K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 4 2018

Đáp án B

Ở xứ lạnh tại sao người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính vì: Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà

28 tháng 1 2022

gfvfvfvfvfvfvfv555

Câu 1 :Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?Câu 2 :Quả bóng từ trên cao nảy xuống đất nảy lên không đến độ cao ban đầu. Vậy cơ năng của quả bóng giảm xuống và biến đi đâu?Câu 3 :Tại sao xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa lại thường làm bằng...
Đọc tiếp

Câu 1 :Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
Câu 2 :Quả bóng từ trên cao nảy xuống đất nảy lên không đến độ cao ban đầu. Vậy cơ năng của quả bóng giảm xuống và biến đi đâu?
Câu 3 :Tại sao xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa lại thường làm bằng sứ?
Câu 4 :Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng lại ấm hơn mặc một áo dầy ?
Câu 5 :Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng kim loại ta cảm thấy lạnh hơn sờ vào miếng gỗ? Có phải nhiệt độ của kim loại thấp hơn nhiệt đọ của gỗ hay không?
Câu 6 :Vì sao khi đun nước, ngọn lửa (nguồn nhiệt) thường ở đáy của ấm? giải thích?

Giusp nha khocroi

4
27 tháng 8 2016

Câu 1: Khi xoa hai bàn tay vào nhau thì tay ta thực hiện công, nhiệt năng của tay ta tăng lên và nóng lên nên nhiệt độ tay ta tăng lên
Câu 2: Cơ năng của quả bóng đã chuyển thành nhiệt năng
Câu 3: Xoong nồi thường làm bàng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên khi đun nấu, xoong nồi sẽ nóng nên nhanh và truyền nhiệt vào thức ăn ở trong nồi nên thức an trong nồi sẽ nhanh chín. Còn bát đĩa đc làm bằng sứ vì sứ dẫn nhiệt kém nên khi để thức ăn ra đĩa ta cầm sẽ ko bị bỏng
Câu 4: Về mùa đông, nhiệt độ của cơ thể cao hơn nhiệt độ của môi trường xung quanh vì vậy khi mặc nhìu áo mỏng thì cơ thể ta sẽ truyền nhiệt cho chúng. Nhưng vì chúng là nhìu lớp áo nên giữa chúng có ko khí xen vào đc , mà ko khí dẫn nhiệt kém nên đã ngăn cản rất tốt sự truyền nhiệt từ cơ thể ra bên ngoài môi trường . còn khi mặc một chiếc áo dày thì lớp ko khí xen vào sẽ mỏng hơn nên nhiệt truyền ra ngoài môi trường n` hơn. Vậy........
Câu 5: Kim loại dẫn nhiệt tốt, miếng gỗ dẫn nhiệt kém. Về mùa đông, nhiệt độ của cơ thể cao hơn nhiệt độ của các vật xung quanh. Vì vậy khi sờ tay vào miếng kim loại thì nhiệt từ tay ta đc truyền rất nhanh sang mặt bàn và phát tán nhanh, tay ta bị mất nhìu nhiệt nên có cảm giác lạnh đi nhìu. Còn khi sờ tay vào miếng gỗ thì nhiệt từ tay ta truyền sang chúng rất chậm và phân tán cũng rất chậm nên tay ta mất ít nhiệt và ko có cảm giác bị lạnh đi
Câu 6: Ngọn lửa ở đáy ấm vì khi đun như vậy thì nước sẽ nhanh sôi hơn. khi đun ở đáy ấm thì nước ở đáy ấm nóng lên trước, nước ở đáy ấm có trọng lượng riêng nhỏ hơn sẽ di chuyển lên trên. Nước lạnh ở trên có trọng lượng riêng nhỏ hơn sẽ dịch chuyển xuống dưới đáy ấm sẽ típ tục đc làm nóng và lại dịch chuyển lên trên . Cứ típ tục như vậy thì nước trong ấm sẽ nóng lên nhanh

27 tháng 8 2016

1. cơ năng → nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công.

2 cơ năng của quả bóng biến thành nhiệt năng làm quả bóng nóng lên.

3.xoong nồi thường làm bằng kim loại vì khi nấu nhiệt sẽ truyền nhanh hơn qua thức ăn làm thức ăn mau chín vì kim loại hấp dẫn nhiệt tốt , còn bát đĩa làm bằng sứ dẫn nhiệt kém nên khi cầm chúng ta không bị bỏng 

4.nhiều lớp áo mỏng sẽ tạo ra nhiều lớp không kí mà không khí dẫn nhiệt kém nên nhiệt từ cơ thể sẽ truyền chậm hơn nên tạo cho ta cảm giác ấm hơn khi mặc áo dày 

5.vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên khi lạnh ta sờ vào thanh kim loại sẽ cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào thanh gỗ. không phải

6.vì khi đun như vậy nước sẽ nhanh sôi hơn. nước ở nhiệt độ cao có trọng lượng riêng nhỏ hơn sẽ di chuyển lên trên còn nước bên trên sẽ di chuyển xuống dưới và tiếp tục lại bị đun , cứ tiếp tục như vậy thì nước sẽ nhanh sôi hơn 

 

14 tháng 7 2019

Đáp án: B

   Người ta làm như thế là để ngăn cách quá trình truyền nhiệt từ trong nhà ra ngoài thông qua cửa sổ. Lớp không khí ở giữa được dùng như một lớp cách nhiệt.

22 tháng 3 2021

Trong những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh, còn trong những ngày nắng nóng sờ vào kim loại ta lại thấy nóng. Vì kim loại dẫn nhiệt tốt. Những ngày rét, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào kim loại , nhiệt từ cơ thể truyền vào kim loại và phân tán trong kim loại nhanh nên ta cảm thấy lạnh, ngược lại những ngày nóng nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể nên nhiệt từ kim loại truyền vào cơ thể nhanh và ta có cảm giác lạnh.

[Lớp 8]Câu 1:Đưa một vật có khối lượng \(m\) từ mặt đất lên độ cao 20 m. Ở độ cao này, vật có thế năng 600 J.a. Xác định trọng lực tác dụng lên vật.b. Cho vật rơi với vận tốc ban đầu bằng không. Bỏ qua sức cản của không khí. Hỏi ở độ cao bằng 5 m, động năng của vật có giá trị bằng bao nhiêu?Câu 2:Cần trộn lẫn bao nhiêu lít nước ở 100oC với nước ở 20oC để được 10...
Đọc tiếp

undefined

[Lớp 8]

Câu 1:

Đưa một vật có khối lượng \(m\) từ mặt đất lên độ cao 20 m. Ở độ cao này, vật có thế năng 600 J.

a. Xác định trọng lực tác dụng lên vật.

b. Cho vật rơi với vận tốc ban đầu bằng không. Bỏ qua sức cản của không khí. Hỏi ở độ cao bằng 5 m, động năng của vật có giá trị bằng bao nhiêu?

Câu 2:

Cần trộn lẫn bao nhiêu lít nước ở 100oC với nước ở 20oC để được 10 lít nước ở 55oC?

Câu 3:

Một xe chạy trên đoạn đường 100 km với công suất trung bình của động cơ là 18 kW, vận tốc trung bình của xe là 54 km/h. 

a. Tính công cơ học mà động cơ sinh ra.

b. Biết lượng nhiên liệu tiêu thụ là 10 kg xăng, năng suất tỏa nhiệt của xăng là 46.106 J/kg. Tìm hiệu suất của động cơ.

Câu 4:

Thả một miếng thép có nhiệt dung riêng 460 J/kgK và có khối lượng 200 g ở nhiệt độ \(t\) vào một cốc chứa 690 g nước ở 20oC. Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kgK. Cho rằng chỉ có thép và nước truyền nhiệt cho nhau. Nhiệt độ cuối cùng của nước khi có cân bằng nhiệt là 22oC. 

a. Tính nhiệt lượng nước đã thu vào.

b. Tính nhiệt độ ban đầu của kim loại.

Câu 5:

Khi dùng củi khô để đun nước, phần nhiệt năng mà nước nhận được bao giờ cũng nhỏ hơn phần nhiệt năng do đốt cháy củi khô cung cấp. Điều này có chứng tỏ năng lượng không được bảo toàn không? Vì sao?

 

Trên đây là những câu hỏi tự luận điển hình cho các đề thi học kì II, lớp 8. Phần trắc nghiệm các em ôn thêm các kiến thức về cấu tạo chất, nhiệt năng, các hiện tượng dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ...

Các em tham khảo bài giảng ở đây để ôn tập tốt hơn nhé: https://hoc24.vn/ly-thuyet/chuong-ii-nhiet-hoc.2009

3
26 tháng 3 2021

Câu 1:

a) Trọng lực tác dụng lên vật:

 \(P=\dfrac{A}{h}=\dfrac{600}{20}=30N\)

b) P = 10m => \(m=\dfrac{P}{10}=\dfrac{30}{10}=3kg\)

Thế năng tại độ cao 5m:

Wt = 10mh' = 10.3.5 = 150J

Theo đl bảo toàn cơ năng nên: Wt + Wd = W = 600J

Động năng tại độ cao 5m:

Wd = W - Wt = 600 - 150 = 450J

Câu 2:

Tóm tắt:

t1  =200C

t2 = 1000C

t = 550C

m2 = 10lit = 10kg

m1 = ?

Giải:

Áp dụng PT cân bằng nhiệt:

Q1 = Q2

=> m1c1(t - t1) = m2c2(t2 - t) 

<=> m1( t - t1) = m2(t2 - t)

<=> m1 (55 - 20) = 10.(100 - 55)

<=> 35m1 = 450

=> m1 = 12,8l

Câu 5:

Không, vì một phần nhiệt năng của củi khô bị đốt cháy được truyền cho ấm và không khí xung quanh. Tổng phần nhiệt năng mà nước nhận đuợc và nhiệt năng truyền cho ấm, không khí xung quanh vẫn bằng năng lượng do củi khô bị đốt cháy tỏa ra. Nghĩa là, năng lượng vẫn được bảo toàn

26 tháng 3 2021

Câu 3:

Đổi 18kW = 18000W ; 54km/h = 15m/s

a) Lực mà động cơ sinh ra:

\(P=F.v\Rightarrow F=\dfrac{P}{v}=\dfrac{18000}{15}=1200N\)

Công cơ học mà động cơ sinh ra:

\(A=F.s=1200.100000=120000000J\)

b) Nhiệt lượng tỏa ra:

Qtoa = mq = 10.46.106 = 460000000J

Hiệu suất của động cơ:

\(H=\dfrac{A}{Q}=\dfrac{120000000}{460000000}.100\%=26,08\%\)

Câu 4:

Tóm tắt: 

c1 = 460J/Kg.K

m1 = 200g = 0,2kg

m2 = 690g = 0,69kg

t2 = 200C

c2 = 4200J/kg.K

t = 220C

Q2 = ?

t1 = ?

Giải:

a) Nhiệt lượng do nước thu vào:

Q2 = m2c2( t - t2) = 0,69.4200.(22 - 20) = 5796J

b) Nhiệt độ ban đầu của kim loại

Áp dụng PT cân bằng nhiệt:

Q1 = Q2

<=> m1c1( t1 - t) = Q2

<=> 0,2.460(t1 - 22) = 5796

<=> \(t_1=\dfrac{5796}{0,2.460}+22=85^0C\)

17 tháng 4 2017

Giải:

Mực nước trong bình sẽ ở trạng thái vẽ như hình 8.6c.


28 tháng 4 2017

Mực nước trong bình sẽ ở trạng thái vẽ như hình 8.6c

27 tháng 8 2016

1.Trong trường hợp trên nhiệt năng của gạo tăng
Nguyên nhân biến đổi nhiệt năng
+ Khi nấu cơm nhiệt năng của gạo tăng nhờ được truyền nhiệt 
+ Khi giã gạo nhiệt năng của gạo tăng nhờ được thực hiện công

Câu 2

Ở các xứ nóng người ta mặc áo dày quấn khăn dày để tránh mất nhiều nước trong cơ thể mà ở đó rất ít nước nên khó bổ sung lượng nước đã mất còn ở nước ta đâu cần như vậy
 
Câu 3

quạt mát là do sự đối lưu của không khí tạo thành ..
 
27 tháng 8 2016

1.1. Khi nấu cơm thì gạo nóng lên, khi rã gạo gạo cũng nóng lên. Trong trường hợp trên nhiệt năng của gạo tăng hay giảm, nguyên nhân biến đổi nhiệt năng

Trong trường hợp trên nhiệt năng của gạo tăng
Nguyên nhân biến đổi nhiệt năng
+ Khi nấu cơm nhiệt năng của gạo tăng nhờ được truyền nhiệt 
+ Khi giã gạo nhiệt năng của gạo tăng nhờ được thực hiện công

2. 2. Vào mùa hè ở các nơi sứ nóng thường mặc áo dài hoặc quấn khăn dày. Nhưng ở nước ta, khi hơi nóng thì ta mặc quần áo ngắn, vì sao?

Ở các xứ nóng người ta mặc áo dày quấn khăn dày để tránh mất nhiều nước trong cơ thể mà ở đó rất ít nước nên khó bổ sung lượng nước đã mất còn ở nước ta đâu cần như vậy

3. Tại sao quạt lại mát

Quạt mát là do sự đối lưu của không khí tạo thành

 

 
 Câu 1: Trường hợp nào trong các trường hợp kể ra dưới đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?A. Lực xuất hiện khi lò xo bị biến dạng.B. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.C. Lực xuất hiện làm mòn đế giầy.D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển độngCâu 2: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt:A. Viên bi lăn mặt đấtB. Khi...
Đọc tiếp

 

Câu 1: Trường hợp nào trong các trường hợp kể ra dưới đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi lò xo bị biến dạng.

B. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.

C. Lực xuất hiện làm mòn đế giầy.

D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động

Câu 2: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt:

A. Viên bi lăn mặt đất

B. Khi viết phấn trên bảng

C. Bánh xe đạp khi xe chạy trên đường

D. Trục ổ bi ở quạt trần

Câu 3: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn?

A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe

B. Ma sát khi đánh diêm

C. Ma sát tay cầm quả bóng

D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ?

A. Quả dừa rơi từ trên cao xuống

B. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà

C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi

D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc

Câu 5: Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?

A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc

B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc

C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc

D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc

Câu 6: Khi ta cầm bút để viết, lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay?

Cách giải bài tập về Lực ma sát cực hay

 

Câu 7: Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp lực ma sát xuất hiện giữa các vật là có lợi. Hãy kể 3 ví dụ lực ma sát có lợi? và chỉ rõ đó là loại lực ma sát gì?

Hiển thị đáp án

Câu 8: Móc lực kế vào vật nặng đặt trên mặt bàn rồi kéo từ từ lực kế theo phương ngang. Ta thấy vật nặng vẫn nằm im và lực kế chỉ 100N. Khi đó có xuất hiện lực ma sát không? Nếu có thì lực ma sát xuất hiện là lực gì? Độ lớn là bao nhiêu?

Câu 9: Một đoàn tàu đang giảm tốc độ khi vào ga, biết lực kéo của đầu máy là 20000N. Em có nhận xét gì về độ lớn của lực ma sát khi đó?

Câu 10: Một xe máy chuyển động thẳng đều, lực kéo của động cơ là 500N. Độ lớn của lực ma sát là bao nhiêu?

 
 
2
17 tháng 11 2021

Câu 1: Trường hợp nào trong các trường hợp kể ra dưới đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi lò xo bị biến dạng.

B. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.

C. Lực xuất hiện làm mòn đế giầy.

D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động

Câu 2: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt:

A. Viên bi lăn mặt đất

B. Khi viết phấn trên bảng

C. Bánh xe đạp khi xe chạy trên đường

D. Trục ổ bi ở quạt trần

Câu 3: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn?

A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe

B. Ma sát khi đánh diêm

C. Ma sát tay cầm quả bóng

D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ?

A. Quả dừa rơi từ trên cao xuống

B. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà

C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi

D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc

Câu 5: Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?

A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc

B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc

C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc

D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc

Câu 6: Khi ta cầm bút để viết, lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay?

Khi ta cầm bút để viết, lực ma sát nghỉ giúp chiếc bút không trượt khỏi tay

17 tháng 11 2021

Câu 7:

Có ba loại ma sát:

- Ma sát lăn: Sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. 

Ví dụ: Viên bi lăn trên nền nhà

- Ma sát trượt: Sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác

Ví dụ: Ma sát giữa các chi tiết máy trượt lên nhau

- Ma sát nghỉ: Giữ cho vật đứng yên khi vật chịu tác dụng của lực khác

Ví dụ: Có thể cầm được các vật trên tay, các vật không bị trượt khỏi tay

Câu 8:

Lúc này, xuất hiện lực ma sát nghỉ vì lực tác dụng không thể kéo vật đi được

-> Lực ma sát nghỉ lúc này có cường độ: \(F_{ms}>100N\)vì vật không thể di chuyển

Câu 9:

Khi đoàn tàu giảm tốc khi vào ga, nghĩa  lực kéo cũng giảm dần mà khi tàu chuyển động đều thì:

\(F_k=F_{ms}\) 

-> Lực ma sát giảm dần

Câu 10: 

Khi xe máy chuyển động thẳng đều, lực kéo của động cơ là: \(500N\)

Vậy độn lớn của lực ma sát là:

\(F_{ms}=F_k=500N\)