Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
"Cây khô chưa dễ mọc chồi
Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta
Non xanh bao tuổi mà già
Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu"
Từ hiện tượng "cây khô" mà suy nghĩ đến tuổi già của cha mẹ. Đó là quy luật của sự sống, quy luật của tự nhiên. Cây khô là cây chết thì không thể "mọc chồi" nảy mầm xanh. Cha mẹ cũng vậy, tuổi già là về cõi , là quy tiên. "Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta" vì đó là quy luật của sự sống.
Câu thứ ba là câu hỏi : "Non xanh bao tuổi mà già ?". Non xanh là núi mùa xuân, nghĩa rộng là đời người thời thanh xuân trẻ trung. Câu thứ tư nói rõ sự biến đổi của non xanh, của đời người : " Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu". Về mùa đông, núi non phủ đầy sương tuyết, nên "non xanh" ngày nào, nay đã trở thành "bạc đầu". "Sương tuyết" là một ẩn dụ gợi lên sự vất vả của cha mẹ trong những tháng ngày nuôi con. Cuộc đời vất vả, gieo neo, sức mỗi ngày một yếu, tuổi mỗi ngày một cao, nên ông bà, cha mẹ mới "hóa ra bạc đầu".
Bài ca dao sử dụng điệp ngữ " chưa dễ", ẩn dụ " non xanh" và "sương tuyết" để nói về cha mẹ già yếu. Đó là nghĩa thực. Nghĩa bóng của bài ca dao là khuyên con cháu trong gia đình phải hiếu thảo, hết lòng phụng dưỡng cha mẹ, ông bà khi già yếu. "Trẻ trông cha, già trông con" đó là tình nghĩa.
Bài ca dao thể hiện một cách cảm động về tình cảm gia đình. Ngôn từ giản dị, dễ hiểu. Bài học về đạo hiếu, đạo làm con được nên lên sâu sắc. Tình cảm gia đình là một tong những tình cảm đẹp nhất đối với mỗi chúng ta.
1. PTBĐ chính: tự sự
2. Phép so sánh, qua từ "chẳng khác nào".
3. ý nói: ngôn ngữ của một dân tộc là hồn cốt, quyết định sự tồn tại và trường tồn của một đất nước.
4. ý nghĩa nhan đề: phản ánh hiện thực khách quan: nước Pháp thua cuộc trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ và chịu sự thống trị của Đức.
Câu 1 :Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu : Tự sự
Câu 2: Câu văn "... bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..." đã sử dụng phép tu từ : So sánh.
Câu 3 :
- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do
- Tiếng nói là tài sản tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc.
- Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh
Câu 4 :
Nhan đề văn bản là”Buổi học cuối cùng” :
- Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha-men tại một trường làng trong vùng An dát. Đó là thời kỳ sau cuộc đấu tranh Pháp-Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo ren ở sát biên giới với Phổ cho nước Phổ. Các trường học ở hai vùng này ,theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy, tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.
- Cách đặt nhan đề này gây sự chú ý cho người đọc đồng thời thể hiện sự xót xa của tác giả cũng như người dân nơi đây về sự mai một tiếng dân tộc.
Câu 5:
- Bài học về thái độ cư xử với tiếng dân tộc.
+ Phải yêu quý tiếng mẹ đẻ:
+Giữ gìn sự trong sáng.
+ Sử dụng có chuẩn mực
+ Làm giàu thêm vốn từ.
- Bài học phải có ý thức học tập nghiêm túc
+ Nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ học tập.
+ Có thái độ yêu say các môn học.
+ Có tinh thần tự học.
- Bài học về thành công trong cuộc sống. Muốn có thành công phải có niểm đam mê.
1
Một trong những truyền thuyết thu hút nhất đối với em là truyện Thánh Gióng. Em rất ấn tượng với những chi tiết nói về việc Thánh Gióng ra trận diệt giặc.
Thật tuyệt vời khi một cậu bé không biết đi, chẳng biết nói, biết cười lại trở thành một tráng sĩ khổng lồ, có thể giáng xuống bọn giặc những đòn như sấm sét. Óc tưởng tượng của dân gian kì diệu thật: cứ hắt hơi một lần lại vươn vai một cái, mỗi cái vươn vai lại cao thêm hàng thước. Trước nguy cơ nước mất nhà tan, dân tộc ta đã cùng nhau góp sức và trưởng thành mau chóng như thế để đánh giặc giữ nước.
Hình tượng ngựa sắt phun lửa cũng vậy. Ngọn lửa căm thù tội ác quân giặc của nhân dân đã nung nấu và đến khi bộc phát ra, sẽ mạnh mẽ, dữ dội vô cùng, đủ sức thiêu đốt bọn xâm lược ra tro. Chi tiết nhổ tre quật giặc cũng rất thú vị. Rõ ràng đây là vũ khí lâu đời của dân ta. Chi tiết này em thấy rất thực. Thời kì đầu đánh Pháp, “gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù” (Thép Mới).
Thật tự hào biết bao cho dân tộc, khi những em nhỏ lên ba cũng gồng mình lên cứu nước, khi cây tre thô sơ khắp làng mạc bản mường cũng góp phần diệt thù. Thật kì là trí tưởng tượng của dân gian đã sáng tạo được những hình tượng hoành tráng đến như vậy.
Ý nghĩa đặc biệt sâu sắc của hình tượng ấy là ở chỗ nó rất thực, nó kết tinh được truyền thống đánh giặc từ thuở bình minh dựng nước của dân tộc ta. Một dân tộc mà từ thuở xa xưa đã có những trang anh hùng cứu nước lên ba như Thánh Gióng, ngày nay vẫn dào dạt mạch nguồn yêu nước từ tuổi nhỏ thể hiện ở những Kim Đồng, Lê Văn Tám. "
Đất nước ngày nay sạch bóng quân thù. Em nghĩ đến cái vươn vai của dân tộc ta sẽ có được trong những năm tới, đưa dân tộc đến ấm no, sung túc.
2
Cảnh cuối truyện nói về tâm trạng người anh khi cùng mẹ đến phòng trưng bày xem bức tranh được giải nhất của em gái, cảnh này có hai người anh. Người anh trong bức tranh rất đẹp: "Một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thếngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa".Đó là hình ảnh người anh lí tưởng rất thông minh, nhiều khát vọng, có tâm hồn mơ mộng. Bức tranh ấy được vẽ bằng bút pháp lãng mạn, hội tụ cái tài và cái tâm của họa sĩ Mèo tí hon.
Bài làm
Thủ lĩnh Xi-át-tơn đã nói đúng. Bởi vì con người ta, từ thuở khai thiên lập địa, đất chính là mẹ nuôi sống ta. Chúng ta khai thác những tài nguyên mà mẹ đất ban tặng để làm giàu cho chính mình. Trên các lục địa mấy nghìn năm trước, tổ tiên ta lập quốc, dựng thành. Mẹ đất che chở và nuôi dưỡng những mầm sống đầu tiên.
Nhưng, ta lại vô tình tước đi những gì đẹp nhất từ mẹ. Những con người với lòng tham vô đáy của họ đã ngấu nghiến đất đai, coi đất như vật mua bán. Họ lấy hết tài nguyên của đất rồi bỏ lại đằng sau những bãi hoang mạc.
Qua một giọng văn đầy sức truyền cảm và lối sử dụng phép so sánh, nhân hoá và điệp ngữ phong phú của mình, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã đặt ra một vấn đề có ảnh hưởng toàn nhân loại: Con người phải sống chan hoà với thiên nhiên, phải chăm lo và bảo vệ cho thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của mình.
# Chúc bạn học tốt #
Lời người cha hoặc người mẹ nói với con. Về việc phải hiếu thảo, nhớ ơn cha mẹ.