Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là:
+ Biện pháp lặp cấu trúc ở hai dòng thơ :
"Bao giờ cho tới tháng năm"
"Bao giờ cho tới mùa thu"
=> Biện pháp này nhằm nhấn mạnh ý, tạo sự nhịp bhàng, cân đối cho bài thơ. Đồng thời nó cũng giúp diễn tả nỗi khao khát, nỗi nhớ da diết của tác giả qua các câu hỏi "bao giờ".
+ Biện pháp nhân hóa ở câu thơ :
"Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm"
=> Biện pháp này làm cho hình ảnh "trái hồng, trái bưởi" trở nên sống động, gần gũi với mọi người hơn. "Trái hồng, trái bưởi" như có sức sống giống như con người, "đánh đu" như những đứa trẻ đáng yêu, hiếu động, tinh nghịch.
2. Trong câu thơ:
"Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi"
Tác giả đã sử dụng cụm từ "trong leo lẻo". Đây là một cụm từ láy. Từ láy này giúp cho câu thơ có sắc thái riêng, có giá trị biểu đạt cao, có nhiều tầng nghĩa hơn: Biểu lộ tình cảm, khắc họa hình tượng, đường nét một cách rõ nét và phong phú hơn. Đó là nỗi nhớ da diết, những hoài niệm về những kí ức ngọt ngào xa xăm.
3. Quan niệm của Nguyễn Duy qua câu thơ:
"Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hat nuôi phần hồn"
Lời ru của mẹ luôn chứa đựng những ý nghĩa sâu xa. Đó là những kinh nghiệm về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, đưa chúng ta đến với những chân trời mới, chân trời đầy tình yêu thương. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của nngười mẹ.
4. Đoạn trích thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình: nỗi nhớ, niềm thương, tình yêu và lòng biết ơn sâu nặng của người con dành cho mẹ. Là nỗi nhớ về quãng thời gian trước đây tảo tần của mẹ, quãng thời gian ngọt ngào trước đây bên cạnh mẹ, với những nao nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị, về nhưngbx hoài niệm về quê hương yêu dấu.
a) Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ bao giờ cho tới…), nhân hóa (trong câu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm).
c) Lời ru của mẹ chứa đựng những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của mẹ.
d)Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy.
1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: biểu cảm.
2.- "Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị
Tiếng đàn kêu tính tịch tình tang..." (Truyện cổ tích "Thạch Sanh")
-"Có cô Tấm náu mình trong quả thị" (Truyện cổ tích "Tấm Cám")
-"Có người em may túi đúng ba gang."(Truyện cổ tích "Cây khế")
-"...Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi." (Truyện cổ tích "Sự tích trầu cau")
3.Biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ là: điệp cấu trúc "Quê hương tôi có..."
Tác dụng:
-Nghệ thuật: Làm cho lời thơ hài hòa cân đối,giàu giá trị gợi hình gợi cảm cho đoạn thơ, gây hứng thú cho bạn đọc.
-Nội dung:
+Tác giả làm nổi bật lên giá trị của những câu chuyện cổ, những câu ca dao tục ngữ,đồng thời khẳng định vai trò và ý nghĩa của văn học dân gian nước nhà, ca ngợi truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: yêu công lí,chuộng hòa bình chính nghĩa;tình nghĩa thủy chung; nghĩa tình.
+Bên cạnh đó chúng ta cần tự hào và giữ gìn những truyền thống quý báu đó,học tập để trau dồi kiến thức và nhân cách.
4. Văn học dân gian đối vs mỗi nhà văn, nhà thơ... là nguồn mạch cảm xúc, là sản phẩm tinh hoa của dân tộc Việt được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật, đc chọn lọc từ những từ ngữ trau chuốt, đc gọt dũa cẩn thận từ bao đời nay.Song ai cũng có thể tham gia được,ai cũng được sửa chữa để tác phẩm được hay hơn,đầy đủ, phong phú hơn.Văn học dân gian là kho tí thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc, có giá trị giáo dục sâu sắc đạo lí làm người,có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo bản sắc riêng cho nền văn hóa dân tộc.Đoạn thơ trên là vậy, nó mang đến cho tác giả tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng; đồng thời cũng là niềm tự hào trước những giá trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của cội nguồn.Bản thân mỗi chúng ta ai cũng tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa đó, và cần giữ gìn nó vì đó là biểu hiện của lòng yêu nước ở mỗi người.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.
Câu 2: Những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích là: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế, Sự tích Trầu Cau, Tay bưng chén muối đĩa gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau…
Câu 3: Biện pháp điệp cấu trúc “Một … cũng…” Tác dụng: - Khẳng định giá trị nội dung của những câu truyện cổ, những câu ca dao tục ngữ. - Làm nổi bật vẻ đẹp truyền thống của dân tộc: thủy chung, nghĩa tình.
Câu 4: Đoạn thơ là tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng của nhà thơ về những tác phẩm văn học dân gian. Đó cũng là niềm tự hào trước những giá trị trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Văn học dân gian là nguồn mạch, tinh hoa của văn hóa dân tộc, là tâm hồn Việt Nam được hun đúc bao đời. Tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa, những truyền thống tốt đẹp đó cũng là tự hào về nguồn cội, là biểu hiện của lòng yêu nước trong mỗi con người.
a, Các đoạn văn thể hiện đúng dự kiến của nhà văn:
+ Nội dung và giọng điệu của đoạn mở đầu và đoạn kết thúc để ngợi ca vẻ đẹp rừng xà nu, tượng trưng cho tinh thần quật khởi của đồng bào Tây Nguyên
- Giống nhau: đoạn mở và kết đều tả cảnh rừng xà nu, tạo nên kết cấu vòng tròn, khiến bố cục chặt chẽ, tập trung làm nổi bật chủ đề tác phẩm, gợi cho người đọc liên tưởng “mở rộng vấn đề”
- Khác nhau: Hai đoạn miêu tả rừng xà nu cụ thể bằng những chi tiết nghệ thuật giữa sức tạo hình giúp câu chuyện thêm hấp dẫn, cuối đoạn hình ảnh những cây xà nu bất diệt như sức sống của con người.
b, Qua việc tìm hiểu các giai đoạn sáng tác Rừng xà nu của nhà văn Nguyên Ngọc chúng ta cần rút ra:
+ Trước khi viết hoặc kể chuyện cần suy nghĩ, dự kiến trước các phần mở- kết bài.
+ Cần đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng và thu hút người đón nhận.
1. Trích trong bài "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận
2. Phép tu từ nhân hóa, so sánh
3. phép tu từ so sánh -> mặt trời xuống biển như hòn lửa-> cách miêu tả chân thực, sinh động, hình ảnh đẹp đẽ của hoàng hôn trên biển -> mặt trời chói rọi đầy sức sống
phép tu từ nhân hóa -> sóng cài then, đêm sập cửa -> những cơn sóng xô ào ạt vào bờ biển, màn đêm bắt đầu buông xuống sau ngày dài làm việc vất vả con người cũng được nghỉ ngơi -> mặt trời xuống biển khép lại 1 ngày, sóng cài then, đêm sập cửa.
mai mình thi rồi giúp mình với
giúp mình với