Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trả lời:
Thời xa xưa, nước ta là một vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, mái đá, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài ; khí hậu hai mùa nóng - lạnh rõ rệt, thuận lợi cho cuộc sống của cỏ cây, muông thú và con người.
Vào những năm 1960 - 1965” các nhà khảo cổ học đã lần lượt phát hiện được hàng loạt di tích của Người tối cổ.
Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), trong lớp đất chưa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 - 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tôi cổ. Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)..., người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập ; nhiều mảnh đá ghè mỏng... ở nhiều chỗ.
Chúc bạn học tốt!
Coi link này nha:
hoc24.vn/ly-thuyet/bai-8-thoi-nguyen-thuy-tren-dat-nuoc-ta.1568c) các quốc gia cổ đại trên thế giới : ấn độ , trung quốc , ai cập , lưỡng hà , hy lạp , roma .
d) ai cập xuất hiện sớm nhất .
Xã hội có giai cấp đầu tiên
- Nông dân công xã: Chiếm số đông trong xã hội, ở họ vừa tồn tại “cái cũ”, vừa là thành viên của xã hội có giai cấp. Họ tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp thuế cho nhà nước và làm các nghĩa vụ khác như đi lính, xây dựng các công trình.
- Quý tộc: Gồm các quan lại ở địa phương, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi tôn giáo. Họ sống sung sướng dựa vào sự bóc lột nông dân.
- Nô lệ: Chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội. Họ phải làm các việc nặng nhọc va hầu hạ quý tộc Cùng với nông dân công xã, họ la tầng lớp bị bóc lột trong xã hội.
.Văn hóa cổ đại phương Đông
a. Sự ra đời của lịch sử và thiên văn học
- Thiên văn học và lịch là hai ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
Để cày cấy đúng thời vụ, người nông dân đều phải “trông Trời, trông Đất” . Họ quan sát sự chuyển động của mặt Trăng, mặt Trời và từ đó sáng tạo ra lịch – nông lịch (lịch nông nghiệp), lấy 365 ngày là 1 năm và chia làm 12 tháng (cư dân sông Nin còn dựa vào mực nước sông lên xuống mà chia làm 2 mùa: mùa mưa là mùa nước sông Nin lên; mùa khô là mùa nước sông Nin xuống, từ đó có kế hoạch gieo trồng và thu hoạch cho phù hợp).
- Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng.
b. Chữ viết
- Nguyên nhân ra đòi của chữ viết: do nhu cầu trao đổi, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hình thành từ thiên niên kỷ IV TCN.
- Ban đầu là chữ tượng hình (vẽ giống con vật để biểu thị), sau đó là tượng ý, tượng thanh.
Chữ tượng ý được ghép với một âm thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người. Người Ai Cập viết trên giấy pa-pi-rút (vỏ cây sậy cán mỏng), người Lưỡng Hà viết trên đất sét rồi đem nung khô, người Trung Quốc viết trên mai rùa, thẻ tre, trúc hoặc trên lụa bạch.
- Tác dụng của chữ viết: Đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới cổ đại.
c. Toán học
- Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng, tính toán mà toán học ra đời.
Người Ai Cập giỏi về tính hình học, họ đã biết cách tính hình tam giác, hình thang… họ còn tính được số pi bằng 3,16 (tương đối),… Người Lưỡng Hà hay đi buôn xa giỏi về số học, họ có thể làm các phép tính nhân, chia cho tới hàng triệu. Người Ân Độ phát minh ra số 0.
- Thành tựu: Các công thức sơ đẳng về hình học, các bài toán đơn giản về số học,… phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ.
- Tác dụng: Phục vụ cuộc sống lúc bấy giờ và để lại kinh nghiệm quý báu cho giai đoạn sau.
d. Kiến trúc
- Do uy quyền của các vua mà hàng loạt các công trình kiến trúc đã ra đời: Kim Tự Tháp, vườn treo Ba-bi-lon, Vạn Lý Trường Thành…
- Các công trình này thường đồ sộ thể hiện cho uy quyền của vua chuyên chế.
- Ngày nay còn tồn tại một số công trình như Kim Tự Tháp, Vạn Lý Trường Thành, I-sơ-ta thành Ba-bi-lon,… Những công trình này là những kỳ tích về sức lao động và tài năng sáng tạo
Ở phương Tây: 3 giai cấp.
Chủ nô: rất giàu có thế lức kinh tế, chính trị.
Bình dân: Dân tự do có nghề nghiệp, tài sản, tự sinh sống bằng lao động của bản thân.
Nô lệ: lực lượng lao động đông đảo, sản xuất chủ yếu và phục vụ các nhu cầu của đời sống, hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình, không có chút quyền lợi nào.
Phương Tây:nền văn minh phương tây
+Hi-lạp:Đền Pác-tê-nông,các đền đài,thành quách(thành A-ten...),các bức tượng nổi tiếng như người ném đá,nữ thần Venus ở đảo Mi-lốt,đồ gốm,rược nho,...thần thoại HL,các bộ sử thi lớn,tìm ra tỉ lệ vàng(tỉ lệ cân đối),thành tựu toán học rực rỡ với các nhà toán học lớn(Euclide,Py-ta-go,...),hệ chữ cái abc;anpha bêta
+Rô-ma:Khải Hoàn Môn,đấu trường Cô-li-dê,làm lịch(dương lịch),phát minh hệ dếm số La mã,hệ chữ cái abc...các thành tựu toán-thiên van-nghệ thuật-van hoc,quân dội,than thoai La mã...
Than!
1. Chữ viết Ai cập cổ đại
Chữ viết Ai Cập ra đời khi xã hội hình thành giai cấp. Đó là chữ tượng hình. Đối với các khái niệm phức tạp và trừu tượng, người ta dùng phương pháp mượn ý. Tuy nhiên, hai phương pháp này chưa đủ để ghi mọi khái niệm của cuộc sống nên dần dần xuất hiện những hình vẽ biểu hiện âm tiết. Lâu dần, những chữ chỉ âm tiết trở thành chữ cái. Tổng số chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại có khoảng 1000 chữ, trong đó có 24 chữ cái. Loại chữ này được dùng trong hơn 3000 năm.
Chữ viết cổ này thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vải gai, da… nhưng chất liệu phổ biến nhất là giấy papyrus. Bút được làm từ thân cây sậy. Mực được làm từ bồ hóng.
2. Văn học Ai cập cổ đại
Ai Cập cổ đại có một kho tàng văn học khá phong phú và đa dạng, gồm có thơ ca trữ tình, tục ngữ, truyện thần thoại… Những tác phẩm tiêu biểu là : “Nói Thật và Nói Láo”, “Sống sót sau vụ đắm thuyền”, “Lời kể của Ipuxe”, “Nói chuyện với linh hồn của mình”… Các câu chuyện đều có ý nghĩa tích cực, mang tính chất răn đe, giáo huấn, dạy con người phải sống sao cho tốt đẹp, đúng đạo lý và khuyến khích tinh thần vươn lên của con người trong xã hội. Các tác phẩm còn phản ánh những biến động lớn trong xã hội thời đó.
3. Thiên văn học Ai cập cổ đại
Người Ai Cập cổ đại đã biết đến 12 cung hoàng đạo, biết về các hành tinh như sao Thuỷ, sao Kim, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ. Để đo thời gian, họ đã phát minh ra cái nhật khuê. Đó là một thanh gỗ đầu cong. Muốn biết mấy giờ thì xem bóng mặt trời của mút cái đầu cong in lên vị trí nào trên thanh gỗ. Tuy nhiên, dụng cụ này chỉ xem được thời gian khi có ánh mặt trời. Về sau, người ta phát minh ra đồng hồ nước. Đó là một cái bình bằng đá hình chóp nhọn. Nhờ vào cái đồng hồ nước này, người ta có thể xem được giờ cả ngày lẫn đêm.
Thành tựu quan trọng nhất là việc đặt ra lịch, dựa trên kết quả quan sát tinh tú và quy luật dâng nước của sông Nin. Họ nhận thấy buổi sáng sớm khi sao Lang bắt đầu mọc cũng là lúc nước sông Nin bắt đầu dâng. Hơn nữa, khoảng cách giữa hai lần mọc của sao Lang là 365 ngày. Họ lấy khoảng thời gian ấy làm một năm. Một năm được chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày còn thừa để cuối năm ăn tết. Năm mới của Ai Cập bắt đầu từ ngày nước sông Nin bắt đầu dâng. Một năm được chia làm 3 mùa, mỗi mùa có 4 tháng. Đó là mùa Nước dâng, mùa Ngũ cốc và mùa Thu hoạch.
4. Toán học Ai cập cổ đại
Do yêu cầu của việc xây dựng, sản xuất, người dân ở đây đã có khá nhiều hiểu biết về toán học từ rất sớm. Người Ai Cập cổ ngay từ đầu đã biết dùng phép đếm lấy 10 làm cơ sở. Các chữ số cũng được dùng chữ tượng hình để biểu thị nhưng vì không có số 0 nên cách viết chữ số của họ tương đối phức tạp. Họ chỉ mới biết phép cộng và phép trừ, chưa biết đến phép nhân và chia. Đến thời Trung Vương quốc, mầm mống của đại số học đã bắt đầu xuất hiện. Về hình học, họ đã biết cách tính diện tích hình tam giác, diện tích hình cầu, biết được số là 3,16. Họ cũng biết tính thể tích hình tháp đáy vuông. Họ còn biết vận dụng mầm mống của lượng giác học.
5. Y học Ai cập cổ đại
Người Ai Cập có những hiểu biết rất rõ về cấu tạo của cơ thể người do tục ướp xác xuất hiện từ rất sớm. Nhờ đó, y học có cơ hội phát triển mạnh. Họ đã đề cập đến nguyên nhân của bệnh tật, mối quan hệ giữa tim và mạch máu, các loại bệnh, khả năng chữa trị, phương pháp khám bệnh… Họ hiểu rằng nguyên nhân của bệnh tật không phải là do ma quỷ hoặc phù thuỷ gây nên mà là do sự không bình thường của mạch máu. Người dân ở đây còn biết được tầm quan trọng của óc và tim đối với sức khoẻ con người.
Việc chữa bệnh đã được chuyên môn hoá rất tỉ mỉ. Y học được chia thành nhiều chuyên môn. Mỗi thầy thuốc có một chuyên môn riêng, chữa một loại bệnh riêng.
6. Nghệ thuật và kiến trúc Ai cập cổ đại
Kim tự tháp
Kim tự tháp là các ngôi mộ của các Pharaông, được xây dựng ở vùng sa mạc phía tây nam Cairô. Kim tự tháp bắt đầu được xây dựng từ thời vua đầu tiên của vương triều III. Đây là một ngôi tháp có bậc, đáy là một hình chữ nhật. Xung quanh tháp có đền thờ và mộ của các thành viên trong gia đình và những người thân cận. Vương triều IV là thời kỳ Kim tự tháp được xây dựng nhiều nhất và đồ sộ nhất, với các kim tự tháp nổi tiếng như : Kêôp, Kêphren, Mikêrin.
Tuy nhiên, việc xây dựng các Kim tư tháp đã đem lại không ít tai hoạ cho nhân dân. Bằng bàn tay và khối óc của mình, họ đã để lại cho văn minh nhân loại những công trình kiến trúc vô giá. Trải qua gần 5000 năm, các Kim tự tháp vẫn đứng sừng sững trên sa mạc bất chấp thời gian và mưa nắng.
Chỉ cần ghi mấy cái đánh số thoi hem
lai
Tìm thấy hài cốt của người tối cổ .
Cách đây khoảng 3 - 4 triệu năm , cách ngày nay hàng vạn năm
tick nha
Fuck