K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2023

a) 

- Một số biện pháp tu từ có trong Bài 6 là: bút pháp đối lập (Thu hứng – Bài 1), đảo ngữ (Tự tình – Bài 2), nhân hóa, đối lập (Thu điếu – Nguyễn Khuyến), ...

- Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật trong các bài thơ đã học ở Bài 6: Biện pháp tu từ trong Tự tình – Bài 2 là đảo ngữ: 

“Xiên ngang, mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Tác dụng: Góp phần miêu tả hình ảnh thiên nhiên như muốn vùng lên, phá ngang, phẫn uất với đất trời.

b) 

- Một ví dụ về biện pháp tu từ chêm xen chưa học trong sách giáo khoa (Bài 6) :

“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích!

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

 Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”

- Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy: Góp phần bộc lộ sự xúc động, ngạc nhiên và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho cô hàng xóm cũng là người đồng chí của mình.

21 tháng 7 2021

Em tham khảo nhé:

- Nhân hóa: con hổ có tiếng nói, cảm xúc, trạng thái như con người.

 

- Ẩn dụ: dùng hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để nói về tâm trạng người Việt Nam bị giặc đô hộ.

 

- Điệp từ: "ta", "đâu" - khổ 3; "nơi" - khổ 5

 

- Liệt kê: những cảnh oai linh rừng thẳm của một thời (khổ 2, 3); những cảnh vật tầm thường của hiện tại (khổ 4).

 

=> Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm, làm lời thơ giàu giá trị biểu đạt. Từ đó tạo nên những đặc sắc cho lời thơ và thành công của tác giả.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

a. Một số biện pháp tu từ trong bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn

- Biện pháp chêm xen:

“Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.” (Người ở bến sông Châu)

=> Biện pháp chêm xen nhằm bổ sung ý nghĩa cho cụm từ “ông và dì”, làm nổi bật được số phận của 2 con người.

- Biện pháp so sánh

“Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡ quả cầu hoặc pho tượng Phật” (Kiêu binh nổi loạn)

=> Biện pháp so sánh làm nổi bật thái độ coi thương của kiêu binh đối với vị vua bù nhìn

b. Biện pháp chêm xen

“Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.” (Người ở bến sông Châu)

=> Biện pháp chêm xen nhằm bổ sung

2 tháng 1 2024

Trong đoạn thơ từ câu "trời xanh đây là của chúng ta" đến câu "những buổi ngày xưa vọng nói về", có sử dụng biện pháp tu từ "so sánh". Biện pháp tu từ được sử dụng để tạo ra hình ảnh mạnh mẽ và tác động sâu sắc đến người đọc. Nó giúp tác giả truyền đạt ý nghĩa và cảm xúc một cách tường minh hơn. Trong trường hợp này, biện pháp tu từ "so sánh" được sử dụng để so sánh trời xanh với sự sở hữu của chúng ta. Tác giả muốn nhấn mạnh rằng trời xanh là một phần của chúng ta, mang ý nghĩa sự thân thuộc và sự gắn kết với tự nhiên. Tác dụng của biện pháp tu từ trong trường hợp này là tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ và gợi lên cảm xúc của người đọc. Nó giúp tăng cường sự gắn kết và tình yêu thương đối với tự nhiên, tạo ra một cảm giác sâu sắc và tình cảm đối với trời xanh và những kỷ niệm ngọt ngào của quá khứ.

@kimngannguyen

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Tình nghĩa thầy trò là một thứ tình cảm hết sức thiêng liêng. Những người thầy, người cô đã dám hi sinh một cuộc sống sung để theo đuổi việc "đưa đò" cho "người khách" đến được bến bờ tương lai đi xây dựng đất nước. Thầy cô luôn không cần biết rằng liệu những "người khách" ấy có nhớ đến mình hay không. Thầy cô như những người cha người mẹ thứ hai dạy những đứa con yêu của mình bài học làm người, biết đứng lên khi vấp ngã và đối đầu với thử thách. Thầy cô như những ngọn hải đăng soi sáng cho biết bao thế hệ học sinh giữa biển khơi tri thức. Thầy cô những người cha người mẹ thứ hai đã cống hiến thầm lặng để chúng ta nên người. Ôi! Những đứa học sinh ngây thơ chúng em làm sao biết được mỗi lần thầy cô trách phạt là một con dao cứa vào tim. Đau xót biết chừng nào! Ẩn sau mỗi nụ cười khi thấy chúng em đạt thành tích xuất sắc là niềm hạnh phúc khôn cùng. Thầy cô luôn là người dõi theo chúng ta từ phía sau mà chẳng mong chờ chúng ta ngoái đầu nhìn lại. sinh nên người. Chính vì lẽ đó chúng ta cần phải biết tôn trọng, yêu thương, kính mến thầy cô giáo. Và hơn hết, ta phải cố gắng học thật giỏi để mãi xứng đáng là học trò của thầy cô. 

- Phép tu từ: phép chêm xen trong đoạn văn: những người cha người mẹ thứ hai 

- Tác dụng: nhấn mạnh công lao to lớn của thầy cô.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

- Các chỉ dẫn được đặt trong ngoặc đơn (dùng để chú giải); các số chủ thích (giải nghĩa từ vựng)

(nói lệch; vỉa; hát quả giang; đế)

(hát điệu con gà rừng; tiếng trống nhịp nổi lên, Xúy Vân múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi. Múa xong, Xúy Vân hát lên rồi cười và hát điệu sa lệch; đế)

(nói điệu sử rầu; hát sắp; nói; hát ngược; Xúy Vân vào, vừa đi vừa cười điên dại)

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ “Tôi kêu đò, đò không thưa. Tôi càng chờ càng trưa chuyến đò; Con cá rô nằm vũng chân trâu, Để cho dăm bảy cần câu châu vào!”, so sánh, điệp ngữ “Bông bông dắt, bông bông díu - Xa xa lắc, xa xa líu; Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên”

- Từ ngữ: giàu hình ảnh, nhiều ngụ ý, thể hiện tâm trạng bối rối, đầy mâu thuẫn của Xúy Vân

- Hình ảnh: về một người phụ nữ đảm đang, khéo léo; hình ảnh gợi tả tình cảnh bế tắc, tù đọng đầy bất trắc.

→ Tâm trạng đau khổ của Xúy Vân khi tự thấy mình lỡ làng, dang dở, bẽ bàng

+ Tâm trạng lạc lõng, cô đơn, vô nghĩa trong gia đình chồng

+ Nỗi thất vọng trước mâu thuẫn giữa ước mơ hạnh phúc gia đình đầm ấm

+ Tâm trạng uất ức, cơ đơn, quẫn bách.

+ Tâm trạng rơi vào trạng thái hỗn loạn, điên dại.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
17 tháng 12 2023

Bài

Tên nội dung phần tiếng Việt

1

Sửa lỗi dùng từ

2

Sửa lỗi về trật tự từ

3

Sửa lỗi dùng từ

4

Cách trích dẫn, chú thích và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ