Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.

Nêu cảm nhận của em về bài ca dao tr...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 10 2019

Tham khảo:

"Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang”
Vẫn là điệu thơ lục bát thiết tha ngọt ngào. Câu trên là lời cảm thán cất lên gieo vào lòng người bao sự đồng cảm: “Ơn cha nặng lắm ai ơi!” Nhờ cha sinh mẹ dưỡng ta mới nên người. Cha là trụ cột của gia đình cả về tinh thần lẫn vật chất. Cha lao động vất vả để nuôi con khôn lớn học hành. Cha dạy bảo con nên người. Tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Cảnh “mẹ goá con côi” thì bất hạnh vô cùng! Sống trong xã hội nông nghiệp ngày xưa, “bát cơm đổi bát mồ hôi” con cái mới thấm thía ơn cha vô cùng sâu nặng, không thế nào kể xiết.
Câu dưới bài ca dao nói về nghĩa mẹ; nghĩa mẹ được so sánh với Trời rộng Trời cao. “Nghĩa mẹ bằng Trời” là bằng sự bao la mênh mông. Làm sao có thể đo được, tính được? Nghĩa mẹ cũng là công ơn sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo của mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau. Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi nấng con khôn lớn từng ngày. Mẹ bú mớm, nâng niu con thơ, trông nom con khôn lớn từng ngày: “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Nghĩa mẹ đâu chỉ có “chín tháng cưu mang”, mà là “bằng vô cùng, vô tận”. Vì thế mới có câu ca:
"Chim Trời đâu dể đếm lông,
Nuôi con ai dám kể công tháng ngày”
Con tập bò, tập nói, tập đi, con lớn khôn từng ngày trong tình thương của mẹ hiền. Khi khôn lớn, con mới thấu hiểu ơn cha nghĩa mẹ và đạo làm con. Bài ca dao nói ít mà gợi nhiều, có tác dụng giáo dục mỗi chúng ta về đạo làm con, biết “tròn chữ hiếu”, biết thương mẹ kính cha, biết đền đáp công ơn của cha mẹ.
Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát biến thể. Chữ “ơi” cuối câu lục không bắt vần với chữ thứ sáu câu bát mà lại bắt vần với chữ thứ tư chữ “Trời”. Sự kết hợp nghệ thuật cảm thán với biện pháp tu từ so sánh tạo nên giọng điệu vừa ngọt ngào vừa gợi lên hình tượng bao la mênh mông, vô cùng thấm thía.

2 tháng 5 2017

đề bài yêu cầu là nghị luận về công ơn của cha mẹ

2 tháng 5 2017

Mở bài: Nếu suy nghĩ chung về tình cảm công ơn của cha mẹ dành cho con cái.

Thân bài:

- Em hiểu công ơn là gì?

- Tại sao chúng ta phải biết ơn cha mẹ?

Đưa luận cứ phụ:

- Mỗi chúng ta sinh ra đều được lớn trong tình yêu thương của ba mẹ, được ba mẹ lo từng những giấc ngủ, bữa cơm... Ba mẹ là những người hi sinh cho chúng ta nhiều nhất.....

- Nhiều khi lác ba mẹ làm những việc không vừa ý với chúng ta thì bản thân chúng ta lại chửi ba mẹ không kiềm chế được cơn tức giận....

- Hằng ngày để có được đồng tiền lo cho con cái ăn học, ba mẹ phải mình sức khỏe để đánh đổi nó. Trời nắng, ba mẹ cũng phải chăm chỉ làm việc, làm sao để con có cuộc sống đầy đủ như bao bạn khác....

- Công ơn mà ba mẹ dành cho con cái sẽ không nói bằng lời mà nó được trả lời bằng hành động, cử chỉ....

==> Hãy tôn trọng, hãy biết chia sẻ công việc với ba mẹ, là một người con thì phải ghi nhớ lấy dù có đi đâu đi xa chăng nữa thì ba mẹ vẫn luôn bên cạnh, chăm sóc của chúng vì sẽ không có công ơn nào lớn hơn công ơn của ba mẹ dành cho chúng ta.

Kết bài: Khẳng định lần cuối về công ơn của ba mẹ, rút ra bài học cho bản thân.

- Tớ làm lại dàn ý cho đề văn trên! Chúc bạn hc tốt!

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao sau:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài làm

Ngay từ thời ấu thơ, tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài ca về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn.

Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ.

Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với  nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

11 tháng 8 2018

Tham khảo bạn nhé!

Nhân cách mỗi người đều được nuôi dưỡng bằng môi trường sống xung quanh, đặc biệt là ảnh hưởng từ những người gần gũi với chúng ta nhất: cha mẹ. Cha mẹ là người đắp nặn hình hài và cả tâm hồn cho chúng ta, là người quan trọng nhất cho sự phát triển về nhân cách và điều kiện sống. Vì vậy mà dân gian đã lưu truyền từ đời xưa câu ca dao “Có cha có mẹ thì hơn. Không cha không mẹ như đờn đứt dây”.

Câu ca dao thể hiện rõ nét công lao to lớn của người làm cha, làm mẹ đối với con cái. Đờn là đàn được đọc lái âm tạo vần làm cho câu ca dao mang nhịp điệu nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người. Đàn phát ra âm thanh trong trẻo phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân ta từ xưa đến nay. Âm thanh được tạo ra từ dây đàn, khi đàn đứt dây thì nó sẽ chẳng còn tác dụng gì nữa giống như người con. Cha mẹ chính là tiền đề cho con cái phát triển và phục vụ công sức của mình cho xã hội, là mảnh ghép quan trọng nhất trong cuộc đời của con cái, giống như sự quan trọng của dây đàn vậy.

Cha luôn là trụ cột của gia đình, gánh vác những công việc nặng nhọc, đổ những giọt mồ hôi để con cái có điều kiện sống tốt nhất. Cha còn dạy con cách sống, cha truyền cho con sự mạnh mẽ và tinh thần trách nhiệm. Cha là người chăm lo cho cuộc sống của con và mẹ là người nuôi dưỡng tâm hồn con. “Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”, mẹ dành tất cả tình yêu vô bờ của mình cho con, yêu con vô điều kiện. Mẹ cũng là người dạy con cách làm người, trở thành một người tốt, sống lương thiện, yêu thương mọi người xung quanh. Ơn sâu nghĩa nặng của cha mẹ nào đâu kể xiết. Cha mẹ là đôi mắt dẫn đường cho con, là bàn tay che chở bao bọc con, nâng đỡ con dậy, động viên con bước vào đời. Đằng sau mỗi thành công, mỗi bước trưởng thành của người con là ánh mắt luôn dõi theo của cha mẹ. Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất đời con, là nhà nơi con tìm về.

Không cha không mẹ là nỗi bất hạnh lớn nhất của người con: “như đàn đứt dây”. Con thiếu cha là thiếu đi một lá chắn bảo vệ che chở, thiếu một người thầy giáo dục ta về cách sống và cả sự thiếu thốn về vật chất. Con không mẹ sẽ thiếu thốn về tình yêu thương sâu đậm từ trái tim người mẹ, không có sự dạy dỗ nhân cách một cách cẩn thận chu toàn, thiếu thốn về tinh thần. Không có cả cha lẫn mẹ thì người con sẽ bị khiếm khuyết cả vật chất lẫn tinh thần, mất đi một phần hạnh phúc. Họ không có người chở che, không có những lời khuyên hữu ích, không có điều kiện phát triển học thức và giáo dục. Vì vậy họ dễ sa chân lỡ bước và thậm chí khi họ gục ngã cũng sẽ không có cha mẹ máu mủ ruột thịt ở bên an ủi, nâng đỡ họ dậy, khuyến khích họ bước tiếp. Họ thiếu đi sự an toàn khi sau lưng họ thiếu vắng bóng hình cha mẹ. Những người con ấy có thể sẽ không có tuổi thơ hạnh phúc – tuổi thơ tràn ngập yêu thương chiều chuộng như những đứa trẻ khác. Điều ấy khác ghi trong tâm trí họ, trở thành một nỗi trăn trở đớn đau đeo bám họ suốt cuộc đời.

Trong dân gian cũng có nhiều câu ca dao khác về tình cha mẹ mà mỗi người con nào cũng đã biết tiêu biểu như câu ca dao: “Công cha như núi ngất trời. Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”. Công lao to lớn của cha mẹ luôn trường tồn, to lớn và dạt dào. Đó là nguồn dinh dưỡng cho cây con mọc lên từ một mầm cây yếu ớt trở thành cây cổ thụ sừng sững với thời gian. Không có ngôn từ nào có thể kể hết được công lao vô bờ của cha mẹ.

Tóm lại, không cha không mẹ là nỗi bất hạnh, bất hạnh ở sự thiếu thốn tình thương, thiếu sót sự nuôi dưỡng , chăm sóc và giáo dục. Cha mẹ giáo dục ta thành người, là cái rễ của cuộc đời người con. Mong rằng không ai trên thế giới này lâm vào hoàn cảnh không cha không mẹ, không ai có số phận lang bạt hẩm hiu. Mong sao ai ai cũng có cha mẹ để được nhận tình thương đong đầy và những điều tốt đẹp nhất.

10 tháng 8 2018

gợi ý: Không có ngôn từ nào nói hết công lao cha mẹ vất vả vì con bạn ạ! Không có tình nào bao la, vĩ đại hơn tình cha mẹ dành cho con. Ai còn cha còn mẹ mà không biết quý trọng thì đó là nỗi bất hạnh của chính họ. " Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng", con cái đau một cha mẹ khổ mười........Còn cha còn mẽ thì thứ gì cũng có, mất cha mất mẹ "lót là nằm đường", hay như cây đàn mà không có dây thì đâu thể phát ra những giai điệu du dương được bạn!
Nói về cha mẹ thì tôi có thể ca ngợi cả ngày cũng không hết. Nhưng với tôi có một kỷ niệm mà cả đời tôi sẽ không quên được. Đó là vào mùa lũ lớn ở quê tôi khi đó tôi đã là học sinh cấp 3 to xác rồi thế mà khi nước lũ vào nhà tôi, xung quanh ngập đầy nước không thể ở trong nhà được mẹ tôi đã cõng tôi lội nước sang nhà ngoại vì sợ tôi lội nước bạc dơ dấy. Mỗi khi nghĩ lại chuyện này tôi thật sự thương mẹ và trách mình sao tệ đến thế. Cho đến lúc lớn khôn, trưởng thành ba mẹ vẫn cứ bao bọc và muốn giành làm mọi thứ cho các con dù chúng tôi đã lớn và có thể làm được. Đó là tại sao hả bạn?
Có sự hi sinh nào cao đẹp hơn thế không???

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
3 tháng 4 2019

a. PTBĐ chính: So sánh. (qua từ "là"). Tác giả thông qua phép so sánh này đã đưa ra hàng loạt định nghĩa về quê hương.

b.Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (5), (6) là:

- Phép so sánh: Quê hương là dáng mẹ. => Qua đó ta thấy được sự gần gũi, ấm áp, thân thuộc của quê hương.

- Phép ẩn dụ: Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về (Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật). Dáng mẹ liêu xiêu cho thấy bóng hình quê hương còn nhiều khó khăn nhưng tần tảo và nghị lực. Chỉ qua một hình ảnh này thôi đã khái quát, xây dựng được hình tượng quê hương lớn lao mà gần gũi.

c. Hai câu thơ cuối không chỉ khẳng định lại một lần nữa sự thân thuộc của quê hương, quê hương là nguồn cội. Mà qua đó tác giả còn nhằm gửi gắm thông điệp "nhớ về" -> phải luôn biết ơn và gắn bó với quê hương.

22 tháng 9 2016

 Trong khổ thơ trên (trích trong bài Dừa ơi) của nhà thơ Lê Anh Xuân, ta thấy tác giả như muốn thông qua hình tượng cây dừa để ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu của người dân miền Nam. Đồng thời tác giả cũng muốn nói lên phẩm chất trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống và ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương mình của người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

24 tháng 9 2016

hi , kcj đâu ạg

15 tháng 3 2018

Bn tìm câu hỏi này nha sẽ có câu trả lời cho bạn: 

http://olm.vn/hoi-dap/question/1179077.html

13 tháng 3 2018

Cau ca dao tren ca ngoi cha me la nguoi da giup ta khon lon tung ngay,khong co cha me thi ta khong co tuong lai. Do la nguoi cha , nguoi me chi biet cham lo cho dua con bang moi gia ma quen di ban than cua minh.Do cung chinh la cong lao lon nhat cua cha me doi voi nguoi con nhu chau bau cua minh.Vi ly do do ma chung ta phai hoc tap cham chi, ngoan nghe loi mn chac chan do chinh la cai cong cua minh.Va cha me cung khong can gi hon ngoai viec dua con cua minh nen nguoi. 

30 tháng 4 2018

Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ…Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”.

Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tơi và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bàI ca dao,chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người