K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2016

Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp do cách mạng tư sản nổ ra sớm, tạo những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất : tư bản, nhân công và sự phát triển kĩ thuật. Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thế kỉ XIX. Những phát minh kĩ thuật đầu tiên xuất hiện trong công nghiệp dệt vải bông - ngành công nghiệp phát đạt thời bấy giờ.
Năm 1764, người thợ dệt Giêm Ha-gri-vơ đã sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt cho máy - “máy Gien-ni". Khác với xa quay tay, người thợ chỉ dùng được một cọc suốt, máy Gien-ni đã sử dụng từ 16-18 cọc suốt và chỉ do một công nhân điều khiển. 



Hình 60 - Xa quay tay

Hình 61 - Máy Gien-ni

Năm 1769, Ác-crai-tơ chế ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước. Hai năm sau, ông cho xây dựng xưởng dệt đầu tiên của nước Anh trên bờ sông nước chảy xiết ở Man-chét-xtơ.
Máy Gien-ni kéo được sợi nhỏ nhưng không bền ; máy của Ác-crai-tơ sản xuất được sợi chắc hơn, song lại thô. Tận dụng ưu điểm của hai máy này, năm 1779, Crôm-tơn đã cải tiến máy với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, vải dệt ra vừa đẹp lại vừa bền.
Nhờ những phát minh trên, năng suất lao động trong ngành kéo sợi tăng lên rất nhiều. Năm 1785, kĩ sư Ét-mơn Các-rai đã chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất tăng gần 40 lần so với dệt tay. Cùng với những cải tiến về máy móc, kĩ thuật nhuộm màu và in hoa cũng có bước tiến lớn, thúc đẩy ngành dệt phát triển.

Hình 62-Máy hơi nước của Gien Oát


Do máy móc chạy bằng sức nước nên các nhà máy phải xây dựng gần bờ sông, xa trung tâm dân cư và về mùa đông, nước bị đóng băng, nhà máy phải ngừng hoạt động.
Năm 1784, máy hơi nước do Giêm Oát phát minh được đưa vào sử dụng. Nhờ đó, các nhà máy có thể xây dựng ở những nơi thuận tiện. Đến đầu thế kỉ XIX, ở Anh, việc sử dụng máy hơi nước đã trở thành phổ biến, do vậy tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người. Lao động bằng tay dần được thay thế bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hoá ở nước Anh.
Nhu cầu dùng máy tăng lên đã thúc đẩy ngành chế tạo máy ra đời và phát triển, đồng thời đòi hỏi số lượng và chất lượng kim loại nhiều và cao hơn. Phát minh về phương pháp nấu than cốc năm 1735 là một đóng góp quan trọng cho việc luyện gang thép. Lò luyện gang đầu tiên được xây dựng năm 1784 làm tăng gấp nhiều lần khả năng sản xuất đồ kim loại, dẫn đến việc các cầu gỗ ở Anh dần được thay thế bằng các cầu sắt.
Ngành giao thông vận tải cũng có những bước tiến lớn. Trước đó, phương tiện vận chuyển chủ yếu dựa vào sức kéo của súc vật (xe ngựa, xe bò...) hoặc là thuyền bè nhờ sức gió và sức đẩy của nước. Đầu thế kỉ XIX, tàu thủy và xe lửa đã xuất hiện với đầu máy chạy bằng hơi nước.
Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên. Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xtơ với cảng Li-vơ-pun, và đến giữa thế kỉ XIX đã có 10000 km đường sắt.
Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới". Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân và là thủ đô đầu tiên của châu Âu tiến lên con đường công nghiệp hoá.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cach-mang-cong-nghiep-o-anh-c85a12389.html#ixzz4KcJGmf9P

18 tháng 9 2016

Ở Pháp, cho đến đầu thế kỉ XIX, khi cuộc chiến tranh với các nước châu Âu kết thúc (năm 1815), đất nước mới dần ổn định và có điều kiện phát triển về kinh tế.
Cũng như nước Anh, cách mạng công nghiệp ở Pháp được bắt đầu từ các ngành công nghiệp nhẹ vào những năm 30 của thế kỉ XIX và phát triển mạnh vào thời gian 1850 — 1870.
Trong khoảng 20 năm đó, số máy hơi nước của Pháp tăng hơn 5 lần, từ 5000 chiếc lên 27000 chiếc ; chiều dài đường sắt tăng 5,5 lần, từ 3000 km lên 16500 km ; tàu chạy bằng máy hơi nước tăng hơn 3,5 lần với trọng tải tăng hơn 10 lần.

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cach-mang-cong-nghiep-o-phap-duc-c85a12390.html#ixzz4KcJYPuQ8

Câu 46: Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở nước:A. Hà Lan                   B. Đức.                      C. Pháp.                     D. AnhCâu 47: Vì sao Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là cuộc cách mạng tư sản?A. Vì cuộc chiến đã mang lại quyền lực cho người da trắng ở nước Mĩ.B. Vì cuộc chiến đã đoàn kết...
Đọc tiếp

Câu 46: Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở nước:

A. Hà Lan                   B. Đức.                      C. Pháp.                     D. Anh

Câu 47: Vì sao Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là cuộc cách mạng tư sản?

A. Vì cuộc chiến đã mang lại quyền lực cho người da trắng ở nước Mĩ.

B. Vì cuộc chiến đã đoàn kết tất cả nhân dân thuộc địa đấu tranh chống thực dân Anh.

C. Vì cuộc chiến dẫn đến sự ra đời của một quốc gia mới ở Bắc Mĩ.

D. Vì cuộc chiến tranh đã tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản Mĩ phát triển.

Câu 48: Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đã để lại hậu quả gì trong xã hội?

A. Bần cùng hóa, mâu thuẫn giữa các tầng lớp.        B. Cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ.

C. Nền thủ công nghiệp bị suy sụp.                D. Nền văn minh lâu đời bị phá hoại.

Câu 49: Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?

A. Quân chủ lập hiến.

B. Cộng hòa tư sản.

C. Quân chủ chuyên chế.

D. Quân chủ lập hiến kết hợp cùng quân chủ chuyên chế.

Câu 50:  Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 – 1859) của Ấn Độ mang tính dân tộc?

A. Cuộc khởi nghĩa đã giành được chính quyền ở ba thành phố lớn.

B. Lôi kéo được đông đảo quần chúng tham gia, kể cả binh lính để đấu tranh giành độc lập.

C. Cuộc khởi nghĩa bước đầu lật đổ được phong kiến.

D. Cuộc khởi nghĩa buộc kẻ thù phải nhượng bộ, trao trả độc lập cho Ấn Độ.

1
7 tháng 11 2021

46.A

47.D

48.A

49.A

50.B

 

6 tháng 10 2016

1.CHẾ ĐỘ QUÂN CHỦ CHUYÊN CHẾ: 
Chế độ chính trị của nhà nước phong kiến thời kì trung đại ở Tây Âu nhằm tập trung quyền lực tối cao và không hạn chế vào tay nhà vua, không bị luật pháp ràng buộc. Công cụ chính là bộ máy quan liêu, toà án, nhà tù, quân đội và cảnh sát. Thường xuyên đàn áp mọi lực lượng đối lập, ngăn chặn mọi quyền tự do dân chủ. Ở Châu Âu, CĐQCCC có từ thế kỉ 15 đến 18. Cách mạng tư sản đã thủ tiêu CĐQCCC thay bằng chế độ quân chủ lập hiến tư sản, thiết lập nhà nước tư sản trên nguyên tắc tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong các quốc gia phong kiến phương Đông, CĐQCCC cũng đã tồn tại ở những mức độ khác nhau, hình thành sớm và tan rã muộn hơn so với Tây Âu.

2.Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng thống trị nước Pháp trong nhiều thế kỉ, hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản : lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. những cản trở đối với công thương nghiệp bị xoá bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành. Giai cấp tư sản lãnh đạo cách mạng, song quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển, đưa cách mạng đến thành công.
Do ảnh hưởng của cách mạng và do hậu quả khách quan của những cuộc chiến tranh thôn tính các nước châu Âu, chế độ phong kiến đã bị lung lay ở khắp châu Âu. Cách mạng tư sản Pháp đã mở ra thời đại mới - thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ.

3.Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tên gọi "Cách mạng công nghiệp" thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi làCách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

Anh la nuoc tien hanh cach mang tu san som, giai cap tu san len cam quyen nen co dieu kien tien hanh cach mang cong nghiep 
Anh co day du von, nhan cong va ki thuat hon han cac nuoc khac

23 tháng 10 2016

1. Quân chủ chuyên chế là chính thể mà quân chủ nắm quyền , hiến pháp không tồn tại ở chế độ này. Chế độ quân chủ chuyên chế thường xuất hiện ở các quốc gia chủ nô hoặc quốc gia phong kiến.

2. _ Đây là cuộc đại cách mạng vì :

+ Đã lật đổ được chế độ phong kiến.

+ Đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền.

+ Mở đường cho Chủ nghĩa tư bản phát triển.

+ Có ảnh hưởng lớn tới phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

+ Quàn chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu, đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao là nền chuyên chính dân chủ Gia - cô - banh.

3. _ Cách mạng công nghiệp là cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, là sự thay đổi về điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóakỹ thuật.

_ Cách mạng công nghiệp diễn ra sớm vì điều kiện thuận lợi, Anh có đầy đủ vốn, nhân công và nhu cầu muốn cải tiến kĩ thuật.

18 tháng 12 2016

câu 1

- Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Cách mạng nổ ra với nhiều hình thức khác nhau song về bản chất là giống nhau đều gạt bỏ những trở ngại trên con đường phát triển TBCN.

Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?

Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ PK, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của CNTB. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao của nền chuyên chính dân chủ Gia-cơ-banh.

Đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để, điển hình nhất trong các cuộc cách mạng tư sản; nó để lại dấu ấn lịch sử sâu sắc trong lịch sử toàn thế giới; nó như "cái chổi khổng lồ" quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu; nó thức tỉnh những lực lượng dân chủ và tiến bộ đứng lên chống chế độ chuyên chế, chống chế độ thực dân

Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ PK, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.

Câu 2. Khái niệm “cách mạng công nghiệp”: Bước phát triển của nền sản xuất TBCN, là sự thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất- từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng cơ khí, máy móc diễn ra đầu tiên ở Anh rồi lan ra các nước khác. Nó thúc đẩy việc phát minh ra máy móc, đẩy mạnh sản xuất và hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.

 

Hệ quả của cách mạng công nghiệp:

+ Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản, như nâng cao năng suất lao động, hình thành các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn,...Từ một nước nông nghiệp trỏ thành một nước công nghiệp.

+ Về xã hội, hình thành hai giai cấp cơ bản của chế độ TBCN là tư sản và vô sản mâu thuẫn với nhau, dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản.

Câu 3

Công xã Pari là nhà nước kiểu mới :

-Cơ cấu tổ chức của bộ máy chính quyền hoàn toàn khác với thới kì trước .

-Cơ quan cao nhất là Hội đồng công xã tập trung trong tay quyền hành pháp và lập pháp .

-Công xã thành lập các ủy ban và đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước công xã, trước nhân dân có thể bị bải miễn bất kì lúc nào nếu đi ngược quyền lợi của nhân dân.

- Quốc hội và cảnh sát cũ được thay bằng lực lượng an ninh nhân dân .

- Nhà thờ tách khỏi nhà nước ,bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng .

Nhà nước của dân:

- Cơ quan cao nhất của nhà nước là Hội đồng công xã được bầu cử theo phổ thông đầu phiếu.

- Đại biểu trúng cử là đại diện cho nhân dân lao động.

- Công nhân là lực lượng lãnh đạo trong công xã vì công nhân là giai cấp cách mạng nhất nắm được lực lượng vũ trang và lối cuốn tiểu tư sản .

Nhà nước do dân :

- Nhân dân được quyền bầu cử và bãi miễn các cơ quan quyền lực của nhà nước .

- Nhân dân được tham gia các lực lượng vũ trang để bảo vệ chính quyền .

- Các chính sách phục vụ quyền lợi cho nhân dân

* Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pari :

+ Công xã là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tôt đẹp hơn

+Công xã đã để lại nhiều bài học quí báo: Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông; phải kiên quyết chấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân

Câu 4

nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.

+ Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ PK Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này.

+ Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ:

- Về chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

- Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...

- Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.

- Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây.

+ Ý nghĩa: nhờ những cải cách toàn diện và đồng bộ, đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp.

16 tháng 6 2019

Đáp án cần chọn là: C

Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công nghiệp. Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XVIII, máy móc được phát minh và sử dụng trong sản xuất đầu tiên ở Anh với sự ra đời của máy kéo sợi Gien-ni.

 

28 tháng 12 2017

Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công nghiệp. Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XVIII, máy móc được phát minh và sử dụng trong sản xuất đầu tiên ở Anh với sự ra đời của máy kéo sợi Gien-ni.

Đáp án cần chọn là: C