Ở một loài bọ cánh cứng: A mắt dẹt trội hoàn toàn so với a : mắt lồi; B mắt xám, trội hoàn to...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 6 2017

Đáp án A

AaBb ×× AaBb → (1AA : 2Aa : 1aa)(1BB : 2Bb : 1bb) 
Do AA chết
tỷ lệ chết: 1/4  tỷ lệ sống sót: 3/4
 tổng số cá thể đời con (tính cả AA): (780/3)×4 = 1040
Tỷ lệ aabb: 1/16×1040 = 65.

21 tháng 9 2017

Aa × Aa → 1/4 AA (mắt dẹt) : 2/4 Aa (mắt dẹt): 1/4 aa (mắt lồi)

AA bị chết sau khi sinh → số cá thể sống sót chiếm 3/4.

Thu được 789 con sống sót → tổng số con ban đầu là : 789: 0,75 = 1052

Cá thể mắt lồi màu trắng (aabb) chiếm 1/16 tổng số con → số con mắt lồi màu trắng = 1052 . 1/16 = 65 con

Đáp án cần chọn là: A

10 tháng 3 2018

Đáp án A

Cách 1: Ở loại bọ cánh cững. A – mắt dẹt, a- mắt lồi. B – mắt xám, b – mắt trắng. Biết gen nằm trên nằm NST thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay sau khi sinh.

Trong phép lai AaBb x AaBb thu được 780 cá thể sống sót =3/4 x 1 = 3/4tổng số cá thể có thể thu được là: 1040

Số ác thể con có mắt lồi, màu trắng: aabb = 1/16(1040) = 65

→ Đáp án A.

Cách 2: Phép lai giữa AaBb x AaBb sẽ cho tổng số tổ hợp gen là 16. Trong đó có 4 tổ hợp gen là thể mắt dẹt đồng hợp tử là: 1AABB, 2AABb, 1AAbb. Còn lại 12 tổ hợp gen, trong đó cá thể con có mắt lồi, màu trắng (aabb) là 780:12 = 65.

23 tháng 5 2018

Đáp án C

A quy định mắt dẹt là trội so với gen a quy định mắt lồi.

Gen B quy định mắt xám là trội so với gen b quy định mắt trắng.

P: AaBb   x   AaBb (hợp tử AA: chết)

 : mắt lồi, màu trắng (aabb) = (l/3.1/4).780 = 65

29 tháng 11 2017

Đáp án B

Kiểu gen aa bị chết ngay, chỉ còn 540 cá thể A- tương đương với 75% số lượng hợp tử được tạo thành.

(1AA:2Aa)(3B-:1bb)→ số con mắt dẹt màu xám là 540×3/4 =405 con.

18 tháng 7 2019

Chọn A.

Kiểu gen aa bị chết ngay, chỉ còn 540 cá thể A- tương đương với 75% số lượng hợp tử được tạo thành.

(1AA:2Aa)(3B-:1bb)→ số con mắt dẹt màu xám là 540×3/4 =405 con.

3 tháng 5 2018

Chọn C

Khi cho lai hai cơ thể mắt đỏ, tròn, đời con thu được: 50% cái mắt đỏ, tròn : 17,5% đực mắt đỏ, dẹt: 17,5% đực mắt trắng, tròn : 7,5% đực mắt đỏ, tròn : 7,5% đực mắt trắng, dẹt à  Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con không tuân theo qui luật liên kết gen hoàn toàn à Đã xảy ra hiện tượng hoán vị gen ở cơ thể cái (thuộc giới đồng giao tử).

Tỉ lệ cá thể mắt trắng, dẹt X b a Y  ở đời con là 7,5% à  % giao tử  X b a   được tạo ra từ cơ thể cái là: 7,5% : 50% (Y) = 15% < 25% à Đây là giao tử được tạo ra do hoán vị gen à Kiểu gen của cơ thể cái ở (P) là: X b A X B a  hoán vị gen đã xảy ra với tần số: 15%.2 = 30%.

Vậy đáp án của câu hỏi này là:  

Ở ruồi giấm, hai gen B và V cùng nằm trên một cặp NST tương đồng trong đó B quy định thân xám trội hoàn toàn so với b quy định thân đen; V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với v quy định cánh cụt. Gen D nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng. Cho ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với ruồi đực thân...
Đọc tiếp

Ở ruồi giấm, hai gen B và V cùng nằm trên một cặp NST tương đồng trong đó B quy định thân xám trội hoàn toàn so với b quy định thân đen; V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với v quy định cánh cụt. Gen D nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng. Cho ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng (P), thu được F1 có 100% cá thể thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Các cá thể F1 giao phối tự do, thu được F2. Ở F2, loại ruồi đực có thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm 1,25%. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở F2, có 28 kiểu gen và 12 loại kiểu hình.

II. Ở F2, kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm 52,5%.

III. Nếu cho ruồi cái F1 lai phân tích thì ở đời con, loài ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm 2,5%.

IV. Nếu cho ruồi đực F1 lai phân tích thì ở đời con, loại ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm 10%.

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

1
Ở ruồi giấm hai gen B, V cùng nằm trên một cặp NST tương đồng trong đó B quy định thân xám trội hoàn toàn so với b quy định thân đen; V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với v quy định cánh cụt. Gen D nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng. Cho ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với ruồi đực thân đen,...
Đọc tiếp

Ở ruồi giấm hai gen B, V cùng nằm trên một cặp NST tương đồng trong đó B quy định thân xám trội hoàn toàn so với b quy định thân đen; V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với v quy định cánh cụt. Gen D nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng. Cho ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng được F1 có 100% cá thể mang kiểu hình giống mẹ. Các cá thể F1giao phối tự do thu được F2. Ở F2, loại ruồi đực thân xám ,cánh cụt, mắt đỏ chiếm 1,25%. Nếu cho ruồi cái F1 lai phân tích thì ở đời con loại ruồi đực thân xám cánh cụt mắt đỏ chiếm tỷ lệ :

A.  1,25%                      

B. 12,5%                     

C. 2,5%                        

D. 25%

1
Ở một loài động vật, alen A qui định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định mắt hồng; alen B qui định cánh nguyên trội hoàn toàn so với alen b qui định cánh xẻ (các gen nằm trên NST thường). Khi cho lai cá thể mất đỏ, cánh nguyên (X) với cá thể mắt hồng, cánh nguyên, tỉ lệ cá thể mắt hồng, cánh xẻ thu được ở đời con là 10%. Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây...
Đọc tiếp

Ở một loài động vật, alen A qui định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định mắt hồng; alen B qui định cánh nguyên trội hoàn toàn so với alen b qui định cánh xẻ (các gen nằm trên NST thường). Khi cho lai cá thể mất đỏ, cánh nguyên (X) với cá thể mắt hồng, cánh nguyên, tỉ lệ cá thể mắt hồng, cánh xẻ thu được ở đời con là 10%. Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?

  1. Cá thể mắt hồng, cánh nguyên ở thế hệ P có kiểu gen thuần chủng.

  2. Ở thế hệ P, hoán vị gen đã xảy ra ở cá thể X với tần số 40%.

  3. Khi cho cá thể X giao phối với cơ thể mang kiểu gen giống nó và mọi diễn biến trong quá trình giảm phân của hai cá thể này giống hệt với diễn biến trong quá trình giảm phân của cá thể X trong phép lai trên thì tỉ lệ cá thể mắt đỏ, cánh xẻ thu được ở đời con là 21%.

  4. Khi cho cá thể X lai phân tích và không xảy ra hoán vị gen tỉ lệ cá thể mắt đỏ cánh nguyên thu được ở đời con là 50%

A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 1.

1
5 tháng 10 2019

Đáp án B

A đỏ >> a hồng; B nguyên >> b xẻ (các gen nằm trên NST thường).

Đỏ, nguyên (X) x hồng, nguyên à hồng xẻ = 10% = aabb à có hoán vị gen

à X: AaBb

P: AaBb x aaBb à aabb = 10% = 20%ab x 50% ab à KG X: Ab/aB, f = 40%

  1. Cá thể mắt hồng, cánh nguyên ở thế hệ P có kiểu gen thuần chủng. à sai

  2. Ở thế hệ P, hoán vị gen đã xảy ra ở cá thể X với tần số 40%. à đúng

  3. Khi cho cá thể X giao phối với cơ thể mang kiểu gen giống nó và mọi diễn biến trong quá trình giảm phân của hai cá thể này giống hệt với diễn biến trong quá trình giảm phân của cá thể X trong phép lai trên thì tỉ lệ cá thể mắt đỏ, cánh xẻ thu được ở đời con là 21%. à đúng

Ab/aB x Ab/aB à A-bb = 25% - aabb = 25% - 20%x20% = 21%

  4. Khi cho cá thể X lai phân tích và không xảy ra hoán vị gen tỉ lệ cá thể mắt đỏ cánh nguyên thu được ở đời con là 50% à sai

Ab/aB x ab/ab (không hoán vị gen) à A-B- = 0%