Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Cụm danh từ là một nhóm các danh từ đi chung với nhau để làm thành một danh từ chung. Cụm danh từ có thể bao gồm từ hai đến vài danh từ. Khi mỗi danh từ đứng riêng thì mang một ý nghĩa đặc trưng nhưng khi chúng được kết hợp với nhau sẽ mang một ý nghĩa khác tuy nhiên ý nghĩa đặc trưng kia vẫn tồn tại ở một khía cạnh đủ để làm nên ý nghĩa cho một danh từ mới.
Ví dụ: cụm danh từ Thảo Cầm Viên.
Thảo là cây cỏ hoa lá..., Cầm là thú vật, Viên là nơi chốn.
3 danh từ này kết hợp lại để có được một danh từ mới mà chúng ta gọi nôm na là sở thú, thực chất đâu phải chúng ta đến đó chỉ để xem thú đâu? còn thưởng ngoạn cây cảnh hoa lá nữa.
-Tương tự cụm động từ cũng bao gồm những động từ đi cùng với nhau diễn tả một hành động mà chỉ nếu một danh từ thôi thì không thể diễn đạt hết ý nghĩa. Chính vì không có một động từ duy nhất để diễn tả hành động nên người ta ghép các động từ với nhau.
VD: lồm cồm bò dậy.
Một người bị ngã, rồi tự đứng lên, chỉ đơn giản vậy thôi nhưng với lối diễn đạt phong phú bằng cụm đtừ, ta có thể tưởng tượng được cú ngã trước đó
-Cụm tính từ cũng bao gồm từ hai tính từ trở lên mà ý nghĩa nằm ở tính từ đi trước.
VD: màu hồng nhạt. Hồng là tính từ chỉ màu sắc, nhạt là tính từ chỉ phẩm chất. Ở đây, "nhạt" vừa là tính từ vừa đóng vai trò bố túc từ cho "hồng". Nếu chỉ màu hồng không thì chưa đủ để diễn tả cái thực chất của nó nên người ta mượn thêm tình từ nhạt.
cụm danh từ là một tổ hợp từ do danh từ và các từ phụ thuộc nó tạo thành
cụm tính từ là một tổ hợp từ do tính từ và một số từ phụ thuộc nó tạo thành
cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
CHÚC BẠN THI TỐT
danh từ:
anh, tinh, của, cái áo, cửa, người ta, ai, sáng, chiều, anh ta, anh, tính, lợn , tôi, anh, vạt áo, tôi, cái áo, con lợn.
cụm danh từ:
cái áo mới, con lợn cưới.
động từ:
khoe, may, đem, mặc, đứng, hóng, đợi, đi, khen, đứng, thấy, hỏi, tức, chạy, hỏi, thấy, chạy, giơ, bảo, mặc, thấy, chạy.
REFER
Trước cách mạng tháng 8, nhà văn Nguyễn Tuân chìm đắm trong dư âm dư ảnh của “một thời vang bóng” với tư tưởng duy mỹ và vị nghệ thuật có phần tiêu cực về cái đẹp, cái tài: bất kỳ ai, dù làm nghề gì, chỉ cần nhuần nhuyễn và thành thục trong nghề nghiệp của mình thì đều có tư cách của tài hoa, nghệ sĩ. Và vì như thế, văn chương và đời sống nghệ thuật Nguyễn Tuân lúc đó có đủ mọi thành phần “tử tù nghệ sĩ”, “đao phủ nghệ sĩ”, “đạo chích nghệ sĩ”...trong đó, dĩ nhiên, có cả những “đào nương nghệ sĩ” mà ca nương Quách Thị Hồ là một ví dụ kinh điển cho quan niệm cái đẹp độc đáo ấy của Nguyễn Tuân.
Hồ “Vạn Thái” (biệt danh của Quách nghệ nhân trong giới ca trù, ám chỉ “địa điểm” hành nghề về thành danh của bà - làng Vạn Thái, tức khu Bạch Mai ngày nay), Phúc Hậu (nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Phúc), Bích Thạch Hồn, Trương Bảy, Chu Thị Bốn, Chu Thị Năm, Ba Thỉnh… là những danh ca bậc nhất đương thời mà theo Nguyễn Tuân: “tiếng róc phách của họ đủ khiến cho người nằm thiên cổ phải tung nắp ván thiên ngồi nhổm dậy”. Hồ “Vạn Thái” (1909 – 2001, quê gốc tại Bắc Ninh) nổi tiếng trong giới ca trù bấy giời với những “ngón nghề” đã đi vào văn học, được miêu tả là: “giỏi chữ nho, nổi tiếng với những bài Tương tiến tửu và Tiền hậu Xích Bích phú” (Đinh Hùng, Giai thoại một chầu hát không tiền khoáng hậu – Thạch Lam thẩm âm)
Những biến động của lịch sử và xã hội sau năm 1945 đã vô tình phủ vào ca trù cùng số phận những ca nương một lớp trầm tích của rất nhiều những định kiến ấu trĩ để buộc thứ nghệ thuật hàn lâm uyên bác này phải “im hơi” ngót nửa thế kỷ. Các danh ca, danh cầm phải lần lượt mai danh ẩn tích và giấu kín thân phận vì những mặc cảm trong quá khứ. Và trong bối cảnh ấy, chỉ có cụ Quách Thị Hồ dõng dạc tuyên bố rằng: “Tôi sẵn sàng đeo biển trước ngực đi trên phố để nói tôi là người hát Ca trù”
Niềm tự hào và đức tin mãnh liệt về nghề Tổ cùng kỹ thuật âm nhạc trác tuyệt đã đưa tiếng hát của NSND Quách Thị Hồ đến với thế giới và lập tức được quốc tế ghi nhận bằng những giải thưởng hết sức cao quý: Năm 1978, Hội đồng Âm nhạc Quốc tế của UNESCO và Viện Nghiên cứu Quốc tế về Âm nhạc đã trao tặng bà bằng danh dự cho công lao "gìn giữ một di sản nghệ thuật truyền thống quý báu của Việt Nam, một vốn quý của nhân loại". Năm 1983, băng ghi âm tiếng hát của bà đại diện cho Việt Nam đã được xếp hạng nhất tại Liên hoan Quốc tế Âm nhạc Truyền thống châu Á ở Bình Nhưỡng. Những sự kiện này không chỉ khẳng định tài năng của lão nghệ sĩ mà còn góp phần thay đổi cái nhìn đầy định kiến của xã hội về ca trù, mở ra những hi vọng cho quá trình phục dựng loại hình nghệ thuật bác học này.
Với những cống hiến to lớn của mình cho sự nghiệp văn hóa của dân tộc, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1988 – đây là danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân duy nhất của loại hình ca trù. Cho đến hôm nay, giọng hát của cố nghệ sĩ Quách Thị Hồ vẫn mãi là đỉnh cao của ca trù Việt Nam. Một giọng ca huyền thoại: “đẹp và tráng lệ như một tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy…. Tiếng hát ấy vừa cao sang bác học, vừa mê hoặc ám ảnh, diễn tả ở mức tuyệt đỉnh nhất các ý tứ của các văn nhân thi sĩ”. Một giọng ca như rót mật đổ vàng, liêu trai, ma mị và có uy quyền “đến mức hiếp đáp được người nghe”. Một giọng ca làm vẻ vang cho nghệ thuật truyền thống nước nhà !
Tháng nào trường em cũng tổ chức một buổi lao động tập thể để làm đẹp cho trường hoặc góp phần tô điểm quê hương. Buổi trồng cây phủ xanh đồi trọc hôm nay cũng nhằm mục đích ấy.
Từ chiều hôm trước, các lớp phó phụ trách lao động đã tới vườn ươm của xã nhận cây giống và lên đồi nhận phần đất chia cho lớp mình. Chúng em biết rằng buổi lao động này tuy vất vả nhưng có ý nghĩa nên ai cũng chuẩn bị chu đáo để hoàn thành công việc được giao.
Sáng hôm sau, mấy bạn cùng tổ rủ em đi thật sớm. Tuấn giục em:
– Hùng ơi! Đi thôi!
Em cầm bình tưới và vác cuốc chạy vội theo các bạn. Tiếng cười, tiếng nói rộn rã khuấy động cả một vùng quê yên tĩnh. Chúng em nối đuôi nhau thành một hàng dài. Bạn Kiên giương cao cờ đỏ dẫn đầu trông có vẻ khí thế lắm.
Tới nơi, nghe thầy hiệu phó phổ biến xong, chúng em bắt tay ngay vào việc. Cứ theo nhát cuốc đánh dấu từ trước, chúng em đào hố. Miệng hố to bằng miệng thúng, lòng hố sâu khoảng bốn tấc. Đất đồi rắn lắm. Phải đào hố rộng rồi đâm đất cho tơi thì cây non mới mau bén rễ. Khắp nơi vang lên tiếng cuốc. Bạn Tuấn khỏe nhất lớp. Cứ bổ một nhát cuốc là Tuấn lại lật lên một tảng đất khá lớn khiến chúng em phải trầm trồ khen ngợi.
Đào xong hố nào, chúng em đặt cây vào hố ấy. Các bạn nữ nhẹ tay vun đất quanh gốc rồi cắm một chiếc cọc nhỏ bên cạnh, cột chặt vào cho cây khỏi đổ. Xong xuôi, chúng em tưới cho mỗi cây một gáo nước.
trong trái tim tôi, các ông tiên, bà tiên, ông bụt, các vị thần đều thật tuyệt vời. họ mang tới những điều kì diệu cho các nhân vật bất hạnh, đem tới niềm vui, sự hạnh phúc và niềm tin trong mỗi tâm hồn non nớt, thơ ngây của những đứa trẻ thơ. phép màu họ tạo ra như cơn gió mùa xuân, sưởi ấm đêm đông giá lạnh; nó như nước suối ngọt ngào, làm tươi mát sa mạc khô hanh; nó như mặt trời ấm áp, xua tan bóng tối quạnh hiu. dù ngoài đời thật, họ không hề tồn tại nhưng chính những nhân vật hư cấu này lại tạo nên niềm tin, là chỗ dựa cuối cùng cho những con người rủi ro, bất hạnh. những họa sĩ đã vẽ rất nhiều hình ảnh về họ, không hình ảnh nào giống nhau. nhưng dù có muôn hình muôn vẻ thì sự nhân hậu, lòng từ bi vẫn không bị mất đi, vẫn giữ lại một cách trọn vẹn. tôi luôn cảm thấy thật yêu mến, ngưỡng mộ và cảm phục họ. ước gì, tôi được thấy họ, được gặp họ,chỉ một lần thôi,chỉ một lần duy nhất.
vậy ko chép mag thì sao biết được hả bạn
sao bạn ko tự suy nghĩ đi mà đăng lên web học 24 làm gì
Mỗi người có một sở thích riêng, bạn thích ngắm cảnh sông nước hiền hòa chảy, bạn thích ngắm cánh đồng lúa xanh... Còn riêng em lại thích ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc trên biển. Hình ảnh mặt trời mọc trên biển vào buổi sáng đẹp trời trong văn bản Cô Tô của nhà văn Nguyền Tuân đã để lại trong em một sự háo hức kì lạ .
Khi bầu trời còn ướt đẫm sương đêm, màn sương mỏng manh, mờ mờ, ảo ảo như bao ttrùm cả mặt biển, không nom thấy đảo xa chỉ thấy một màu trắng đục. Sóng biển vẫn rì rào đều đều xô bờ cát trắng hệt như một bản tình ca không lời bất tận.
Phía đông, ánh hồng dần dần bừng sáng, nước biển sóng sánh dần đổi màu. Chân trời ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người dân chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Chao ôi! Mặt trời mọc trên Cô Tô mới lộng lẫy, rực rỡ và tráng lệ làm sao.
Mặt trời đã lên cao vài con sào, muôn vàn ánh hồng phơn phớt lan tỏa trên mặt biển. Nước biển lại sóng sánh đỏi màu, Một màu thật tuyệt. Giờ đây bầu trời Cô Tô càng trở nên trong trẻo, sáng sủa. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt. Nước biển lam biếc đặm đà. Quanh cái giếng nước ngọt ở ria hòn đảo Cô Tô này mọi người đang tắm giặt, lấy nước ngọt gánh xuống thuyền, cảnh tượng đó còn vui vẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Anh hùng Châu Hòa Mãn cũng đang gánh nước cho thuyền của mình, dáng vẻ đầy phấn khởi. Anh đang chuẩn bị cho chuyến ra khơi dài ngày.
Mặt trời đã lên hẳn, rực rỡ giữa màu mây trắng thì biển lại diệu kì hơn bao giờ hết. Màu xanh của da trời, hòa quyện cùng màu xanh của nước biển tạo thành một màu rất tuyệt vời của vùng biển đảo Cô Tô. Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng lan tỏa trên bãi cát mịn màng. Từ bãi đậu, những con thuyền lại rẽ sóng ra khơi đánh cá. Xa xa, những cánh buồm nâu trên bãi biển được nắng sớm chiếu vào hồng rực như đàn bướm múa lượn giữa biển xanh. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh. Nhìn theo cánh hải âu bay lòng người đi biển lại trào dâng bao niềm hi vọng vào một ngày đẹp trời. Sóng vẫn rì rào khúc tình ca muôn thuở, thỉnh thoảng lại xô bờ cát bọt tung trắng xóa.
Cảnh bình minh trên biển thật là đẹp, hệt như nột bức tranh sơn mài tuyệt mĩ. Dù có đi đâu em cũng sẽ luôn hướng lòng mình về vùng hải đảo giàu đẹp của tổ quốc. Em còn mơ ước sẽ được đến nơi đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì diệu mà thiên nhiên ban tặng cho xứ sở Cô Tô.
Những ngày 30, mồng 1, nhà nào cũng phảng phất khói hương nghi ngút, mùi bánh chưng thơm lừng. Năm nào cũng vậy, mẹ em cứ đến hai ngày đó lại làm thật nhiều món ăn ngon để cúng ông bà, tổ tiên. Mẹ bảo rằng ngày Tết ông bà sẽ về nhà, sẽ cùng ăn bữa cơm với con cháu và hơn hết để sum họp. Mẹ dặn ngày Tết phải ngoan thì người lớn mới lì xì nên trẻ con ngày Tết không có ai quấy rối, nghịch ngợm hết.
Ngày Tết, những chiếc xe ô tô to đùng chở những cành đào từ miền núi về đây. Bà con xóm làng ai cũng nhanh tay chọn cho mình một cành đào có nhiều nụ, màu hồng tươi thắm đặt giữa sân. Vì đào báo hiệu Tết đến xuân về, có đào mới có hương vị Tết.
Đêm giao thừa có lẽ là đêm mà người người nhà nhà xóm chợ quê em chờ đợi nhất. Tiếng pháo hoa nổ vang trời, tiếng reo hò ầm ĩ và lời chúc nhau bình an. Em còn nhớ đêm giao thừa ý nghĩa nhất vào năm ngoái, mấy chị em tranh nhau đi hái lộc ở cây sung đầu làng. Đám trẻ con vặt trụi lá của cây sung ấy, đến sáng hôm sau mới thấy cây đã tả tơi. Vui ơi là vui!
Sáng mùng 1 Tết, mẹ thường bảo mấy chị em ở nhà, không được đến nhà ai, vì ở quê em có tục lệ như vậy. Hôm đó ai cũng dậy thật sớm, dù không phải làm gì hết. Nhưng vì đây là ngày đầu tiên của một năm mới, ai cũng háo hức và hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến.
Những mâm cơm ngày Tết rất đông vui và ý nghĩa, mọi người vui vẻ và đầm ấm bên nhau, kể cho nhau nghe dự định cho năm mới, còn trẻ con thì chỉ lo người lớn quên lì xì.
Tết ở quê em kéo dài đến tận mùng 10, vì mọi người bảo hết bánh kẹo mới hết Tết. Nhà nào cũng gói bánh chưng rất nhiều nên ăn không hết.
Tết ở quê em thực sự là những ngày ý nghĩa và vui vẻ nhất trong năm. Em mong sao Tết năm nào quê em cũng tràn đầy ấm áp, tiếng cười như thế.
Cảm nhận:Nét nhạc vui tươi trong sáng ca ngợi lứa tuổi vô tư của lứa học trò.Bài hát có dáng vẻ tươi tắn long lanh thơ ngây của tuổi học trò đầy hồn nhiên mơ ước
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
Trong các tài liệu nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, khái niệm chủ ngữ thường được định nghĩa là một thành phần chính quan trọng của câu nhằm biểu thị đối tượng mà hành động, tính chất, trạng thái của nó hoàn toàn độc lập với các thành phần khác của câu và được xác định bởi 1 vị ngữ.
Bạn có biết chủ ngữ vị ngữ là gì không? Và chức năng của chúng là gì?Cấu tạo xét về phương diện tổ chức cấu trúc thì chủ ngữ có cấu tạo tương đối đa dạng, nó có thể là một từ, một hoặc những cụm từ hay một hoặc những tiểu cú.
Chủ ngữ trong phần lớn các trường hợp thì đều mang ý nghĩa chỉ người và sự vật nhưng nó cũng có thể có các ý nghĩa khác nhau. Chủ ngữ có thể được phản ánh bằng danh từ, danh ngữ, tính từ, đại từ, tính ngữ, động từ, số từ, động ngữ.
Ví dụ cụ thể:
Tôi đang nấu ăn (Tôi ở đây là chủ ngữ) Quỳnh đang làm bài tập (Quỳnh ở đây là chủ ngữ) Lao động là vinh quang (“lao động” vốn dĩ là động từ nhưng ở trong trường hợp này thì “lao động” sẽ đóng vai trò là chủ ngữ). Quyển tiểu thuyết bạn tặng tôi rất hay (Quyển tiểu thuyết bạn tặng tôi là chủ ngữ, và đây là một cụm chủ – vị có vai trò làm chủ ngữ, quyển tiểu thuyết bạn là chủ ngữ còn tặng tôi là vị ngữ).Vị ngữ là gì?Vị ngữ là một thuật ngữ của logic học được dùng để biểu thị một thành phần kết cấu của phán đoán, tức là nói về chủ thể. Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ vị ngữ thường được dùng để chỉ thành phần chính của câu, tương ứng với điều được thông báo. Hay nói cách khác, nó là thành phần để biểu thị hành động, tính chất, trạng thái, quá trình hay quan hệ của sự vật (chủ thể) được thể hiện thông qua chủ ngữ.
Cấu tạo: Xét về phương diện tổ chức cấu trúc cũng như chủ ngữ thì cấu tạo của vị ngữ có thể là từ hoặc một vài cụm từ hoặc một vài tiểu cú.
Cấu tạo của một câu chủ – vị thường không quá phức tạpVị ngữ là một trong những thành phần chính của câu và có tác động đến toàn câu. Nó là trung tâm tổ chức của câu và vì thế vị ngữ có nhiều vấn đề phức tạp hơn cả chủ ngữ. Là trung tâm của tổ chức câu cho nên nên rất hiếm câu có vị ngữ bị lược bỏ.
Ví dụ cụ thể:
Con chó con đang ngủ (đang ngủ ở đây là vị ngữ). Quán cà phê này đẹp quá (đẹp quá sẽ là vị ngữ) Chiếc ghế này gỗ còn tốt lắm (gỗ còn tốt lắm ở đây sẽ là vị ngữ và là một cụm chủ – vị. Trong đó, gỗ là chủ ngữ, còn tốt lắm sẽ là vị ngữ).Xem thêm: Khởi ngữ là gì? Cách nhận biết và bài tập về khởi ngữ
Cách xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ trong câuCách nhận biết chủ ngữ: Thành phần này thường được dùng để trả lời cho câu hỏi về ai, con gì, cái gì, sự vật gì hoặc hiện tượng gì?Ví dụ: Yến là người bạn thân nhất của tôi. Vậy thì Yến ở đây sẽ là chủ ngữ để trả lời cho câu hỏi “ai” là người bạn thân nhất của tôi.
Cách nhận biết vị ngữ: Vị ngữ sẽ trả lời cho nhóm câu hỏi liên quan đến là gì, làm gì, như thế nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết được vị ngữ thông qua từ là để nối với chủ ngữ.Ví dụ: Cún là chú chó mà tôi yêu quý nhất. Chú chó mà tôi yêu quý nhất sẽ là vị ngữ trả lời cho câu hỏi cún là ai.
Có thể thấy rằng cách xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu không quá khó đúng không nào các bạn. Chỉ cần nắm vững kiến thức và vận dụng cách nhận biết mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên một cách khoa học để luyện tập thành thạo dạng bài này là có thể làm bài kiểm tra một cách tự tin rồi.