Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án C
Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên, được gọi là Thềm lục địa
a) Khai thác tài tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta.
- Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo :
+ Trong tình hình phát triển hiện nay của ngành thủy sản, cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao, cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.
+ Việc đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản và giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa của nước ta.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản :
+ Nghề làm muối phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đem lại năng suất cao
+ Khai thác dầu mỏ ở thềm lục địa đã được đẩy mạng, phục vụn xuất khẩu và nhà máy lọc dầu trong nước.
+ Khai thác khí thiên nhiên dùng cho sản xuất điện, đạm....; khai thác một số khoáng sản khác ( titan, cát thủy tinh)
+ Phải hết sức tránh để các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí
b) Các đảo, quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển vì :
- Tạo điều kiện để nước ta tiến ra biển và đại dương nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lợi ở vùng biển, hải đảo và thềm lục địa; đồng thời các đảo và quần đảo cũng là nơi có nhiều khả năng để phát triển kinh tế.
- Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liến và là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo
Đáp án cần chọn là: A
Đáp án: Xác định từ khóa “phương hướng khai thác thủy sản bảo vệ thềm lục địa”
=> Khai thác thủy sản có hai hướng là ven bờ và xa bờ.
+ Hiện nay nguồn lợi thủy sản ven bờ giảm
+ Để bảo vệ vùng thềm lục địa ở ngoài khơi và bảo vệ vùng biển rộng lớn thì cần đánh bắt xa bờ
=> phương hướng khai thác hợp lí nhất là đánh bắt xa bờ.
Đáp án cần chọn là: A
Đáp án: Vùng biển nước ta rộng lớn, nguồn hải sản giàu có và phong phú với nhiều ngư trường lớn gần bờ và ngư trường xa bờ (Hoàng Sa, Trường Sa). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là sự suy giảm nghiêm trọng thủy sản ven bờ cùng những tranh chấp diễn ra trên biển Đông.
=> Do vậy, phương hướng đặt ra là nhà nước đang khuyến khích ngư dân đánh bắt xa bờ nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lợi thủy sản xa bờ (đồng thời hạn chế sự suy giảm nghiêm trọng thủy sản ven bờ), góp phần khẳng định chủ quyền của nước ta trên vùng trời, vùng biển và thềm lục địa.
Đáp án: A
Xác định từ khóa “phương hướng khai thác thủy sản bảo vệ thềm lục địa”
Khai thác thủy sản có hai hướng là ven bờ và xa bờ. Hiện nay nguồn lợi thủy sản ven bờ giảm và để bảo vệ vùng thềm lục địa ở ngoài khơi, bảo vệ vùng biển rộng lớn thì cần đánh bắt xa bờ ⇒ phương hướng khai thác hợp lí nhất là đánh bắt xa bờ.
Chọn: C.
Phương hướng quan trọng nhất để khai thác nguồn lợi hải sản vừa hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời- vùng biển- vùng thềm lục địa nước ta là đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
Chọn: C.
Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền vùng lãnh hải và hợp với vùng lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có thẩm quyền trong bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.