Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tại sao không giải ra $\sqrt{P}$ và $\sqrt{P}$?
Em đã có $P$ rồi, nhưng với $\sqrt{P}$, em làm sao rút gọn được khi mà $P$ đã khá gọn rồi. Cũng chẳng có giá trị nào của $x$ để tính cụ thể $P, \sqrt{P}$ rồi đi so sánh. Vì vậy cách này không khả thi.
Vậy thì phải tìm hướng khác. Muốn so sánh 2 số, ta xét hiệu hai số đó.
$P-\sqrt{P}=\sqrt{P}(\sqrt{P}-1)$
Rõ ràng $\sqrt{P}$ đã dương rồi, giờ ta phải xem xét xem $\sqrt{P}-1$ âm hay dương, hay $P$ có lớn hơn 1 không
Đó là lý do vì sao bài giải như trên.
Còn câu hỏi khi nào giải ra từng cái $P$ và $\sqrt{P}$, thì đó là khi đề cho $x=2$ chả hạn, so sánh $P$ và $\sqrt{P}$.
Nhưg hầu như sẽ chẳng có đề nào ra kiểu vậy, mà đa số lợi dụng tính chất của phân thức đó để so sánh (ví dụ như trong bài tính chất nổi bật là $P>1$) cho nhanh. Đó là cái hay của đề bài.
Bài 1:
ĐKXĐ: \(x\ge\dfrac{1}{2}\)
Ta có: \(\sqrt{5x^2}=2x-1\)
\(\Leftrightarrow5x^2=\left(2x-1\right)^2\)
\(\Leftrightarrow5x^2-4x^2+4x-1=0\)
\(\Leftrightarrow x^2+4x-1=0\)
\(\text{Δ}=4^2-4\cdot1\cdot\left(-1\right)=20\)
Vì Δ>0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt là:
\(\left\{{}\begin{matrix}x_1=\dfrac{-4-2\sqrt{5}}{2}=-2-\sqrt{5}\left(loại\right)\\x_2=\dfrac{-4+2\sqrt{5}}{2}=-2+\sqrt{5}\left(loại\right)\end{matrix}\right.\)
Bài 1: Bình phương hai vế lên có giải ra được kết quả. Nhưng phải kèm thêm điều kiện $2x-1\geq 0$ do $\sqrt{5x^2}\geq 0$
PT \(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2x-1\geq 0\\ 5x^2=(2x-1)^2\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\geq \frac{1}{2}\\ x^2+4x-1=0\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\geq \frac{1}{2}\\ (x+2)^2-5=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\geq \frac{1}{2}\\ (x+2-\sqrt{5})(x+2+\sqrt{5})=0\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\geq \frac{1}{2}\\ x=-2\pm \sqrt{5}\end{matrix}\right.\) (vô lý)
Vậy pt vô nghiệm.
Nếu em thay $x=9,10,...$ không ra kết quả thì có nghĩa bài toán không có nghiệm $x=9,10,...$ thôi.
Em xét 3 TH:
$x\geq 7$
$3\leq x< 7$
$x< 3$
Để phá trị tuyệt đối
Còn không có chuyện phải thay $x\leq 7$
Căn x >-1 thì có tìm được x không ạ. Nếu được giải ra giúp mình nhá còn không thì chỉ là tại sao nhá
\(\sqrt{x}>-1=>\sqrt{x}+1>0\)(1)
ta thấy \(\sqrt{x}\ge0=>\sqrt{x}+1\ge1\left(2\right)\)
(1)(2)=>vô lí nên ko tìm đc x
Bạn chỉ cần hiểu là căn bậc hai số học của là một số x sao cho \(x^2=a\) và \(x\ge0\) thôi
Không phải là căn bậc hai số học là đứng độc lập 1 mình đâu bạn
Những trường hợp em nêu đều là CBHSH
$2\sqrt{3}$ là căn bậc 2 số học của $12$
$\sqrt{3}.\sqrt{4}$ là căn bậc 2 số học của $12$
$\sqrt{\frac{3}{4}}$ là căn bậc 2 số học $\frac{3}{4}$
Em cứ nhớ $\sqrt{x}$ (với $x$ là số không âm) là CBHSH của $x$, dù nó biểu diễn kiểu gì đi chăng nữa.
Đơn giản là em đang xem một lời giải sai. Việc khẳng định $P\leq 0$ hoặc $P>0$ rồi kết luận hàm số không có GTLN là sai.
Bởi vậy những câu hỏi ở dưới là vô nghĩa.
Việc gọi $P$ là hàm số lên lớp cao hơn em sẽ được học, còn bây giờ chỉ cần gọi đơn giản là phân thức/ biểu thức.
Hàm số, có dạng $y=f(x)$ biểu diễn mối liên hệ giữa biến $x$ với biến phụ thuộc $y$. Mỗi giá trị của $x$ ta luôn xác định được một giá trị tương ứng của $y$.
$P=AB=\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-1}=1+\frac{1}{\sqrt{x}-1}$
Để $P_{\max}$ thì $\frac{1}{\sqrt{x}-1}$ max
Điều này xảy ra khi $\sqrt{x}-1$ min và có giá trị dương
$\Leftrightarrow x>1$ và $x$ nhỏ nhất
Trong tập số thực thì em không thể tìm được số lớn hơn 1 mà nhỏ nhất được. Như kiểu $1,00000000000000000000....$ (vô hạn đến không biết khi nào thì kết thúc)
Do đó $P$ không có max
Min cũng tương tự, $P$ không có min.
+)Muốn tính \(\cot\) bằng máy tính, bạn ấn \(\dfrac{1}{\tan\left(...\right)}\) (...) là số đo góc
Từ số ra góc thì bạn ấn Shift + nút \(\sin,\cos,\tan\) rồi nhập tỉ số lượng giác vô thì ra số đo góc nha
+)\(\sin^2x=\sin x\cdot\sin x;\sin x^2=\sin\left(x\cdot x\right)\)
\(\Rightarrow\sin^2x\ne\sin x^2\)