Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha em:
Phân tích tình huống truyện: Nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện bất ngờ, căng thẳng và kịch tính, tạo nút thắt cho câu chuyện. Ông là người yêu làng và luôn tự hào về ngôi làng cách mạng của mình nay lại được nghe từ chính miệng những người di tản từ phía làng chơ Dầu nói là làng Chợ Dầu lập tề theo Tây. Nút thắt ở đây là nhân vật được đặt vào hoàn cảnh giằng xé giữa tình yêu quê hương và tình yêu đất nước; giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm đối với đất nước. Sau đó, về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. Ông thấy tủi thân, thương con, thương dân làng chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân làng Việt gian, thấy nhục nhã đau khổ tột cùng. Kết quả là, suốt mấy ngày hôm sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở xó nhà, nghe ngóng tình tình bên ngoài. Những ngày đó, tâm trạng của ông luôn nơm nớp lo sợ, xấu hổ và nhục nhã. Sau đó, khi nghe tin mụ chủ nhà sẽ đuổi người làng Chợ Dầu, ông Hai đã cảm nhận được hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống, không có chỗ ở. Đã có lúc ông nghĩ hay là quay về làng nhưng rồi ông hiểu được thế là phản bội cách mạng, phản bội Cụ Hồ và ông đã dứt khoát theo cách của ông: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Rõ ràng, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê, nhưng sâu trong ông vẫn là tình cảm với làng, nên ông càng đau xót hơn. Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết tâm sự với đứa con út. Qua lời tâm sự với con, chúng ta thấy rõ một tình cảm sâu nặng và bền chặt với cái làng chợ Dầu, một tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng của con người ông Hai. Tình cảm đó là sâu nặng và thiêng liêng, là sự chuyển biến trong nhận thức của người nông dân VN đối với Cách mạng và kháng chiến.
cái này bn chỉ cần gt tác giả ,tác phẩm,hcst và tâm trạng của ông hai trước khi nghe tin làng theo giặc " ông hay kể về cái làng của mik,tự hoàn về làng của mik,nhớ những buổi đào hầm ,đắp ụ......ông hay đến phòng thông tin để nghe nghóng tin tức của làng chợ dầu..." đg trong tâm trạng vui sướng,phấn khởi thì ông hai đột ngột nghe tinn làng chợ dầu theo giặc .đg từ đỉnh của sự cao trào ông hai bỗng im phắc lại,lắp lắp hỏi lại.rồi về dến nhà...ông đau đớn tột cùng và ko dám đi đâu..,chỉ dám thủ thr với thaz con trai để tự minh oan cho mik...r bn phân tích đoạn đấy và dẫn chứng ra..
kết bài ;giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên
-giá trj nội dung..
Câu 1:
- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp
- Vị trí đoạn văn là tâm trạng sau khi ông Hai đi ra khỏi phòng thống tin, trên đường về nhà, sau cuộc gặp gỡ, chứng kiến câu chuyện của những người phụ nữ tản dư dưới xuôi lên. Họ bảo: Làng chợ Dầu theo giặc.
Câu 2: Ngôi 3, có tác dụng:
- Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc
- Người kể có thể linh hoạt thay đổi điểm nhìn, biết hết mọi diều diễn ra xung quanh.
Câu 3: Độc thoại và độc thoại nội tâm:
- Đoạn sử dụng “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian…..nhục nhã thế này.”
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh nỗi đau của một người luôn tự hào về làng nhưng vỡ mộng.
+ Sự trăn trở lo lắng cho số phận những đứa trẻ
+ Sự căm phẫn đối với lũ bán nước
Câu 4:
- Câu chủ đề: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lúc trên đường về và khi ở nhà.
- Nêu tình huống: Bất ngờ nghe được câu chuyện của những người tản cư về làng chợ Dầu theo giặc.
- Dẫn dắt đến đoạn trích trên: Trước khi có tâm trạng này, ông Hai đã từng đau khổ khi mới hay tin chấn động này.
- Trên đường đi: Cúi gắm mặt, không dám nhìn ai à tủi hổ
- Về nhà:
+ Chán nản: Nằm vật ra giường
+ Tủi thân, trăn trở được thể hiện qua các câu hỏi tu từ, độc thoại
+ Tức giận và căm thù vì những kẻ bán nước
+ Nghi ngờ “ngờ ngợ” (từ láy diễn tả chính xác) vì trong lòng vẫn còn lòng tin với mọi người trong làng ở lại
è Đau đớn, tức giận hay xấu hổ cũng vì yêu làng và tự hào về làng.
Câu 1:
- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp
- Vị trí đoạn văn là tâm trạng sau khi ông Hai đi ra khỏi phòng thống tin, trên đường về nhà, sau cuộc gặp gỡ, chứng kiến câu chuyện của những người phụ nữ tản dư dưới xuôi lên. Họ bảo: Làng chợ Dầu theo giặc.
Câu 2: Ngôi 3, có tác dụng:
- Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc
- Người kể có thể linh hoạt thay đổi điểm nhìn, biết hết mọi diều diễn ra xung quanh.
Câu 3: Độc thoại và độc thoại nội tâm:
- Đoạn sử dụng “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian…..nhục nhã thế này.”
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh nỗi đau của một người luôn tự hào về làng nhưng vỡ mộng.
+ Sự trăn trở lo lắng cho số phận những đứa trẻ
+ Sự căm phẫn đối với lũ bán nước
Câu 4:
- Câu chủ đề: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lúc trên đường về và khi ở nhà.
- Nêu tình huống: Bất ngờ nghe được câu chuyện của những người tản cư về làng chợ Dầu theo giặc.
- Dẫn dắt đến đoạn trích trên: Trước khi có tâm trạng này, ông Hai đã từng đau khổ khi mới hay tin chấn động này.
- Trên đường đi: Cúi gắm mặt, không dám nhìn ai à tủi hổ
- Về nhà:
+ Chán nản: Nằm vật ra giường
+ Tủi thân, trăn trở được thể hiện qua các câu hỏi tu từ, độc thoại
+ Tức giận và căm thù vì những kẻ bán nước
+ Nghi ngờ “ngờ ngợ” (từ láy diễn tả chính xác) vì trong lòng vẫn còn lòng tin với mọi người trong làng ở lại
è Đau đớn, tức giận hay xấu hổ cũng vì yêu làng và tự hào về làng.
Ngôn ngữ đối thoại ở đoạn này rất sinh động, góp phần bộc lộ tâm trạng và tính cách nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại mà mang tính chất độc thoại, như lời tự giãi bày, tự minh oan. Ông Hai hỏi con những câu mà đã biết chắc câu trả lời. Những câu hỏi ấy rất hợp với hoàn cảnh cũng như tính cách ông Hai. Những câu trả lời của con cũng chính là tiếng lòng ông, cũng là những điều bố con ông khắc cốt ghi tâm. Những câu hỏi ấy cũng mang bao nỗi nhớ, bao bộn bề, giằng xé trong lòng ông. Rất yêu làng, nhớ làng, muốn về làng, nhưng tình cảm với kháng chiến còn cao hơn. Đau buồn tưởng làng theo giặc nhưng bố con ông Hai một lòng thành kính theo Cụ Hồ, theo kháng chiến. Cả hai tình cảm ấy đều mãnh liệt nhưng thống nhất trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Đó cũng là nét mới trong tư tưởng, tình cảm của ông Hai – người nông dân trong thời đại cách mạng và kháng chiến.
Ngôn ngữ đối thoại ở đoạn này rất sinh động, góp phần bộc lộ tâm trạng và tính cách nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại mà mang tính chất độc thoại, như lời tự giãi bày, tự minh oan. Ông Hai hỏi con những câu mà đã biết chắc câu trả lời. Những câu hỏi ấy rất hợp với hoàn cảnh cũng như tính cách ông Hai. Những câu trả lời của con cũng chính là tiếng lòng ông, cũng là những điều bố con ông khắc cốt ghi tâm. Những câu hỏi ấy cũng mang bao nỗi nhớ, bao bộn bề, giằng xé trong lòng ông. Rất yêu làng, nhớ làng, muốn về làng, nhưng tình cảm với kháng chiến còn cao hơn. Đau buồn tưởng làng theo giặc nhưng bố con ông Hai một lòng thành kính theo Cụ Hồ, theo kháng chiến. Cả hai tình cảm ấy đều mãnh liệt nhưng thống nhất trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Đó cũng là nét mới trong tư tưởng, tình cảm của ông Hai – người nông dân trong thời đại cách mạng và kháng chiến.