy mà, hiện nay, nhiều hoạt động tàn phá rừng vẫn đang ngang nhiên diễn ra bất chấp hậu quả. Đó là những kẻ chặt phá rừng đầu nguồn, rừng lâu năm không biết giới hạn là gì. Là những kẻ khai thác tài nguyên, động vật rừng đến cạnh kiệt. Từ đó, gián tiếp dẫn đến biến đổi khí hậu, sạt lở đất và những trận lũ lịch sử. Đó là bài học sáng tỏ cho những kẻ đang xem thường sức mạnh của rừng già.
Chính vì vậy, ta cần phải biết khai thác rừng một cách hợp lí. Biết bảo vệ và trồng rừng cho khoa học. Để rừng phát triển một cách bền vững cùng đời sống hiện đại của con người. Chúng ta không hề chịu thiệt thòi khi làm các công tác ấy, bởi vì bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Refer
Rừng có một tầm quan trọng lớn trong cuộc sống của nhân loại. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Trước hết, cần phải hiểu rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật… cùng sinh trưởng và phát triển trên những vùng đất cao rộng, đặc biệt là đồi núi. Rừng chính là một phần của môi trường thiên nhiên, bởi vậy mà có những tác động to lớn đến cuộc sống con người.
Đầu tiên, rừng chính là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Bởi vậy mà mới có hình ảnh so sánh “Rừng là lá phổi xanh của trái đất”. Không chỉ vậy, rừng còn là nơi ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc đến Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.
Đồng thời, nếu chúng ta bảo vệ rừng cũng có nghĩa là đang bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người. Bởi nơi đây sẽ cung cấp cho chúng ta gỗ quý, dược liệu, khoáng sản… Đây là những nguồn nguyên liệu quý phục vụ trong hoạt động sản xuất của con người. Tiếp đến rừng thu hút khách du lịch sinh thái như các diện tích rừng quốc gia Cúc Phương, Phong Nha - Kẻ Bàng, U Minh… đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Đặc biệt nhất là rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng. Bởi Việt Nam là đất nước có 3/4 là diện tích đồi núi. Nhiều cánh rừng đã trở thành ranh giới tự nhiên với các quốc gia láng giềng. Việc bảo vệ rừng chính là góp phần bảo vệ an ninh của các vùng biên giới. Trong các cuộc kháng chiến của dân tộc, rừng còn là nơi các chiến sĩ bộ đội ẩn nấp, cùng nhau đánh bại kẻ thù.
Một thực tế hiện nay là hiện tượng chặt phá rừng đang ngày càng diễn ra phổ biến. Nhiều cánh rừng đầu nguồn đã bị xóa sổ. Người dân vùng núi đã đốt rừng để làm nương rẫy. Khoáng sản còn bị khai thác một cách trái phép… Đó là những hành vi đáng lên án, cần phải có các quy định xử phạt nghiêm minh đến từ pháp luật.
Như vậy, việc bảo vệ rừng đang là một bài toán cấp bách cho các người dân cũng như các cấp chính quyền. Chúng ta hãy cùng chung tay để bảo vệ rừng, bởi đó chính là cuộc sống của chúng ta.
uốt chiếu dài Tổ quốc không đâu là không có rừng. Rừng có ở khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S này cho thấy tầm quan trọng to lớn của rừng đến nhường nào. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Rừng được chia làm hai loại : rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là do thiên nhiên tạo ra còn rừng nhân tạo là rừng được hình thành nên bởi con người.Cỏ cây, hoa lá, động vật hoang dã... đều là các yếu tố hình thành nên rừng. Rừng có mối liên quan mật thiết đến đời sống con người, rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, lá máy lọc khí khổng lồ của con người. Chính vì điều đó, rừng là một yếu tố thiên nhiên hữu dụng và lợi ích.
Rừng đem lại bao lợi ích cho con người. Ô xi chúng ta hít vào hang ngày một phần là từ rừng. Cây cối trong rừng ban ngày quang hợp, lấy khí CO2 và hải ra khí O2 cho con người hô hấp. Rừng còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, cho cuộc sống hang ngày. Rừng chè, rừng cà phê,... cho con người nguyên liệu để tiêu dung trong nước cũng như xuất khẩu ra toàn thế giới. Rừng tre, rừng trúc cống hiến than mình cho con người làm cơm lam, làm đôi đũa,...
Vai trò to lớn hơn cả của rừng là ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của con người. Có biết bao nhiêu trận lũ đã giảm bớt được sức tàn phá khi vào tới khu vực dân sinh là nhờ có rừng. Những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn luôn ngày đêm đứng vững trên mảnh đất để bảo vệ cuộc sống của người dân trong phố. Có cây, có rừng nên đất mới không bị sói lở. Nếu không có sự xuất hiện của rừng thì bao nhiêu người dân đã bị chết vì đất lở. Những khu rừng ngập mặn đóng vai trò chắn sống từ ngoài biển khơi, ngăn chặn dòng nước mặn từ biển đổ vào thành phố.
Rừng không những đóng vai trò to lớn trong hiện tại mà trước kia, rừng cũng là mồ chôn quân giặc. Những anh lính bộ đội cụ Hồ cần đến rừng để làm nơi ẩn náu, phục vụ kháng chiến. Có biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ lấy rừng làm đề tài cho tác phẩm của mình. Ca khúc "Nhạc rừng" mang đậm nét thoáng đạt của rừng, bài thơ "Rừng Việt Bắc" đã nâng cao ý nghĩa của rừng trong kháng chiến,... và bao nhiêu tác phẩm thơ văn khác nữa.
Hiện nay, nhiều khu rừng ở Viêt Nam đang đi xuống một cách trầm trọng. Người dân thì cử thẳng tay chặt phá rừng mà không nghĩ đến tương lai sau này. Rừng đầu nguôn thì bị xóa sổ. Chính vì rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị xóa sổ mà gây ra biết bao nhiêu trận lũ quét. Việc khai thác rừng trái phép đã trở thành chuyện thường tình ở khắp mọi nơi, khắp mọi khu rừng trên đất nước. Hiện tượng lâm tặc hoành hành ngày càng nhiều ở các cánh rừng.
Cứ vào mùa hanh khô, chì cần đốt một cái cây trong rừng cũng có thể gây cháy toàn bộ khu rừng. Người dân đốt phá rừng không có kế hoạch, không chịu trồng lại rừng. Chặt hết rừng này thì vẫn còn rừng khác, có lẽ, người dân nào cũng nghĩ như vậy. Sâu trong rừng là một mỏ khoáng sản khổng lồ, chính vì điều đó mà long tham của con người mới nổi lên, con người mới đi khai thác khoáng sản trái phép. Chỉ vì mục đích bảo vệ rừng mà nhiều nhân viên làm ở khu quản lí lâm nghiệp đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Lâm tặc chỉ yêu mỗi tiền của, coi tính mạng con người như cỏ rác, thẳng tay mà giết người để bịt đầu mối. Không những chặt cây lấy gỗ, người dân còn săn bắt động vật hoang dã để thu nguồn lợi nhuận trái phép.
Chính vì việc phá hoại rừng của người dân mà đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cuộc sống của người dân vùng miền Trung Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung đang phải gánh chịu những cơn bão, những cơn song thần vào sâu trong đất liền là do không có rừng chắn. Hàng năm, có biết bao nhiêu trận lũ đổ về đất liền, cứ thế mà "tự nhiên xông thẳng" vào khu vực dân sinh vì không có rừng che chở.
Bao nhiêu người thiệt mạng, mất nhà cửa vì lũ lụt. Qủa thật là "gậy ông đập lưng ông", chính người dân chặt phá rừng cho nên bây giờ có lũ, lấy đâu ra rừng mà chắn nước lũ. Có những nơi thì đất trống đồi trọc, đất cứ thế mà trơ ra, chả có cây cối gì vì do bị khai thác bừa bãi. Động vật do bị săn bắn quá nhiều nên nhiều loài đang được ghi tên trong sách đỏ vì mang nguy cơ tuyệt chủng, loài ít, loài nhiều gây mất cân bằng sinh thái.Loài này tuyệt chủng thì còn loài kia, cứ thế mà chẳng mấy chốc trên Trái Đất này sẽ chẳng còn sự sống của muông thú. Nhiều khu vực hạ tầng cơ sở đã bị phá hủy.
Ở miền Trung, hiện tượng sa mạc hóa đã xuất hiện và đe dọa người dân ở nơi đây. "Hiệu ứng nhà kính", biến đổi khí hậu toàn cầu là do không có rừng điều hòa khí hậu, lọc không khí. Môi trường không khí đã bị ô nhiễm mà rừng thì không còn thì việc nhiệt độ Trái Đất tăng cao là vô cùng dễ dàng. Một số khu rừng nguyên sinh, thắng cảnh đã mất sạch. Để ngăn chặn việc lâm tặc hoành hành, nhà nước đã phải bỏ ra hang chục tỷ đồng để khắc phục sự cố này. Không có rừng, nước mưa từ trên trời cứ xối xuống đất, làm đất đai cứ thế mà sạt lở.
Các khu rừng ngập mặn bị phá hủy, đi liền với nó là lượng nước mặn từ biển tràn ngập khắp các đồng ruộng làm thu hẹp diện tích canh tác. Mất rừng cho nên một số thú dữ đã tấn công cuộc sống của con người. Động vật mất nơi ở là rừng cho nên nó đành phải di cư, đến phá hoạt cuộc sống của con người. Tự dưng tự bịa, đang ngồi trong nhà thì voi trong rừng kéo đến, đạp phá nhà cửa thì chẳng có một ai chịu đựng nổi. Và mối lo ngại lớn nhất của con người đang tiến dần đến, đó là lượng ô xi giảm. Ô xi giảm thì coi như Trái Đất này sẽ trở về thời nguyên thủy, không có sự sống.
( Cái này bạn tham khảo nhé không phải do mình nghĩ đâu )