Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình tìm trước rồi giải thích sau:
Câu nhân hóa:
Những cậu tre bá vai nhau học.
Giải thích: Ở đây, tre được nhân hóa là cậu. Hành động của chúng là bá vai nhau học. Nhưng ở goài đời thật, tre không thể bá vai và học, thế nên ở đây đã dùng biện pháp nhân hóa khiến tre đã như là một con người.
Câu so sánh:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ thức chỉ vì chúng con
(So sánh hơn kém)
Giải thích: So sánh ở đây là so sánh hơn kém vì có chữ chẳng bằng. Vậy thì nếu so sánh, ta sẽ có kết quả là dòng một( những ngôi sao) chưa bằng hoặc bé hơn(chẳng bằng) công lao mẹ( mẹ thức chỉ vì chúng con). Phép so sánh ở câu này cho thấy được công lao của mẹ còn lớn hơn cả những ngôi sao trên bầu trời.
làm cho câu văn của đoạn văn, đoạn thơ trở nên hay hơn, sinh động hơn và cảm xúc hơn
Câu 2: Diễn biến:
- Tháng 4/42, Mã Viện chỉ huy dẫn 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu tấn công và chiếm Hợp Phố, sau đó chia thành 2 đạo thủy bộ tiến vào nước ta.
- Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh đến vùng Lãng Bạc để nghênh chiến. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.
- Quân địch đông và mạnh, Trưng Vương quyết định lui quân về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi, Hai Bà lui về Cấm Khê (Ba Vì- Hà Tây) chiến đấu giữ từng tấc đất, xóm làng.
- Tháng 3/43 Hai Bà hy sinh trên đất Cấm Khê nhưng cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11/43 mới kết thúc.
chúc bạn học tốt !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Câu 1:chung thủy,đẹp,giàu sức sống,thanh cao,giản dị,nhũn nhặn,ngay thẳng,thủy chung,can đảm,.....Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
Ngôi trường của em mang tên Nguyễn Văn Trỗi. Mặc dù mới được học tại trường chưa đầy một năm nhưng ngôi trường đã để lại trong em nhiều kỷ niệm đẹp. Trường rộng gồm 44 phòng học, sân trường được lát xi măng rất sạch với những tán cây bàng, cây phượng xanh mát. Giờ ra chơi, bóng áo trắng tràn xuống sân thật vui nhộn. Sân trường bỗng vui tươi hẳn lên. Em rất yêu trường với những giờ học, giờ chơi thật thú vị.
- Hoán dụ: từ “bóng áo trắng”.
- Nhân hóa: từ “vui tươi”.
Quê em là một vùng nông thôn hẻo lánh và yên bình. Mỗi buổi chiều, từng đàn cò trắng bay dập dờn như đang múa vui trên nền cảnh quê hương bao la, bát ngát. Trên cánh đồng, những chị Lúa gối lên nhau thì thầm nói chuyện với gió. Ông Mặt Trời toả những tia nắng dịu dàng của buổi chiều vào cảnh vật. Dòng sông như ánh lên lấp lánh ánh vàng của mặt trời. Những chú trâu nằm thung thăng gặm cỏ trên đê. Em rất yêu quý buổi chiều trên quê em.
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
Mỗi buổi sáng ,tôi thường theo ông ra vườn hoa chơi.Vườn hoa đó do chính ông tôi vun trồng bao năm nay .Buổi sớm ,những cô họa mi hót líu lo chào nắng mới.Ông mặt trời còn ngái ngủ nên những tia nắng không gay gắt mà ấm áp dịu dàng .Những giọt sương tựa như những em bé tinh nghịch đùa tên những chiếc lá xanh biếc . Tôi vươn vai hít thở bầu không khí trong lành.Bụi hoa hồng gai đã nở hoa đỏ chói thật đẹp ,những dàn hoa dâm bụt cũng khoe sắc.Ở đây ,tôi thấy thanh bình đến lạ .Chú thích :
Nhận hóa :cô họa mi hót líu lo chào nắng mới.,Ông mặt trời còn ngái ngủ
So sánh :Những giọt sương tựa như những em bé tinh nghịch đùa tên những chiếc lá xanh biếc
Bỏ câu 2 nhé