K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2019

1. Cấu tạo ngoài

- Cơ thể hình sống, dài khoảng 25cm

+ Con đực: nhỏ, ngắn, đuôi cong

+ Con cái: to, dài

- Lớp vỏ cutin ngoài cơ thể giúp giun đũa chống dịch tiêu hóa của vật chủ

2. Cấu tạo trong và di chuyển

* Cấu tạo trong

- Thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển

- Có khoang cơ thể chưa chính thức:

+ Ống tiêu hóa: miệng, ruột và hậu môn

+ Tuyến sinh dục: dài cuộc khúc

* Di chuyển

- Do cơ thể chỉ có lớp cơ dọc phát triển nên di chuyển hạn chế

- Cơ thể cong và duỗi ra giúp giun đũa chui rúc trong môi trường kí sinh

- Giun đũa thường kí sinh ở ruột non người, nhất là ở trẻ em, gây đau bụng, đôi khi gây tắc ruột và tắc ống mật

3. Dinh dưỡng

- Thức ăn di chuyển một chiều từ miệng theo ống ruột thẳng tới hậu môn

- Hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng vào nhanh và nhiều

4. Sinh sản

* Cơ quan sinh sản

- Giun đũa phân tính, cơ quan sinh dục dạng ống

+ Con đực: 1 ống

+ Con cái: 2 ống

- Thụ tinh trong, con cái đẻ nhiều trứng, lẫn vào phân người

Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người.

- Giun đũa kí sinh ở ruột non lấy chất dinh dưỡng của cơ thể, đôi khi có thể làm tắc ruột.

- Giun đũa kí sinh nếu chui vào ống mật sẽ làm tắc ống mật.

- Giun đũa tiết độc tố, làm cơ thể bị ngộ độc.

- Người mắc giun đũa có khả năng lây bệnh cao cho cộng đồng.

Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người là:

- Ăn chín, uống sôi,

- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,

- Giữ vệ sinh cá nhân và nơi sống,

- Thức ăn bảo quản trong lồng bàn, tủ kín; không sử dụng thực phẩm ôi thiu.

- Diệt trừ ruồi nhặng,

- Xây dựng khu vực vệ sinh an toàn, khoa học.

- Sử dụng phân xanh một cách khoa học vì lợi ích và sức khỏe của gia đình và cộng đồng.

Chúc bạn học tốt!
25 tháng 10 2016

1.có thể đẻ nhiều(con cái)

có tuyến sih dục phát triển

cơ dọc phát triển

có lớp vỏ cuticun

hai đầu thuôn, nhọn giống chiếc đũa

biện pháp ko cắn mog tay

rửa tay trước khi ăn và sau khi đi wc

.......

2.có trog sgk cả bạn cứ đọc sẽ thấy

3.vì giun đất có thêm hệ tuần hoàn kín(máu)

hệ thần kinh chuỗi hạchbanh

chúc bạn học tốt

30 tháng 10 2016

camon banhehe
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC KT HỌC KÌ I1. Cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng sốt rét. So sánh giữa các đặc điểm này với nhau.2. Cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng kiết lị và trùng sốt rét. So sánh giữa các đặc điểm này với nhau.3. Đặc điểm cấu tạo của giun đũa và sán lá gan. Tác hại của giun đũa đến sức khỏe của con...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC KT HỌC KÌ I

1. Cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng sốt rét. So sánh giữa các đặc điểm này với nhau.

2. Cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng kiết lị và trùng sốt rét. So sánh giữa các đặc điểm này với nhau.

3. Đặc điểm cấu tạo của giun đũa và sán lá gan. Tác hại của giun đũa đến sức khỏe của con người và biện pháp phòng tránh.Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với lối sống trong đất.

4. Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với lối sống trong đất.

5. Đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng, di chuyển của tôm sông.

6. Đặc điểm chung và vai trò của nghành Thân mềm.

7. Đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm. Các thành phần phụ của tôm và chức năng của các phần phụ đó.

8. Nêu đặc điểm cấu tạo chứng tỏ chân khớp đa dạng.

9. Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm. Nêu đặc điểm sinh sản của tôm, tập tính và môi trường sống.

10. Trong số các đặc điểm chung của Sâu bọ, đặc điểm nào phân biệt chúng với các Chân khớp khác?

Cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng kiết lị và trùng sốt rét. So sánh giữa các đặc điểm này với nhau.

12
12 tháng 12 2016

1.

Trùng kiết lị:
-Thích nghi với lối sống kí sinh ở thành ruột
-Phá hoại hồng cầu gây bệnh nguy hiểm, bệnh nhau đau bụng, đi ngoài phân có lẫn máu và chất nhày. Đó là triệu chứng của bệnh kiết lị.
-Trùng kiết lị có chân giả rất ngắn
 
 
Trùng sốt rét:
1/Cấu tạo và dinh dưỡng:
-Trùng sốt rét có kích thước nhỏ, không có bộ phận di chuyển, không có các không bào, hoạt động dinh dưỡng thực hiện qua màng tế bào
-Thích nghi với kí sinh máu trong người, thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen
2/Vòng đời:
 
-Trùng sốt rét do muỗi Anôphen truyền vào máu người. Chúng chui vào hồng cầu để kí sinh và sinh sản cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới, phá vỡ hồng cầu chui ra và lại chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu kì hủy hoại hồng cầu
12 tháng 12 2016

3.bai-1-2-3-trang-49-sgk-sinh-hoc-7_1_1414639079.jpg

tác hại : Chúng lấy chất dinh dường cua người, gây tắc ruột, tắc ống mật và tiết Độc tố gây hại cho người. Nếu có người mắc bệnh thì có thể coi đó là “ổ truyền bệnh cho cộng đồng”. Vì từ người đó sẽ có rất nhiều trứng giun thải ra ngoài môi trường và có nhiều cơ hội (qua ăn rau sống, không rứa tay trước khi ăn,...) đi vào người khác.

các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người : ăn ở sạch sẽ, không ăn rau sống chưa qua sát trũng, không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn. Thức ăn phải đế trong lồng bàn, vệ sinh sạch sò (tay, chân và đồ dùng trong nhà không để bụi bám vào), trừ diệt ruồi nhặng, xây hô xí phải bảo đảm vệ sinh một cách khoa học (hò xí tự hoại hoặc 2 ngăn,..). Phòng chông giun đũa kí sinh ở ruột người là vấn đề chung của xã hội, cộng đồng mà mỗi người phái quan tâm thực hiện.

 

13 tháng 4 2021

1.

Trùng kiết lị

- Nơi sống và cấu tạo:

+ Sống kí sinh ở thành ruột người.

+ Cơ thể có chân giả ngắn hơn so với trùng giày.

+ Không có không bào.

- Dinh dưỡng:  Nuốt hồng cầu hoặc thẩm thấu qua màng tế bào.

Trùng sốt rét

- Nơi sống và cấu tạo:

+ Sống kí sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anophen. 

+ Kích thước nhỏ.

+ Cơ thể không có cơ quan di chuyển.

+ Không có các không bào.

- Dinh dưỡng:

+ Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu.

+ Thực hiện quan màng tế bào.

- Biện pháp phòng tránh:

+ Mắc màn khi đi ngủ.

+ Diệt bọ gậy, làm sạch các nguồn nước xung quang nơi ở.

13 tháng 4 2021

Cấu tạo:  

Cơ thể tôm sông chia làm 2 phần:

- Phần đầu – ngực:

+ Giác quan: 2 mắt kép, 2 đôi râu à giúp tôm định hướng.

+ Miệng: có các chân hàm giữ và xử lí mồi.

+ Chân ngực: bò và bắt mồi.

- Phần bụng:

+ Các chân bụng: bơi, giữ thằng bằng và ôm trứng.

+ Tấm lái: lái và giúp tôm nhảy.

Tôm di chuyển bằng cách bò hoặc bơi giật lùi.

- Di chuyển bằng cách bò: các chân ngực bò trên đáy bùn cát, các chân bơi hoạt động để giữ thăng bằng và bơi.

- Di chuyển bằng bơi giật lùi: tôm xòe tấm lái, gập mạnh về phía bụng làm cho cơ thể bật về phía sau.

Dinh dưỡng:

- Thời gian kiếm ăn vào lúc chập tối.

- Thức ăn là thực vật và động vật.

- Tiêu hóa như sau:

+ Nhờ các tế bào khứu giác trên 2 đôi râu rất phát triển, tôm nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa.

+ Đôi càng bắt mồi, các chân hàm nghiền nát thức ăn.

+ Thức ăn qua miệng và hầu, được tiêu hóa ở dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào và được hấp thụ ở ruột.

Sinh sản:

- Tôm phân tính đực cái rõ rệt. 

- Khi đẻ, tôm cái dùng các đôi chân bụng ôm trứng, trứng tôm nở thành ấu trùng, qua nhiều lần lột xác mới cho tôm trưởng thành.

* Phát huy việc nuôi dưỡng tôm để xuất khẩu nhằm mục đích tăng kinh tế

 

31 tháng 10 2016

Câu 1 "

- Có kích thước hiển vi

- Cơ thể chỉ là một tế bào đám nhận mọi chức năng sống

- Dinh dưỡng chủ yếu bằng dị dưỡng

- Sinh sản vô tính và hưu tính

31 tháng 10 2016

Câu 4 :

- Có ích :

+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên

+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển và đại dương

+ Làm đồ trang trí , trang sức

+ Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng

+ Là nguồn khai thác làm thức ăn

+ Là vật chỉ thị trong nghiên cứu địa chất

+ Là thức ăn có các động vật khác

+ Có ý nghĩa về sinh thái

- Tác hại

+ Một số loài sứa gây ngứa , độc cho người

+ Cản trở giao thông đường biển

 

1 tháng 11 2021
Sán lá ganGiun đũa
– Cơ thể hình lá, dẹp, màu đỏ.– Cơ thể thon dài, 2 đầu thon lại (tiết diện ngang hình tròn).
– Các giác bám phát triển.– Có lớp vỏ cutincun bọc ngoài cơ thể.
– Có hai nhánh ruột vừa tiêu hóa vừa dẫn thức ăn nuôi cơ thể, không có hậu môn.– Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn.
– Sinh sản: lưỡng tính (có bộ phận đực và cái riêng, có tuyến noãn hoàng), đẻ trứng 4000 trứng mỗi ngày.

– Sinh sản: phân tính, tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống. Thụ tinh trong, con cái đẻ khoảng 200000 trứng một ngày.

Giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh trong ruột non người vì:
_Có vỏ cuticun
_Dinh dưỡng khỏe
_Đẻ nhiều trứng
_Có khả năng phát tán rộng

 

1 tháng 11 2021

Tham khảo

Đặc điếm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh là: Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chu. Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột rồi sau đó phân thành nhiều nhánh nhỏ đế vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

Mặt khác, sán lá gan đẻ rất nhiều trứng và ấu trùng cũng có khả năng sinh sản làm cho số lượng cá thế ở thế hệ sau rất nhiều. Cho nên, dù tỉ lệ tử vong cao, chúng vẫn còn sống sót và phát triển để duy trì nòi giống.

25 tháng 9 2016

Cơ thể giun đũa hình ống. Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển. Bên trong là các tuyến sinh dục dài và cuộn khúc như búi chỉ trắng ở xung quanh ruột. Cơ thể chỉ có cơ dọc phát triển nên giun đũa di chuyển hạn chế, chúng chỉ cong cơ  thể lại và duỗi ra. Cấu tạo này thích hợp với động tác chui ruc trong môi trường kí sinh.

21 tháng 10 2016

4 Giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh trong ruột non người vì:
_Có vỏ cuticun
_Dinh dưỡng khỏe
_Đẻ nhiều trứng
_Có khả năng phát tán rộng

19 tháng 10 2021

Tham khảo

* Cấu tạo trong:

- Thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển.

- Có khoang cơ thể chưa chính thức:

+ Ống tiêu hóa: miệng, ruột và hậu môn.

+ Tuyến sinh dục: dài cuộc khúc.

* Di chuyển:

- Do cơ thể chỉ có lớp cơ dọc phát triển nên di chuyển hạn chế.

- Cơ thể cong và duỗi ra giúp giun đũa chui rúc trong môi trường kí sinh.

15 tháng 11 2021

Tham khảo:

Giun đũa, giun kim, giun móc câu... thuộc ngành Giun tròn, có các Đặc điểm chung như : cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. Phần lớn số loài giun tròn sống kí sinh. Một số nhỏ sống tự do.

Giun đũa có đặc điểm thích nghi với đời sống kí sinh ở ruột non người:

+ Cơ thể dài thuôn nhọn 2 đầu, có vỏ cuticun bao bọc cơ thể bảo vệ cơ thể tránh tác dụng của dịch tiêu hóa ở ruột người,

+ Hầu phát triển →→  dinh dưỡng khỏe.

+ đẻ nhiều trứng (200.000 trứng/ngày), có khả năng phát tán rộng.

Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.