K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2019

Đáp án cần chọn là: A

Mỗi miền có đặc trưng riêng về sản phẩm nông nghiệp, phù hợp với điều kiện khí hậu:

=> miền bắc có một mùa đông lạnh => phù hợp với hoa quả xứ lạnh; miền Nam có khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm phù hợp với các loại hoa quả xứ nóng.

10 tháng 5 2019

HƯỚNG DẪN

a) So sánh sự khác nhau về chuyên môn hoá sản xuất

- Trung du và miền núi Bắc Bộ: Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi...); đậu tương lạc, thuốc lá...; cây ăn quả, cây dược liệu; trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).

- Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu; bò thịt và bò sữa.

b) Giải thích

- Sự khác nhau do điều kiện sinh thái nông nghiệp và điều kiện kinh tế - xã hội tác động.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Chủ yếu là núi, cao nguyến, đồi thấp. Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu. Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới hên núi, có mùa đông lạnh.

+ Mật độ dân số tuơng đối thấp; dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp. Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi. Ở vùng núi còn nhiều khó khăn.

- Tây Nguyên

+ Là nơi có các cao nguyên badan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau.

+ Khí hậu phân ra hai mùa mùa khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô.

c) Việc phát triển nông nghiệp hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới, vì:

- Làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, khắc phục những hạn chế do tính mùa vụ khắt khe vốn có của nông nghiệp nhiệt đới.

- Làm cơ cấu nông nghiệp trở nên đa dạng hơn, thích ứng tốt hơn với các điều kiện của thị trường. Cung cấp các nông sản hàng hoá với khối lượng lớn (tươi sống và đã qua chế biến) tới các thị trường khác nhau trên thế giới, với những khác biệt về mùa vụ giữa nước ta và nhiều nước khác trên thế giới.

- Sử dụng tốt hơn các nguồn lực (đất đai, khí hậu, lao động...).

Câu 1: Thành tựu:-  Kinh tế:        + Nước ta nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội kéo dài. Lạm phát được kéo dài và duy trì ở mức đọ một con số.         + Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.         + Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.         + Cơ cấu kinh tế lãnh thổ cũng chuyển dịch rõ nét.- Xã hội:     ...
Đọc tiếp

Câu 1: Thành tựu:

-  Kinh tế:

        + Nước ta nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội kéo dài. Lạm phát được kéo dài và duy trì ở mức đọ một con số.

         + Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

         + Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

         + Cơ cấu kinh tế lãnh thổ cũng chuyển dịch rõ nét.

- Xã hội:

         + Đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc xóa đói giảm nghèo, đời sống nhân dân được cải thiện.

Câu 2:

Cơ cấuXu hướng chuyển dịch
Ngành kinh tế

- Sự chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế: Tăng tỉ trọng KV dịch vụ và công nghiệp- xây dựng,giảm tỉ trọng KV nông- lâm- ngư nghiệp.

=> là sự chuyển dịch tích cực và phù hợp với yêu cầu chuyể dịch kinh tế theo hướng CNH- HĐH.

- Sự chuyể dịch trong nội bộ ngành kinh tế:

      + Khu vực I: Tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp.

 *Trong nông nghiệp: Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, gỉm tỉ trọng ngành trồng trọt và ngành dịch vụ nông nghiệp.

      + Khu vực II:

       1. Trong cơ cấu giá trị sản xuất:

* Tăng tỷ trọng nhóm ngành CN chế biến.

* Giảm tỷ trọng các nhóm ngành CN khai thác và nhóm ngành CN sx, phân phối điện, khí đốt, nước.

        2.Trong cơ cấu sản phẩm:

* Tăng tỷ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng, có khả năng cạnh tranh.

* Giảm tỷ trọng các sản phẩm chất lượng thấp, trung bình.

 +Khu vực III: Tăng trưởng nhanh lĩnh vực liên quan         đến kết cấu hạ tầng kinh tế, phát triển đô thị.

                  Ra đời nhiều loại hình dịch vụ mới: 

viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ ...

Thành phàn kinh tế

- Tăng tỷ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, có vai trò ngày càng quan trọng.

- Giảm tỷ trọng thành phần kinh tế Nhà nước, nhưng vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế (chiếm tỷ trọng cao nhất).

- Giảm tỷ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, tuy nhiên tỷ trọng của kinh tế tư nhân có xu hướng tăng lên.

Lãnh thổ kinh tế

        Các vùng động lực phát triển kinh tế, các vùng chuyên canh và khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có qui mô lớn

        Ba vùng kinh tế trọng điểm : phía Bắc, miền Trung và phía Nam

 

 

Câu 3:

a. Tỉ trọng ngành nông nghiệp= 0,8%,= 0,71% (năm 2005) 

                 ngành lâm nghiệp= 0,04%, = 0,03% (năm 2005)

                 ngành thủy sản= 0,16% ( năm 2000), = 0,245 (năm 2005)

b.  Nhận xét :

Nhìn chung cơ cấu tỉ trọng các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có sự thay đổi theo xu hướng tích cực:

 

- Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm nhẹ từ 79,1% xuống 71,6%, tuy nhiên đây vẫn là ngành giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp nói chung.

- Tỉ trọng ngành lâm nghiệp cũng giảm từ 4,7% xuống còn 3,7%.

- Tỉ trọng ngành thủy sản đang tăng lên nhanh từ 16,2% lên 24,7%. Nhờ chính sách chuyển hướng phát triển nông nghiệp, chú trọng đầu tư nuôi trồng thủy hải sản và tăng cường đánh bắt xa bờ.

0
11 tháng 1 2017

HƯỚNG DẪN

a) Thế mạnh

− Điều kiện tự nhiên

+ Đất đai: phần lớn là diện tích đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác; ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh…

+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi, nên bên cạnh cây nhiệt đới có thuận lợi để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

+ Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp còn rất lớn.

− Điều kiện kinh tế − xã hội

+ Người dân có truyền thống, kinh nghiệp sản xuất cây công nghiệp…

+ Các cơ sở chế biến đang được chú trọng đầu tư xây dựng.

+ Chính sách phát triển, vốn được đầu tư.

+ Thị trường (trong và ngoài nước) ngày càng được mở rộng.

b) Hạn chế

− Rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông.

− Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản chưa tương xứng với thế mạnh của vùng.

− Một số khó khăn về giao thông vận tải, nạn du canh, du cư…

8 tháng 3 2019

Đáp án A

2 tháng 3 2019

Giải thích: Mục 1, SGK/88 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: C

10 tháng 8 2017

Đáp án cần chọn là: B

Ở nước ta, địa hình và đất trồng có sự phân hóa khác nhau giữa các vùng tạo điều kiện cho áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau. Ví dụ:

- Vùng trung du miền núi: đất feralit đồi núi, nhiều đồng cỏ => phát triển cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn, phát triển nông – lâm kết hợp.

- Vùng đồng bằng: rộng lớn bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, địa hình bờ biển đa dạng => cho phép phát triển cây lương thực, nuôi trồng thủy sản.

30 tháng 11 2016

Câu 1: Trả lời:

Hoạt động của gió mùa ở nước ta

- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

- Gió mùa mùa đông:

+ Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.

+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

-Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.

+ Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc va mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.



 

19 tháng 12 2016

coS trong sách

27 tháng 6 2018

Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta là

A. Vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa

B. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản và rừng

C. Nguồn lao động rẻ, chất lượng ngày càng được nâng cao

D. Mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư phát triển

Đáp án là B

5 tháng 3 2017

Biểu hiện của việc khai thác ngày càng có hiểu quả nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là các tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp => Chọn đáp án D