K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2017

Một hôm trong bữa cơm, bố tôi kể một câu chuyện rất buồn cười: một ông mở hàng bán cá, hôm đầu treo tấm biển: “Ở đây có bán cá tươi”. Chẳng biết nghe người tạ xui thế nào, cứ mỗi hôm ông ta lại tháo bỏ đi một chữ, rốt cuộc đến cái biển cũng tháo xuống nốt. Thật là “Đẽo cày giữa đường”.

- Ông ta còn ở đấy không bố? Tôi hỏi.

- Còn chứ, vẫn bán cá như mọi ngày, chỉ không treo biển mà thôi.

Vì tò mò, hôm sau tôi quyết định ra phố gặp người bán cá để hỏi về chuyện tấm biển. Đến nơi, thấy ông đang ngồi buồn thiu bên sọt cá, tôi hỏi:

- Có đông khách không bác?

- Khổ quá cậu ạ. Từ hôm tháo tấm biển xuống, chẳng có mấy người mua. Thỉnh thoảng gặp được khách quen, hỏi thì họ bảo: “Thấy ông tháo biển đi, tưởng không bán nữa, chúng tôi đã mua ở hàng đằng kia rồi”. Chẳng lẽ lại treo biển lên. Nhưng kể ra mấy tay ấy nói cũng có lí.

- Họ nói sao hả bác?

- Tôi treo biển: “Ở đây có bán cá tươi”. Một tay đi qua bảo: “Nhà này trước nay chỉ bán cá ươn hay sao mà phải bảo là tươi”, nếu tất khách hàng đều nghĩ vậy thì tôi còn buôn bán làm sao, thế nên tôi mới bỏ chữ “tươi” đi chứ.

- Bác hồ đồ quá. Cá có bao nhiêu loại nhưng đều phải tươi mới ngon, viết thế là phải chứ.

- Lại có người khách vào mua hàng nhìn lấm biển nói: “Ông bày cá ở đây, chẳng bán ở đây thì bán ở đâu, không nhẽ người ta vào hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là "ở đây". Nghe cũng phải, thế là tôi bèn xóa hai chữ ấy.

Tôi buồn cười bảo:

- Hai chữ ấy có thừa đâu. Bác không thấy ông hàng rắn thì đề “Ở đây có bán rắn”, ông bán thịt chó đề “A! Đây rồi! Cầy tơ bảy món”, trẻ em thì rao “Báo đây! Báo đây!” à? Hai chữ “ đây” là để khiến cho người mua phải chú ý. Thế còn ba chữ “có bán cá”, sao bác lại tháo xuống?

- Một người khác góp ý: “Bác bày cá ra, không để bán thì để chơi hay sao mà phải đề là “có bán”. Hắn nói cũng đúng đấy chứ!

- Đành rằng thế! Nhưng đó chỉ là cái lí bề ngoài. Nhưng nếu bác bày cá mà không đề “có bán”, người ta biết đâu rằng bác là người bán cá, nhỡ bác thu mua cá thì sao? Có hai chữ ấy thì khách hàng khỏi băn khoăn vẫn hơn chứ!

- Cậu nói thế cũng có lí lắm. Nhưng tôi hỏi cậu: người khuyên tôi bỏ nốt chữ "cá" đi vì: “chưa đến đầu phố đã thấy tanh nồng mùi cá. Ai chẳng biết nhà ông bán cá mà phải đề biển”. Hắn là hàng xóm của tôi đấy. Cậu giải thích ra sao?

Tôi ngẩn người, ừ nhỉ! Biết giải thích thế nào? Bỗng tôi nhớ, có lần bố tôi bảo: “Thiên hạ nhiều người thích đùa, thấy người ta gần ngã, đã không kéo dậy lại còn đẩy thêm cái nữa cho ngã hẳn. Tuy như như vậy cũng không hẳn là ác ý. Bởi càng ngã đau thì càng nhớ lâu, lần sau càng cẩn thận hơn”. Tôi đem nguyên ý đó nói lại với bác bán cá, luôn thể khuyên bác cứ treo lại tấm biển như cũ. Bác bán cá xem chừng đã nghe ra, gật đầu đồng ý, lại hỏi tôi làm sao mà có thể nói tường tận thế? Tôi chỉ biết mỉm cười.

Bác tặng tôi một con cá thật to để cảm ơn. Nhưng tôi từ chối và đi về nhà.

Hôm sau tôi ra, thấy hàng cá của bác đã treo lại tấm biển thật to và đông khách như xưa.

24 tháng 11 2017

Sao giống trên mạng zậy bạn,bộ bạn copy hả

8 tháng 12 2020
Một hôm đi mua đồ bổng nhìn thấy một cửa hàng để chữ to tướng là "ở đây có bán cá tươi"

Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn với lời kể của mẹ, của bà, với nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diộu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.

Giấc ngủ bồng bềnh, êm ái đưa tôi bay lên cao, cao hơn cả những nóc nhà, hàng cây im lìm bên dưới, chạm tói một tầng mây mềm và ấm: "Chào mừng con đến với thế giới của những ước mơ". Một giọng trầm ấm vang lên. Tôi ngước mắt nhìn.

Ồ, kia chẳng phải là ông Tiên sao? Làm sao tôi nhầm được hình bóng thân thương mà mẹ và bà vẫn thường hay kể. Ông cao và trông gầy gầy nhưng nước da hồng hào, khoẻ mạnh, gương mặt phúc hậu. Mái tóc trắng như cước được búi cao gần sát đỉnh đầu. Chòm râu cũng trắng hệt như mái tóc, dài tới tận đầu gối, trông xa như một dòng nước bạc. Ông vận một bộ quần áo màu vàng, có những đường vân trắng kéo thành vệt như sương và đi một đôi hài mũi hếch vàng, nhạt hơn bộ quần áo. Một dáng vẻ nhàn nhã, thanh tao.

Ông bước lại gần tôi, dáng đi nhanh nhẹn.

Tôi ngước lên để nhìn ông rõ hơn. Ánh mắt ông ấm áp, trìu mến. Đôi mắt nâu hiền từ. Đôi lông mày trắng và dài rủ xuống. Ông mỉm cười, để lộ hàm răng đen nhánh. 

"Ông ơi, sao ông chỉ giúp đỡ người gặp khó khăn, bất hạnh thôi ạ? Sao con ngã đau, khóc mà ông không hiện lên?" – Tôi hỏi. Ông lại cười, nụ cười của ông sao giống nụ cười của ông ngoại tôi đã mất thế cơ chứ? Ông đưa ngón tay dài khẽ gạt sợi tóc con ra khỏi mặt tôi. Bàn tay ấm áp của ông vuốt má tôi "Tại vì ông hay bất cứ thần thánh nào khác cũng đều bước ra từ ước mơ và hi vọng của con người". 

Ánh mắt ông ngời sáng, chòm râu bạc khẽ rung rinh. – "Người bất hạnh gặp phải nhiều đau khổ nhưng khát vọng vươn lên tìm hạnh phúc, tìm công lí luôn rực cháy. Vì vậy, ông giúp đỡ để họ có thêm nghị lực. Việc giúp đỡ của ông chỉ như sự khích lệ, cổ vũ họ mà thôi".

À thì ra là như vậy!  

Ánh mặt tròi rọi qua cửa sổ, chiếu vào mặt làm tôi bừng tỉnh khỏi giấc mộng. Nhưng hình ảnh ông Tiên hiền từ và những lời ông nói vẫn vang vọng trong tôi. Ông ơi, con hiểu rồi ạ. Cổ tích không thể biến những giấc mơ thành sự thật nhưng nó sẽ tạo ra niềm tin, niềm hi vọng để ta cố gắng vươn lên.

25 tháng 11 2018

Bài làm 1

Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.

Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.

ong-tien

Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy

Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.

12 tháng 12 2016

Đề 1:

MB: Giới thiệu về giấc mơ đó (nguyên nhân, thời gian, địa điểm). Đặc biệt là nói sơ qua về nhân vật cổ tích mà em đc học.

** Nhân vật cổ tích đó có thể là một nhân vật là 1 hình mẫu lí tưởng, đại diện cho sự công bằng và tốt đẹp trong xã hội. Đó còn là một nhân vật thể hiện đc những điều mà em đang mong muốn.

** Hoặc có thể đó là 1 con người địa diện cho tầng lớp xấu xa trong truyện.
TB:
- Tâm trạng của em trc khi có đc giấc mơ.
- Thơi gian? địa điểm? <nói cụ thể hơn>
- Nhân vật mà em được gặp:
+ Hình dáng bên ngoài: là một nhân vật như trong truyện cổ tích nên em có thể nói là nhân vật đó có hình dáng bên ngoài giống như trong truyện và chính yếu tố hình dáng tương tự như trong truyện làm em biết đó là nhân vật ở trong câu chuyện nào.
+ Giọng nói, nụ cười, ... <hiền hay ác, ...>
+ Đó là nhân vật đại diện cho mong ước hiền lành hay là một người xấu xa trong truyện.
- Em lúc đó ntn?
+ Tâm trạng của em: buồn, vui hay sợ hãi?
+ Em đã làm gì: đứng yên, ôm chầm lấy nhân vật đó, hay ...?
- Những việc sau đó diễn ra, giữa em với nhân vật đó.
+ Nếu là 1 nhân vật địa diện cho cái thiện thì 2 người có thể ngồi nói chuyện,tâm sự với nhau, em bày tỏ những ước mơ của mình và nhân vật đó thì khuyên bảo em nhiều điều.
+ Nếu là 1 nhân vật đại diện cho cái xấu xa, tàn bạo trong truyện thì em có thể đấu tranh mãnh liệt với người đó, có thể là bằng lời nói hoặc trực tiếp bằng hành động.
- Kết hợp với miêu tả khung cảnh xung quanh, có thể là mờ ảo hay có nhiều ánh sáng?
- Kết thúc giấc mơ:
+ Hình ảnh cuối cùng của nhân vật.
+ Em tỉnh dậy và tâm trạng lúc đó.

Kb: Suy nghĩ của em sau giấc mơ đó.

20 tháng 12 2016

ĐỀ 3

 

Một đêm, đang mơ màng ngủ bỗng tôi nghe thấy tiếng động từ phía nhà xe. Tiếng động mỗi lúc một lớn dần. Tò mò không hiểu chuyện gì đang xảy rạ, tôi lặng lẽ bước xuống giường. Đứng ngoài cửa, tôi ngạc nhiên khi thấy ba anh xe đạp, xe máy, ô tô đang cãi nhau, so bì hơn thua rất kịch liệt.

Khu nhà nỏ bé phía sau là nơi cư trú của mấy chiếc xe nhà tôi, xe máy cũ của bố, xe đạp đi học của tôi. Đã mấy năm nay chúng luôn sống với nhau rất hoà thuận. Niềm vui hay nỗi buồn đều chia sẻ và giúp đỡ nhau. Nhưng từ khi chiếc ô tô mới về ở chung thì giữa các xe xuất hiện mâu thuẫn. Chúng ngấm ngầm chê bai nhau, so bì thiệt hơn qua từng việc nhỏ. Tôi biết điều đó nhưng không nghĩ rằng chúng lại cãi nhau kịch liệt đến vậy. Dường như bao nhiêu khó chịu trong lòng được chúng bộc bạch hết. Đêm nay, tôi mới tận mắt chứng kiến chúng cãi nhaụ. Ba xe, xe nào cũng cho ý kiến của mình đúng, đang cố tranh luận phản bác ý kiến nhau.

Đầu tiên là chiếc ô tô: “Các anh làm sao so bì được với tôi. Tôi hiện đại nhất, đẹp nhất và có nhiều tác dụng nhất. Tôi có đầy đủ tiện nghi trong người như một căn nhà di động, nào ti vi, đài phát thanh, máy điều hoà... Gia đình ông chủ lại có bốn người, đi đâu chơi mà dùng tôi thì tiện lợi quá rồi. Các anh liệu có làm được như thế không?”. Ô tô nói với giọng đầy kiêu hãnh, tự hào. Nghe vậy, xe máy liền lên tiếng: Dù anh có hiện đại đến đâu thì cũng không thể tiện lợi bằng tôi được. Tôi tuy không sang trọng như anh nhưng tôi chạy rất nhanh, những chỗ đông người hay ùn tắc anh chịu chết nhưng tôi vẫn có thể vượt qua dễ dàng. Anh cồng kềnh đi đâu cũng chiếm nhiều diện tích. Còn tôi, khiêm tốn và giản dị nên được mọi người sử dụng nhiều hơn. Mà bây giờ họ hàng nhà tôi được sản xuất ngày càng đa dạng, chất lượng cũng tốt hơn với nhiều kiểu dáng, màu sắc, không thua kém gì anh đâu nhé. Quan trọng, tôi đã gắn bó với ông chủ nhà suốt bao năm nay. Trải qua bao vất vả của những ngày nắng gắt, mưa giông tôi đều tận tình phục vụ ông chủ. Từ ngày chưa có anh, gia đình nhà chủ đều rất quí tôi, coi tôi là số một. Đã nhiều năm rồi nên tôi mới cũ đi và xấu xí như thế này đây. Chắc ông chủ không còn yêu tôi nữa...”. Nói đến đây, xe máy bật khóc nức nở. Có lẽ nó đang xúc động lắm khi nhớ về một thời đã xa. Không biết lúc này ô tô suy nghĩ gì. Im lặng một lát, cuối cùng, chiếc xe đạp cũ của tôi mới nhỏ nhẹ lên tiếng: “Các anh ai cũng cho mình đúng,mình tiện lợi nhất, tốt nhất nhưng không ai biết rằng trong chúng ta xe đạp tôi là người có mặt sớm nhất. Từ lâu lắm rồi, tôi được con người sáng tạo ra thay thế cho nhiều phương tiện khác. Lúc đó, ai có một chiếc xe đạp để đi thì thật hạnh phuc. Tôi gọn nhẹ nhất, đi lại dễ dàng, còn giúp con người tập thể dục khi sử dụng tôi nữa. Mà các anh ai cũng cần phải có “thức ăn” mới chịu chạy, nếu không thì đành đứng xó. Còn tôi, chẳng cần xăng dầu vẫn bon bon. Tôi cũng là người gắn bó lâu nhất với gia đình chủ, từ ngày họ còn khó khăn. Tôi cùng ông chủ đi làm, cùng ông đưa đón cậu chủ mỗi ngày, cùng bà chủ đi chợ hay đi đâu xa.... Cứ thế đã bao năm rồi...” Mỗi xe, xe nào cũng đưa ra những lí lẽ rất thuyết phục. Nhưng cả ba xe không ai chịu ai vẫn khăng khăng cho rằng mình tốt nhất, được gia đình chủ yêu nhất và xứng đáng là người được sử dụng nhều nhất

Chúng mải mê cãi cọ mà không biết tôi đứng nghe từ bao giờ. Tôi bước vào khi chúng vẫn còn tranh luận. Nhìn thấy tôi, chúng ngạc nhiên, sửng sốt. Nhìn một lượt những chiếc xe trong gia đình, tôi thấy những điều chúng nói đều có lí. Nhũng chiếc xe này đã giúp gia đình tôi thật nhiều. Không chỉ vậy, chúng còn gắn bó cùng gia đình tôi với bao kỉ niệm từ thuở còn khó khăn. Tôi lại gần từng chiếc xe, vỗ về và âu yếm chúng. Chúng nằm yên ngoan ngoãn dõi theo tôi. “Các bạn xe ạ! Tôi đã nghe hết những điều các bạn nói. Ai cũng có ý kiến của mình và đều đúng cả. Các anh đều có ích với gia đình tôi. Thử hỏi, nếu thiếu các bạn thì không chỉ gia đình tôi mà bao nhiêu gia đình khác sẽ thế nào. Vì thế, các anh hãy bình tĩnh lại và lắng nghe nhau nói xem sao. Các anh sẽ hiểu nhau và thông cảm với nhau hơn đấy. Từ nay, gia đình tôi sẽ sử dụng đều tất cả các anh. Khi có dịp đi đâu xa, cả nhà tôi nhờ anh ô tô nhé. Còn anh xe máy, anh vẫn ngày ngày giúp bố đến cơ quan, anh xe đạp giúp tôi đến trường. Như thế ai cũng có việc riêng và vẫn phát huy được những chức năng của mình. Các anh hãy nhớ, không ai là người thừa cả và cũng không ai hơn thua ai vì mỗi người đều có sức mạnh riêng của mình... Những chiếc xe im lặng gật gù vẻ tán đồng. Chúng nhìn nhau thân thiện như để giảng hoà...

Cuộc cãi vã giữa những chiếc xe kết thúc từ đó. Ai cũng chăm chỉ làm công việc của mình. Chúng lại sống vui vẻ, hoà thuận bên nhau. Và cũng từ đó, để thể hiện lòng biết ơn với những người bạn nhỏ, gia đình tôi luôn chú ý giữ gìn và chăm sóc chúng tốt hơn.


 

20 tháng 12 2017

 Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi..”

Em thường được bước vào trong giấc ngủ trong lời kể dịu dàng của bà, của mẹ. Rồi chẳng biết tự bao giờ em đã yêu cô Tấm, anh Khoai…

Trăng đêm nay sáng quá, gió nhè nhẹ thổi, nằm bên cạnh bà, em thiu thiu ngủ… Nàng Tấm hiện về, xinh đẹp hiền từ. Em không tin vào mắt minh nữa. Nàng Tấm mà em mơ ước được gặp bấy lâu nay đang ngồi nhặt thóc ngoài hiên. “ Từng ấy thóc thế kia nhặt đến bao giờ mới xong!” Em thầm nghĩ. Bước lại gần, em khẽ chào chị, trong lòng vẫn cong thắc mắc.

– Em chào chị, chị Tấm ơi, chị đang nhặt thóc phải không?
Nước mắt tràn trề, chị quay lại:
– Chào em, em đến tự bao giờ thế? Chị buồn lắm vì không được đi xem hội. Từ bé đến giờ chị chưa lần nào được đi cả!
– Chị đừng khóc nữa, chị phải nhặt thóc đúng không? Em sẽ giúp chị!
Em ngồi xuống cùng nhặt thóc với chị. “Mẹ con cô Cám đáng ghét quá”. Em nghĩ thầm. Quả thực bây giờ em mới thấy sự độc ác của Cám. Em an ủi chị Tấm:
– Hai chị em mình cùng nhặt với nhau, cũng vui đấy chứ phải không chị?
Chị Tấm vẫn khóc, hình như tất cả sự uất ức đang trào dâng trong chị. Vừa lúc đó, một đám mây hồng xuất hiện, ông Bụt bước xướng trong ánh hào quang. Em vừa vui, vừa cảm thấy ngỡ ngàng. Chị Tấm cũng vậy, chị lau nước mắt ngạc nhiên. “ Con chào cụ!”, em cũng lí nhí: “Con chào cụ ạ!”. Ông Bụt mỉm cười hiền từ. Ông gọi một đàn chim sẻ xuống nhặt thóc giúp chị Tấm, chỉ trong chốc lát thóc đã được nhặt xong , chị Tấm được đi xem hội. Em cảm thấy vui lây, thầm nhủ: “ Chị Tấm ơi! Em cầu mong cho chị luôn gặp những điều tốt lành nhất.” Chị Tấm bỗng quay lại:
– Em bé ơi, chị đi đây. Tạm biệt nhé! Đến một lúc nào đó chị lại về thăm em, cảm ơn em đã đến thăm chị!

Em nghĩ miên man, đến lúc ngẩng lên không thấy ai nữa, chỉ có lũ chim non đang ríu rít. Em tạm biệt ngôi nhà, ra giếng thăm cá bống rồi lại tiếp tục đi . Không xa lắm, một khu rừng rậm rạp đã hiện ra trước mắt em . Kì lạ quá! Không biết là nơi nào!

2 tháng 1 2018

 Các bạn ai cũng tấm tắc khen ngợi những hình vẽ mà tôi vẽ ra, khen chúng rất giống thật. Còn người lớn mỗi khi đi ngang qua thì vỗ vai tôi khen “Mã Lương vẽ thật có hồn”. Nhận được những lời khen làm tôi vui lắm, tôi vẽ mọi nơi có thể, căn nhà nhỏ của tôi cũng tràn ngập những hình vẽ mà tôi dùng than củi để vẽ. Tôi vẽ nhiều đến mức bốn bức tường xung quanh chật kín những hình mà không thể vẽ tiếp được nữa. Đêm hôm ấy, khi đã chìm vào giấc ngủ, tôi mơ thấy mình đang ngồi trên phiến đá và vẽ vời những thứ mình thích thì bỗng ở đâu hiện lên một ông lão đầu tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền từ.    Tôi là Mã Lương, khi tôi vừa lên mười thì bố mẹ tôi mất, để lại tôi một mình trong cuộc đời đầy cô quạnh này. Tôi ngày ngày đi kiếm củi để bán lấy tiền, lên núi gánh nước, tuy tuổi còn nhỏ nhưng những công việc nặng nhọc của người lớn tôi đều đã từng làm qua. Tuy khổ cực nhưng tôi luôn nhận được sự giúp đỡ từ bà con hàng xóm, điều đó làm tôi vô cùng hạnh phúc. Tôi tuy nghèo nhưng lại có một mong ước vô cùng da diết, đó là được đi học, được cầm bút vẽ lên những vật mà tôi nhìn thấy hàng ngày. Nhưng ngay cả miếng ăn còn thiếu thốn thì việc đi học là vô cùng xa xỉ. Nhưng trong một lần nằm mộng, tôi đã gặp một ông lão đầu tóc bạc phơ, ông cho tôi một cây bút. Tôi vui mừng tỉnh dậy thì phát hiện trong tay đang cầm cây bút ở trong mộng. Từ khi có cây bút thần, cuộc sống của tôi đã hoàn toàn thay đổi, tôi có thể rat ay giúp đỡ những người nghèo khó, đồng thời có thể thẳng tay mà trừng trị kẻ ác.

Ngày nào tôi cũng lên núi kiếm củi, bán cho những gia đình địa chủ để lấy phí sinh hoạt cho cuộc sống hàng ngày. Đồng thời tôi ra bờ suối để lấy nước, đây cũng là khoảng thời gian tôi yêu thích nhất, vì đây là khoảng thời gian tôi rảnh rỗi nhất trong ngày. Tôi có thể thỏa sức nô đùa cùng bạn bè cùng trang lứa, cũng có khi tôi rón rén đến một lớp học gần đó để xem thầy giáo dạy học. Đây cũng là lúc tôi được sống hết mình với niềm đam mê của mình, đó chính là vẽ. Vì nhà nghèo, không có tiền mua bút nên tôi dùng những cành củi khô mà vạch từng đường lên phiến đá. Tôi mô phỏng lại hình dạng của những con vật, những khung cảnh xung quanh mà tôi từng nhìn thấy.

Ông lại gần xoa đầu tôi và sau đó tặng tôi một cây bút, tôi vui lắm, nhận bút rồi rối rít cảm ơn ông lão. Nhưng chỉ trong chốc lát, ông lão đã biến đâu mất không chút dấu vết. Đến đó, tôi chợt bừng tỉnh nhưng kì lạ thay tay tôi đang cầm một cây bút, cây bút này giống hệt với trong giấc mơ. Lúc này tôi mới biết người mình gặp trong mơ là Tiên ông. Lập tức tôi mang cây bút ra vẽ thử, nhưng kì lạ hơn nữa, tôi vẽ ra con cá thì con cá bỗng quẫy đuôi mà quẫy xuống nước, tôi vẽ chim thì chim vỗ cánh bay lên trời. Tôi vui mừng lắm vì như vậy tôi không chỉ thỏa sức vẽ mà còn có thể giúp đỡ cho bà con cô bác nghèo trong xóm.

Từ ngày hôm ấy, tôi thường xuyên giúp đỡ các cô bác trong những khu vực lân cận, ai thiếu cày tôi vẽ cày, ai thiếu trâu tôi vẽ trâu, thiếu gì vẽ đấy. Được giúp đỡ mọi người làm tôi rất vui. Nhưngvẽ  tin đồn lan xa, một ngày xuất hiện trước mặt tôi là một đám người, chúng bắt tôi về và bắt tôi vẽ cho một người đàn ông trung niên, khuôn mặt gian ác, thì ra đó chính là tên địa chủ khét tiếng tham lam ở làng bên. Tôi không hề vẽ ra bất cứ hình vẽ nào mà hắn ta yêu cầu, vì tôi biết rõ lòng tham và sự độc ác của chúng. Mục đích không thành, hắn ta bắt tôi vào ngục, nhưng hắn ta không thể làm khó được tôi, trời lạnh tôi vẽ ra lửa, đói bụng tôi vẽ ra gà rừng, ung dung ngồi nướng thịt để ăn.

Hắn ta nảy ý định giết chết tôi để cướp bút thần, nhưng tôi không để hắn đạt được âm mưu của mình. Khi người của tên địa chủ nọ kéo đến thì tôi đã thoát khỏi nhà giam với một cây thang, sau đó tôi vẽ ra ngựa để chạy trốn. Nhưng thật không ngờ, lại có đám người khác chặn trước ngựa của tôi, thì ra lần này là người của nhà vua. Đây là ông vua chỉ biết ăn chơi xa đọa mà không chăm lo cho đời sống của người dân, vì vậy mà ông ta yêu cầu tôi vẽ rồng thì tôi vẽ ra rắn rết, côn trùng. Ông ta yêu cầu tôi vẽ một con thuyền tôi vẽ một con thuyền giữa biển khơi.

Ông ta cùng hoàng hậu, công chúa và tham quan bước lên, tôi vẽ những gợn sóng nhỏ, gió nhẹ nhưng thích thú với điều kì lạ, vị hôn quân kia liên tục yêu cầu tôi cho gió thổi mạnh lên để gió thổi căng buồn, tôi vẽ thành cơn bão tố, lật đổ nhấn chìm cả đám người xấu xa. Đây là kết cục tất yếu dành cho những kẻ tham lam, độc ác. Sau khi chôn vùi lũ người ham vật chất mà bất chấp luân lí, tôi đã biến mất cùng cây bút thần, không có ai trong nhân gian có thể nhìn thấy tôi nữa.

:)))^^^

15 tháng 2 2020

"Bài học đường đời đầu tiên" em đang học bài thì cơn buồn ngủ ập đến, ko cưỡng lại được em ngủ đi lúc nào không hay. Trong giấc mơ em đang đứng ở giữa bãi cỏ xanh um, bầu trời trong xanh, thời tiết mát mẻ. Em đang ngạc nhiên trước cảnh vật thì bỗng nghe tiếng khóc thất thanh. Em tự hỏi: "là ai thế nhỉ?".Hình như là ở phía sau đám cỏ, em rẽ lối đi vào thì thấy có 1 chú dế đang quỳ gối trước 1 nấm mộ nho nhỏ. Em lại hỏi han thì nghe chú lời:

-tôi là dế mèn. Em là ai? sao em vào được đây?

Chào anh, em là .......Em ko biết làm thế nào em vào được đây, chỉ biết là em đang học thì buồn ngủ nên ngủ thiếp đi,thì vào được đây.

-Thế à! Mời em vào nhà anh chơi, Chúng ta nói chuyện.

miêu tả ngoại hình dế mèn.

Rồi em và dế mèn vào nhà, em bây giờ mới biết chú dế này là dế mèn trong câu chuyện B H Đ Đ Đ T.Dế mèn mời em ngồi và bắt đầu kể lại cuộc đời của mik.Em nghe xong cũng khuyên dế mèn ko nên buồn rầu quá và bắt đầu đi phiêu lưu đây đó để mở rộng hiểu biết.

Bỗng nghe tiếng gọi, em tỉnh giấc, thì ra là mơ. Em sẽ nhớ mãi cuộc gặp gỡ ấy và kể cho các bạn trong lớp nghe

25 tháng 5 2018

Sau khi học xong văn bản Tôi đi học của nhà văn Nguyên Tịnh trong sách giáo khoa ngữ văn lớp tám, tập một thì hẳn trong chúng ta, ai cũng sẽ nhớ lại những kỉ niệm đẹp đẽ khi bắt đầu bước chân vào lớp Một, đó là một cảm giác vừa bồi hồi, mong chờ nhưng lại có chút lo lắng, sợ hãi. Chính hình ảnh của nhân vật “tôi” trong văn bản khiến cho chúng ta nhớ về chính mình, theo bước chân “tôi” vào trường học, chúng ta cũng nhớ lại những bước chân rụt rè của mình khi theo sau lưng mẹ, đến một môi trường mới, hoàn toàn xa lạ. Sau khi học xong văn bản này, đã có rất nhiều bạn nói rằng, dù đã trải qua rất nhiều ngày khai trường rồi, nhưng ngày khai trường vào lớp Một lại là ngày khai trường ấn tượng nhất trong tâm hồn cũng như trong kí ức của những người học sinh.

Sự phát triển của một con người là một quá trình dài, từ lúc thai nghén trong bụng mẹ, đến thuở ấu thơ hồn nhiên, ngây thơ. Và khi đã trải qua thời hồn nhiên ấy chúng ta ai cũng phải trải qua những trải nghiệm đầu đời hoàn toàn mới. Đó là khi chúng ta đặt chân tới trường học, với những đứa trẻ mà nói thì đó chính là một môi trường hoàn toàn mới lạ, chúng chưa hề biết đến, mà có biết thì cũng qua những lời kể của người lớn, của những anh chị đi trước, đây là một môi trường học tập, giáo dục mà ai cũng sẽ đến, cũng trải qua. Đây là thời điểm khá quan trọng đối với mỗi bạn nhỏ, bởi đây là bước ngoặt đầu tiên trên hành trình của cuộc đời, khi đó ngoài vòng tay bảo vệ, yêu thương của cha mẹ, gia đình thì các em sẽ bước vào một “gia đình” mới lớn hơn, ở đây các em vừa được yêu thương, chăm sóc, vừa lĩnh hội, tiếp thu được những tri thức vô cùng hữu ích. Cũng có lẽ đó mà rất nhiều người dù trải qua rất nhiều ngày khai trường rồi nhưng đối với những người học sinh nói riêng, những người từng trải qua quãng thời học sinh nói chung đều có ấn tượng sâu sắc nhất về ngày tựu trường đầu tiên của mình, đó là khi bước chân vào cánh cửa của lớp Một. Và mỗi khi nhớ lại thì những cảm xúc bồi hồi lo lắng vẫn y chang như ngày đầu tiên đi học. Và tôi cũng vậy, dù trải qua nhiều ngày khai trường nhưng những ấn tượng sâu sắc của ngày khai trường đầu tiên vẫn đọng lại trong tôi những cảm xúc da diết nhất Ngày khai trường đầu tiên của tôi cách đây nhiều năm nhưng mỗi khi nhìn những em học sinh lần đầu đến lớp, mà đặc biệt là sau khi học xong văn bản Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh thì tôi như sống dậy với những năm tháng đầy hồn nhiên, ngây thơ ấy. Đó là khi tôi sáu tuổi, và như bao bạn bè cùng trang lứa khác, tôi sẽ bước vào lớp Một. Lúc bấy giờ, trong suy nghĩ đầy non nớt của mình thì trường học là nơi vô cùng thú vị, bởi ở đó tôi có những người bạn mới, sẽ có nhiều niềm vui, nhiều bất ngờ. Bởi chị và mẹ của tôi thường nói về trường học như vậy nên tôi vô cùng hào hứng cho ngày khai trường đầu tiên này.

Lúc bấy giờ tôi vẫn chưa hiểu ngày khai trường là gì, lúc đó tôi có tò mò và hỏi mẹ thì được mẹ đáp lại rằng: “ Con muốn đi học, muốn được đến trường thì phải trải qua lễ khai trường, sau lễ khai trường con sẽ chính thức là cô học sinh nhỏ rồi”. Để chuẩn bị cho ngày khai trường, mẹ đã mua cho tôi một bộ váy áo rất xinh đẹp, đó là một chiếc áo trắng cột tay, một chiếc khăn quàng đỏ và một chiếc váy. Hôm khai trường tôi đã dậy từ rất sớm, vì tôi rất hồi hộp và mong chờ. Sau khi ăn xong bữa sáng, mẹ tôi đã vô cùng tỉ mỉ tết lại hai bím tóc, mặc quần áo và đặc biệt mẹ thắt cho tôi chiếc khăn quàng vào cổ rất đẹp.

Tôi vui mừng và phấn khởi lắm, lúc bấy giờ tôi chỉ mong mẹ đưa mình thật nhanh đến trường, tuy nhiên lúc đến trường thì em lại có những cảm xúc hoàn toàn khác hẳn. Vẫn là những mong chờ, hồi hộp, nhưng cùng với đó tôi lại thoáng những cảm giác lo lắng, sợ hãi. VÌ trước mặt em xuất hiện rất nhiều người, nhiều bạn nhỏ giống tôi, theo bố mẹ đến trường, nhưng cũng rất nhiều anh chị lớn hơn, khung cảnh vô cùng nhộn nhịp, huyên náo. Tôi sợ hãi nép sát vào lòng mẹ, bàn tay nắm chặt tay mẹ không dám buông vì em sợ chỉ buông ra một chút thôi thì sẽ lạc mất mẹ.

Bước vào cổng trường, không gian trường học hiện ra trước mặt tôi vô cùng lạ lẫm, mà trước đó tôi chưa từng được nhìn thấy, đó là những dãy nhà lớn, trên dãy nhà có treo ảnh Bác Hồ thật lớn, trong hình, Bác thắt lại khăn quàng cho một bạn học sinh. Dưới sân trường thì có rất nhiều người ai nấy đều ăn mặt chỉnh tề khiến em rất căng thẳng. Đến trường chưa được bao lâu thì một giọng nói phát ra từ chiếc loa gần đó, yêu cầu các bậc phụ huynh dẫn các em nhỏ vào tập trung trước sân trường. Mẹ tôi đã dẫn đến vị trí dành cho học sinh lớp một dịu dàng xoa đầu tôi và nói tôi đi vào. Lúc ấy tôi đã sợ hãi đến gần bật khóc, vì tự nhiên phải xa mẹ, ở kia toàn là những người hoàn toàn xa lạ tôi không hề quen biết. Nhưng trước sự an ủi của mẹ tôi đã ngoan ngoãn đứng vào hàng.
Sau khi tập trung thì nhà trường bắt đầu làm lễ khai giảng, sau nhiều tiết mục văn nghệ thì thầy cô đã phân lớp và dẫn học sinh lớp một chúng tôi vào nhận lớp. Mọi việc không quá khó như tôi nghĩ vì cô giáo rất thân thiện, lúc nào cũng mỉm cười với chúng tôi và tôi cũng biết mẹ vẫn ở kia đợi mình nên vô cùng yên tâm đi nhận lớp, làm quen với bạn bè mới. Đó là lần khai giảng đầu tiên và cũng là lần khai giảng đọng lại nhiều kí ức nhất của tôi.

14 tháng 11 2016

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc – Nam.

 

Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

– Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc – Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước… Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

 

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.

Bạn tham khảo nha! Chúc bn hc tốt

14 tháng 11 2016

 

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc – Nam.

 

Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

– Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc – Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước… Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

 

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.