K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong đoạn trích“Hoàng Lê nhất thống chí”- Hồi 14, các tác giả Ngô gia văn phái có viết: Vua Quang Trung lại nói: - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao...
Đọc tiếp
Trong đoạn trích“Hoàng Lê nhất thống chí”- Hồi 14, các tác giả Ngô gia văn phái có viết: Vua Quang Trung lại nói: - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vây. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được.Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng? (Trích Ngữ văn lớp 9, tập 1, trang 67 NXB Giáo dục) 1. Những lời nói trên vua Quang Trung nói với ai, nói trong hoàn cảnh nào? Qua lời nói đó, em thấy vua Quang Trung là người như thế nào? 2. Xét theo mục đích nói, câu văn in đậm thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra hành động nói trong câu văn. 3. Dựa vào đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí” – Hồi 14, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo kểu Tổng – phân – hợp để làm rõ trí tuệ nhạy bén, sáng suốt và tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung. Trong đoạn văn sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu ghép (Gạch chân và chú thích rõ).
0
1) Cho đoạn văn sau:- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không...
Đọc tiếp

1) Cho đoạn văn sau:
- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng, và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn

Từ đoạn văn trên và những hiểu biết xã hội,em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ về lòng yêu nước  (Khoảng 2/3 trang giấy thi)

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu số 5 tới câu số 10:Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng:- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau ra mà cai trị. Người phương Bắc không phải...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu số 5 tới câu số 10:

Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng:

- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau ra mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán tới nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng ta làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy dều là chuyện cũ rành rành của triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quân huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn…

Nêu ngắn gọn nội dung chính trong lời dụ của vua Quang Trung trong đoạn trích trên.

1
8 tháng 1 2018

Lời hiệu dụ của vua Quang Trung:

    - Vua Quang Trung nêu hoàn cảnh lâm nguy của đất nước “quân Thanh sang xâm lấn nước ta”.

    - Khẳng định chủ quyền dân tộc, nền độc lập tự cường của quốc gia.

    - Nhắc lại cho nghĩa quân, tướng sĩ nhớ tới lịch sử đau thương của quốc gia dân tộc khi bị giặc đô hộ, xâm chiếm.

    - Nêu tấm gương những người anh hùng đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc, để khơi dậy niềm tự hào, ý chí chiến đấu chống kẻ thù.

    - Nêu rõ dã tâm của bọn giặc Thanh muốn mưu đồ cướp nước ta, và khẳng định kết cục thảm hại mà chúng phải nhận lấy.

    - Quyết tâm giữ bờ cõi, khẳng định tướng lĩnh, nghĩa quân là người có lương tri, lương năng.

 Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh...
Đọc tiếp

 Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc.

(Trích Hoàng Lê Nhất Thống Chí - Ngô Gia Văn Phái)

a) Câu đầu tiên của đoạn trích trên nói lên điều gì ? Giống với câu thơ nào đã đc học ?

b) Từ câu "Từ đời...hết" gợi nhớ đến nội dung văn bản nào đã học

c) Viết đoạn văn trình bày theo lối quy nạp vs câu chủ đề : "Nước Nam mãi là của người Nam"

0
Cho đoạn văn sau: "Lần này ta thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt. Không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

"Lần này ta thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt. Không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu dân mạnh, thì ta có sợ gì chúng".

a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b. Đoạn văn là lời nói của ai với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Về vấn đề gì?

c. Qua lời nói trên, em hiểu đó là người như thế nào? Trình bày ý hiểu của em bằng một đoạn văn theo lối quy nạp khoảng 10 câu sử dụng phép thế để liên kết câu, và một câu ghép.

120
15 tháng 5 2021

a. Đoạn trích trích trong Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn. Của nhóm tác giả Ngô gia văn phái.

b. Đoạn văn là lời của Quang Trung nói với tướng sĩ, khi ông ở Tam Điệp. Đoán biết kế sách rút quân để bảo toàn lực lượng là của Ngô Thì Nhậm, ông không phạt tướng Sở, Lân mà còn khen ngợi để khích lệ tinh thần họ.

23 tháng 9 2021

a, Đoạn trích trên trích trong văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí".

Tác giả: Ngô gia văn phái

b, Đoạn văn là lời nói của Quang Trung với tướng sĩ. 

Trong hoàn cảnh: ở núi Tam Điệp, đoán biết kế sách rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm, ông không phạt tướng Sở và Lân mà ngược lại còn khích lệ tinh thần họ.

 

Dưới đây là một đoạn trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ: "Đoạn rồi nàng tắm gội sạch chay, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị...
Đọc tiếp

Dưới đây là một đoạn trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ:

"Đoạn rồi nàng tắm gội sạch chay, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:

- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ."

a. Trong tác phẩm, lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại? Vì sao?

b. Những lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó, nhân vật muốn khẳng định những phẩm chất gì? Ghi ngắn gọn khoảng 6 câu suy nghĩ của em về những phẩm chất ấy của nhân vật.

c. Làm nên sức hấp dẫn cũng truyện truyền kì là các chi tiết kì ảo. Hãy nêu hai chi tiết kì ảo có trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương?

262
10 tháng 5 2021

a. Lời thoại trên là lời đối thoại. Vì về hình thức có hai chấm và gạch đầu dòng.

b. Lời thoại được Vũ Nương nói khi bị Trương Sinh ruồng rẫy. Đây là lời nói trước khi nàng trẫm mình bên bến Hoàng Giang.

Qua lời thoại này cho thấy Vũ Nương là người phụ nữ đức hạnh, quyết dùng cả mạng sống để chứng minh sự trong sạch của mình.

c. Các chi tiết kì ảo có trong truyện là:

- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.

- Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được Linh Phi cứu; lại gặp được Vũ Nương dưới cung điện.

- Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang, giữa lung linh huyền ảo rồi lại biến đi mất.

10 tháng 5 2021

a. Lời thoại trên là lời đối thoại. Vì về hình thức có hai chấm và gạch đầu dòng.

b. Lời thoại được Vũ Nương nói khi bị Trương Sinh ruồng rẫy. Đây là lời nói trước khi nàng trẫm mình bên bến Hoàng Giang.

Qua lời thoại này cho thấy Vũ Nương là người phụ nữ đức hạnh, quyết dùng cả mạng sống để chứng minh sự trong sạch của mình.

c. Các chi tiết kì ảo có trong truyện là:

- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.

- Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được Linh Phi cứu; lại gặp được Vũ Nương dưới cung điện.

- Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang, giữa lung linh huyền ảo rồi lại biến đi mất.

2. Những việc làm đó cho ta thấy Bắc Bình Vương là người như thế nào?Theo dõi đoạn văn từ: “Bắc Bình Vương lấy làm phải…không nói trước”3. Chặng đường từ Phú Xuân ra Nghệ An (từ 25 đến 29/12/1788) Quang Trung đã làm được những việc gì?4. Nội dung lời phủ dụ của Quang Trung là gì? Qua lời phủ dụ của Quang Trung giúp em hiểu thêm điều gì về ông cũng như sức mạnh dân tộc trong...
Đọc tiếp

2. Những việc làm đó cho ta thấy Bắc Bình Vương là người như thế nào?

Theo dõi đoạn văn từ: “Bắc Bình Vương lấy làm phải…không nói trước”

3. Chặng đường từ Phú Xuân ra Nghệ An (từ 25 đến 29/12/1788) Quang Trung đã làm được những việc gì?

4. Nội dung lời phủ dụ của Quang Trung là gì? Qua lời phủ dụ của Quang Trung giúp em hiểu thêm điều gì về ông cũng như sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Thanh?

5. Ngày 30 tết tại vùng núi Tam Điệp vua Quang Trung đã làm gì?

6.Tóm tắt 2 trận đánh ở Phú Xuyên & Hà Hồi? Có gì đặc biệt trong cách đánh của Quang Trung ở 2 trận này?

7. Trận Ngọc Hồi diễn ra như thế nào? (Mũi quân chính? Mũi phụ? Kết quả?) Trận Ngọc Hồi đã khẳng định sức mạnh toàn diện của quân Tây Sơn ra sao?

8.Các trận đánh đó đã thể hiện tài năng quân sự nào của Nguyễn Huệ?

9. Tìm những chi tiết miêu tả cuộc sống của bọn tướng lĩnh nhà Thanh & vua tôi Lê Chiêu Thống, cuộc tháo chạy của quân Tướng nhà Thanh. Điều đó khiến em có suy nghĩ gì? Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại mau chóng & thảm hại của quân Thanh?

10: Những chi tiết nào miêu tả hành động của vua tôi Lê Chiêu Thống khi nghe tin có biến, có gì đặc biệt qua những chi tiết đó. Hành động đó khiến em có suy nghĩ gì?

0