Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Lập dàn ý
a.Mở bài
– Đề tài phụ nữ trong văn học nói chung, trong văn học trung đại nói riêng.
– Giới thiệu nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và tính chất tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ dưới chế độ cũ.
b. Thân bài
* Vũ Nương – người phụ nữ có tâm hồn cao đẹp nhưng số phận đau khổ :
– Vũ Nương là người phụ nữ đẹp.
+ Tư dung tốt đẹp – người con gái bình dân.
+ Là người con hiếu thảo, người mẹ thương con, người vợ chung thuỷ.
+ Là người cố lòng tự trọng.
– Vũ Nương lại là người phải gánh chịu nhiều khổ đau :
+ Một mình nuôi con, lo lắng thuốc thang, chôn cất mẹ chồng.
+ Bị Trương Sinh đối xử phũ phàng : nghi ngờ, không cho nàng biết nguyên do, mắng nhiếc thậm tệ khiến nàng phải tìm đến cái chết.
+ Muốn quay trở lại cuộc sống trần gian nhưng không thể được.
* Suy nghĩ về thân phận phụ nữ trong xã hội phong kiến :
– Con người không làm chủ được vận mệnh của mình.
– Xã hội phong kiến với những luật lệ khắt khe, vô nhân đạo gây ra bao bất công cho người phụ nữ ; chế độ đa thê gây bao cảnh oan trái đau lòng.
– Người phụ nữ buộc phải cam chịu, nhẫn nhục nên những bất công đó có điều kiện phát triển.
– Cảm thông và hiểu rõ đĩều tốt đẹp trong phẩm chất của họ.
(lấy ví dụ qua ca dao, thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều,…)
c. Kết bài : Hiểu về thời đã qua để thêm yêu hiện tại.
2. Bài làm minh họa
Trong văn học trung đại đã có nhiều tác giả viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Ví như Nguyễn Dữ với tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã khắc hoạ nhân vật Vũ Nương – một đại diện cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại gặp nhiều đau khổ.
Vũ Nương là một người phụ nữ xuất thân bình dân, có “tư dung tốt đẹp”. Nàng được Trương Sinh con trai nhà hào phú trong làng “mang trăm lạng vàng” cưới về làm vợ. Nhưng chính sự không bình đẳng trong quan hệ gia đình, đồng tiền đã phát huy “sức mạnh” của nó khiến cho Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”. Biết chồng bản tính đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng có mối thất hoà. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu, Trương Sinh bị bắt đi lính. Khi tiễn chồng ra trận, nàng rót chén rượu đầy và nói những lời dặn dò đượm tình thuỷ chung : “Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ…”. Điều ước ao lớn nhất của nàng không phải là danh vọng, tiền bạc mà là một cuộc sống gia đình đầm ấm yên vui. Trong những ngày tháng chồng đi xa, một mình nàng phải chèo lái con thuyền gia đình. Nàng chăm sóc, thuốc thang cho mẹ chồng đau ốm, bệnh tật như đối với cha mẹ đẻ. Sự hiếu thảo của nàng khiến bà hết sức cảm động, trước khi qua đời bà đã nhắn nhủ : “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống nòi tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.”. Không chỉ vậy nàng còn phải chăm lo cho đứa con thơ vừa lọt lòng. Vì thương con, lo cho con thiếu thốn hình bóng người cha và cũng để nàng gửi gắm nỗi nhớ thương, mong mỏi chồng, Vũ Nương đã nghĩ ra trò cái bóng. Đêm đêm, nàng chỉ vào cái bóng của mình trên tường và nói với đứa con nhổ rằng đó là cha nó. Xã hội phong kiến trong buổi suy tàn khiến con người luôn cảm thấy bất an : chỉ một trò đùa, một vật vô tri, vô giác như cái bóng cũng khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ. Qua năm sau, việc quân kết thúc, Trương Sinh về tới nhà. Nghe lời của đứa con, chàng chẳng thèm suy nghĩ dù đó là lời nói của một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và quá mập mờ. Trương Sinh mắng nhiếc vợ rồi đánh đuổi nàng đi, không cho nàng giải thích. Nàng thật sự thất vọng. Hạnh phúc gia đình đã tan vỡ. Tình yêu, lòng tin không còn. Thất vọng đến tột cùng, chán chường vô hạn, nàng đã tìm đến cái chết để thanh minh cho bẳn thân. Niềm tin vào cuộc sống đã mất khiến cho Vũ Nương không thể trở về với cuộc sống trần gian dù điều kiện có thể.
Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng đều giống như Vũ Nương. Số phận của họ như đã được định đoạt từ trước. Sinh ra mang kiếp đàn bà thì dù giàu nghèo sang hèn không trừ một ai, lời “bạc mệnh” cũng đã trở thành “lời chung” – như Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều :
Đau đớn thay phậh đàn bà,
Lời rằng bậc mệnh cũng là lời chung.
Họ là nạn nhân của chế độ phong kiến với những điều luật hà khắc, bất công với nữ nhi. ơ đó sinh mạng người phụ nữ không được coi trọng, họ bị mua bán, trả giá một cách công khai. Ở cái xã hội ấy, họ chỉ như một thứ đồ vật vô tri, không được có ý kiến hay thanh minh cho bản thân. Vũ Nương chết đi mang theo nỗi oan tột cùng, nhưng người gây ra tất cả những bi kịch trên là Trương Sinh lại không bị xã hội lên án và cũng không mặc cảm với bản thân. Ngay cả khi nỗi oan ức ấy đã được giải thoát, Trương Sinh cũng không bị lương tâm cắn rứt, coi đó là việc đã qua rồi, không còn đáng nhắc lại làm gì nữa. Xã hội phong kiến đã dung túng cho những kẻ như Trương Sinh, để người phụ nữ phải chịu những đau khổ không gì sánh được.
Trong ca dao cũng nhắc đến người phụ nữ với sự đau khổ tương tự :
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Dù ca dao có xuất xứ từ nhân dân lao động, nhưng nó vẫn phản ánh đúng số phận của người phụ nữ – “những hạt mưa sa”. “Hạt mưa ấy” không biết mình sẽ rơi vào đâu : một nơi “đài các” hay ra “ruộng cày” ? Dù đó là đâu, dù muốn hay không họ cũng phải chấp nhận.
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng là một người phụ nữ phong kiến, bà cũng hiểu số phận của mình sẽ bị xã hội đưa đẩy như thế nào. Bà đã viết :
Thân em ưừa trắng lại ưừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Bà không cam chịu sống cuộc sống bất công như vậy. Bà đã khẳng định người phụ nữ phải có một vị trí khác trong xã hội. Nhưng sự cố gắng của bà chỉ như một tia sáng hiếm hoi trong chuỗi đời u tối của người phụ nữ. Xét cho cùng, những đau khổ ấy đến với họ cũng là do họ sống quá cam chịu, quá dễ dàng thoả hiệp. Nếu như họ biết đấu tranh tới cùng, nếu như họ không chọn cái chết để thanh minh thì những bất công ấy sẽ không có điểu kiện phát triển.
Chúng ta đều xót thương và cảm thông cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Là một con người sống trong thời đại mới, ta thật hạnh phúc khi không phải bó buộc vào những luật lệ, lề thói xấu ấy.
Vũ trụ có nhiều kì quan nhưng kì quan tuyệt phẩm, huyền bí nhất có lẽ là phụ nữ. Trong xã hội ngày nay, vai trò và hình ảnh của người phụ nữ được tôn vinh hơn hẳn những thời kì lịch sử trước, những thời kì nước ta đang đắm chìm trong đêm đen loạn lạc của chế độ phong kiến. Thương thay, số phận của người phụ nữ phong kiến thật chua xót bất hạnh. Bằng sự đồng cảm và cảm thông ấy các nhà thơ nhà văn cùng thời đã tạc vào lịch sử văn học Việt Nam hình ảnh người phụ nữ phong kiến, đại diện cho cái đẹp hoàn mĩ. Đó là hai tác phẩm tiêu biểu Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và Truyện Kiều của Nguyễn Du. Mặc dù hai nàng Kiều, Vũ Nương tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời hai nàng lại chất chứa những trang buồn đầy nước mắt, bi kịch.
"Chuyện người con gái Nam Xương" xoay quanh về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương - người con gái nhan sắc, đức hạnh. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, con nhà hào phú nhưng ít học, có tính đa nghi và hay ghen. Cuộc sống gia đình đang êm ấm thì Trương Sinh phải đầu quân đi lính. Chàng đi đầy tuần, Vũ Nương sinh con trai, hết lòng nuôi dạy con, chăm sóc, lo ma chay cho mẹ già chu đáo và thủy chung đợi chồng. Đêm đêm, nàng thường trỏ bóng mình trên vách và nói với con đó là cha của bé. Giặc tan, Trương Sinh trở về, tin lời con nhỏ, nghi ngờ vợ thất tiết, nhục mạ, đánh đuổi nàng đi. Phẫn uất, Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Sau một thời gian, chàng Trương Sinh mới biết được nỗi oan của vợ và lập đàng giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện về giữa bến Hoàng Giang lúc ẩn, lúc hiện rồi biến mất.
Truyện Kiều nói về nàng Kiều là người con gái đầu lòng trong một gia đình trung lưu lương thiện, sống cùng cha mẹ và hai em, là người tài sắc vẹn toàn. Trong buổi du xuân Kiều gặp Kim Trọng 2 người nảy sinh tình cảm, hai người tự do đính ước với nhau. Kim Trọng về quê chịu tang chú. Gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt đẩy vào lầu xanh. Nàng được Thúc Sinh cứu vớt nhưng lại bị vợ cả là Hoạn Thư ghen tuông đầy đọa. Kiều đến nương nhờ cửa phật, sư Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà vô tình đẩy nàng vào lầu xanh lần hai. Ở đây Kiều gặp Từ Hải, Từ Hải lấy Kiều giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải bị Hồ Tôn Hiến hãm hại, Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. Kiều đau đớn tủi nhục, Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu lần hai Kiều nương nhờ cửa phật. Sau khi chịu tang chú xong chàng Kim trở lại tìm Kiều thì mới biết gia đình Kiều bị tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha. Kim Trọng kết hôn với Thúy Vân nhưng chẳng nguôi được mối tình say đắm chàng đi tìm Kiều. Nhờ gặp sư Giác Duyên Kim Kiều gặp nhau gia đình đoàn tụ.
Nguyễn Du có viết:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung".
Đó là những lời xót xa của Nguyễn Du khi viết về cuộc sống của những người phụ nữ trong xã hội mà ông đang sống. Dường như ông thấu hiểu sự đau khổ và bất lực của những người phụ nữ trong xã thời phong kiến, cái xã hội thối nát, đầy rẫy những sự bất công và trọng nam khinh nữ. Tất cả những người phụ nữ ở thời đại đó đều thùy mị, đảm đang nhưng chỉ vì những thế lực phong kiến, những cách nghĩ ngu muội mà cuộc đời họ đã chịu nhiều khổ cực. Mỗi người họ đều có một cuộc đời riêng, một nỗi đau khổ riêng, nhưng họ đều có đặc điểm chung là "bạc mệnh". Ta có thể thấy điều đó qua nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ và Thúy Kiều trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du
Người phụ nữ trong thời phong kiến xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ xinh đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt. Ở Vũ Nương, nàng "thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Khi lấy Trương Sinh, biết chàng có tính hay ghen nên nàng "cũng giữ gìn khuôn phép, chưa từng lúc nào để vợ chồng xảy ra thất hòa". Nàng luôn một lòng, một dạ quý chồng thương con nên khi chàng Trương đi lính, nàng "không mong được đeo ấn phong hầu, chỉ cần ngày về được mang theo hai chữ bình yên". Có thể thấy, nàng là người con gái hiền lành, chất phác, cưới chàng Trương, nàng không hề mong danh lợi hay vinh hoa, phú quý mà chỉ vì một mong ước rất bình thường mà người phụ nữ nào cũng muốn "thú vui nghi gia, nghi thất". Khi chàng Trương đi lính, Vũ Nương một mình nuôi con, hết lòng chăm lo cho mẹ chồng như mẹ đẻ của mình. Lúc mẹ chồng bị bệnh, nàng đã hết mực chăm sóc, rồi khi bà mất, nàng làm ma chay, tế lễ chu đáo, nuôi con khôn lớn chờ đợi ngày Trương Sinh trở về. Đó là những nét đẹp về ngoại hình và cả trong tâm hồn của người phụ nữ xưa. Và đặc biệt phải kể đến cả Thúy kiều, một người con gái tài sắc vẹn toàn. Khi cha bị nghi oan, không có tiền để cứu cha, nàng đã bán mình chuộc cha dù đã có lời thề non hẹn biển với Kim Trọng. Từ đó, nàng đã không biết bao nhiêu lần rơi vào tay của những tên bán người như Tú Bà, Sở Khanh, Mã Giám Sinh...lừa gạt. Ở nơi đất khách quê người, bị đẩy vào những chốn lầu xanh, nàng vẫn lo nghĩ cho Kim Trọng, cho cha mẹ mình hơn cả bản thân. Nàng nhớ đến Kim Trọng, nhớ đến những ngày thánh cùng chàng nguyện ước. Nàng lo không biết ai sẽ chăm lo cho cha mẹ, ai sẽ quạt cho cha mẹ mỗi khi hạ đến, ai sẽ ủ chăn cho cha mẹ mỗi khi sang thu. Một tâm hồn thủy chung và cao thượng. Họ, những người phụ nữ phong kiến đều là những con người đẹp người đẹp nết. Họ một lòng chung thủy, hiếu thảo với cha mẹ, luôn hết lòng chăm sóc gia đình thật tốt và chu đáo.
Những người phụ nữ đẹp là thế, tâm hồn thanh cao là vậy, nhưng đáng tiếc thay họ lại sống trong một xã hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục rỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chèn ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ, hồng nhan thì bạc phận. Với Vũ Nương, sau khi chồng về, tưởng rằng gia đình sẽ sum vầy trong hạnh phúc nhưng không ngờ số phận bạc bẽo đã xảy ra với nàng. Trương Sinh đi lính trở về và đứa con của chàng lúc đó đã biết nói. Tin lời của 1 đứa trẻ ngây ngô mà Trương Sinh đã đem lòng nghi oan cho Vũ Nương. Chàng bảo thủ, khăng khăng, nhiếc mắng và đánh đuổi Vũ Nương 1 cách thậm tệ. Bỏ ngoài tai những lời khuyên ngăn của dân làng, không thèm nghe những lời giải thích của Vũ Nương, Trương sinh với cái tính ích kỉ, sự ghen tuông quá đỗi đã đẩy Vũ Nương đến ngõ cụt. Nàng phải lấy cái chết để giữ trong trắng cho bản thân mình. Nhưng cái chết đó không hề làm lương tâm Trương Sinh day dứt. Thật quá bất công. Cái chết của nàng không chỉ tố cáo tính cách của chàng Trương, mà còn tố cáo cả xã hội phong kiến thời bấy giờ. Với chế độ nam quyền thối nát, độc đoán, nó đã làm cho phụ nữ lúc bấy giờ phải chịu rất nhiều những oan trái, tủi nhục không đáng có. Chỉ vì cái xã hội trọng nam khinh nữ, cái xã hội người phụ nữ luôn ở mức thấp hèn mà nàng đã phải ôm nỗi đau không được giải oan mà tự vẫn.
Không những Vũ Nương mà còn có rất nhiều người phụ nữ phải chịu những đau đớn đó. "Phận đàn bà" trong xã hội ấy là "đau đớn", là "bạc mệnh", là tủi nhục không kể xiết. Như là Vương Thúy Kiều trong "Truyện Kiều" - tiếng kêu thương thống thiết, ai oán, não nùng của đại thi hào dân tộc "Nguyễn Du". Số phận của nàng còn lênh đênh hơn Vũ Nương rất nhiều. Lần này, dưới chế độ đồng tiền hôi tanh đen bạc. Nó đã tạo ra 15 năm đau đớn phiêu bạt của nàng Kiều xinh đẹp. Chỉ vì tiền mà bọn sai nha đã gây nên cảnh tan tác, chia lìa của gia đình Kiều. Để có tiền cứu cha và em trai của mình, nàng đã quết định bán thân cho Mã Giám Sinh – một tên gian ác buôn thịt bán người. Và Kiều bỗng trở thành một món hàng để cho hắn cân đong, đo đếm, cò ke, ngã giá... Và từ tay Mã Giám Sinh đểu cáng thì Kiều đã rơi vào tay Tú Bà, mụ chủ nổi tiếng của thanh lâu. Là một người con gái xinh đẹp, tài năng, và đã sinh trưởng trong một gia đình trung lưu, lương thiện gia giáo, dòng dõi cao quý, nên Thúy Kiều không thể chấp nhận trở thành gái lầu xanh. Nàng cay đắng chịu đựng những trận đòn tàn khốc của Tú Bà, nàng đã đi tìm cái chết nhưng không được vì bị Tú bà bắt gặp. Tú Bà đã bày muốn thuê Sở Khanh lừa nàng, buộc nàng trở thành một cô gái lầu xanh thực thụ. Thế là nàng đau đớn, cay đắng cam chịu số phận dấn thân vào cuộc sống ô nhục. Đau đớn thay! Từ một cô gái trong trắng, đức hạnh, nàng đã trở thành một món đồ chơi thú vị cho bọn khách chơi. Số phận trái ngang của Kiều không chỉ dừng lại ở đây mà số phận của nàng còn lênh đênh, bèo dạt, mây trôi và lưu lạc 15 năm trời, đã chịu bao nhiêu tai họa giáng xuống đầu
Vũ Nương và Thúy Kiều thật đáng thương! Họ dường như đại diện cho tầng lớp phụ nữ ngày xưa. Họ không được hưởng bất cứ một thứ quyền lợi, không được hưởng một chút tự do. Thật bất công! Những hủ tục phong kiến thối nát đã tạo nên khổ đau cho người phụ nữ. Số phận của họ không thoát khỏi nanh vuốt của xã hội vô lí đó. Nhưng tất cả những vẻ đẹp từ hình thức đến tâm hồn của họ thì luôn luôn đáng ca ngợi, đáng trân trọng và nâng niu.
Trong xã hội phong kiến xưa, quyền sống còn của con người mà nhất là quyền sống của người phụ nữ như là chỉ mãnh treo chuông, không có gì đảm bảo để tồn tại. Cuộc sống của họ cũng có thể được ví như "chim trong lồng, cá trong chậu". Họ không thể làm chủ được bản thân, làm chủ được cuộc sống của chính bản thân mình dẫu cho họ chỉ khát khao một điều giản đơn ấy thôi. Tại sao lại như thế? Khi cái mơ ước, niềm mong mỏi của những người phụ nữ quá đỗi tầm thường, bình dị: "làm chủ được cuộc sống, có một gia đình hạnh phúc" nhưng chẳng thể nào thực hiện được. Vâng, xin thưa rằng đó chình là tạo hóa trớ trêu mà thôi, thích đùa giỡn với số phận mong manh của người phụ nữ.
a. Giải thích ý thơ:
- Niềm thương cảm của Nguyễn Du dành cho những người phụ nữ. "Phận" là thân phận,"mệnh" là số phận do trời định. "Lời bạc mệnh" là "lời chung" dành cho những người phụ nữ => Đó là kiếp "đàn bà" đều phải chịu đắng cay, khổ cực.
b. Trình bày suy nghĩ về số phận người phụ nữ xưa và nay:
- Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội xưa
- Thân phận: thân phận của những con người chịu nhiều bất công, oan ức và bị chà đạp về nhân phẩm.
- Số phận Vũ Nương, Thúy Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ, là "tấm gương oan khổ";
- Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội ngày nay
- Ngày nay trong xã hội mới, xã hội hiện đại khi nam nữ đã bình quyền, phụ nữ đã được tôn trọng, đánh giá ngang với đàn ông. Pháp luật đã bảo vệ họ
- Người phụ nữ ngày nay vẫn kế thừa và phát huy được truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: vẫn coi trọng tứ đức, tam tòng nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Tứ đức cùng với đạo tam tòng không phải là tư tưởng chính thống quyết định số phận họ. Ngày nay phụ nữ có quyền bình đẳng như nam giới: tự mình quyết định hạnh phúc, tương lai, cuộc đời mình.
- Thực tế xã hội ngày nay bạo lực gia đình không hẳn đã chấm hết, người phụ nữ chưa hẳn đã được bình đẳng tuyệt đối như nam giới vốn do thiên bẩm là thế nhưng họ đã thực sự có một cuộc đời mới, số mệnh mới...
Em tham khảo:
Trong văn bản "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" của Nguyễn Đình Chiểu, hình ảnh Lục Vân Tiên hiện lên thật anh dũng phi thường. Khi nhìn thấy bọn cướp, Lục Vân Tiên không những không sợ hãi trốn chạy mà còn lao ra chỗ bọn cướp đánh nhau với chúng để cứu người. Chỉ với một cây gậy bằng thân cây mà một mình Vân Tiên đã đánh tan lũ giặc hại dân hại nước. Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả Lục Vân Tiên võ công phi thường "tả đột hữu xông" đánh bọn cướp không chớp mắt. Chàng đại diện cho chính nghĩa, cho cái thiện để đánh thắng bọn gian tà. Tên cầm đầu bọn cướp bị Lục Vân Tiên cho một gậy khiến "thác rày thân vong". Chỉ bằng vài câu thơ ngắn gọn, NGuyễn Đình Chiểu đã vẽ nên một Lục Vân Tiên oai nghi hùng dũng, xả thân vì nghĩa.
Phẩm chất Lục Vân Tiên:
- Mẫu người lí tưởng, phẩm chất anh hùng, dũng cảm, coi trọng lẽ phải, văn võ song toàn: thấy người gặp nạn nên cứu giúp, một mình đánh cướp
- Coi trọng lễ nghĩa, trọng nghĩa khí: cứu người không mong trả ơn, không muốn làm ảnh hưởng danh dự, tiết nghĩa của nàng
Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng.
Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp cũng thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Tuy có màu sắc của lễ giáo phong kiến (Khoa khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phận gái, ta là phận trai) nhưng đoạn thơ vẫn thể hiện đức tính khiêm nhường đáng quí của chàng.
B