Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
. Các dạng của phép điệp và hiệu quả nghệ thuật trong đoạn thơ
– Các dạng của phép điệp: điệp từ (của, những, nước, chúng ta,…); điệp ngữ (đây là của chúng ta); điệp cấu trúc cú pháp (Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta; Những cánh đồng…/ Những ngả đường…/ Những dòng sông…).
– Hiệu quả nghệ thuật: góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, âm hưởng hào hùng, giọng điệu hùng biện; tạo sự xuất hiện liên tiếp của hình ảnh, mở ra bức tranh toàn cảnh một giang sơn giàu đẹp; khẳng định mạnh mẽ quyền làm chủ và bộc lộ mãnh liệt niềm tự hào của tác giả.
Đoạn thơ trích trong "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi sử dụng nhiều phép tu từ: Điệp cấu trúc, điệp ngữ "là của chúng ta"; từ chỉ định "đây" như sự khẳng định chắc chắn chủ quyền của dân tộc. Đặc biệt hình ảnh trời xanh là hình ảnh vừa chân thưc, lại vừa có ý nghĩa tượng trưng cho đất nước, cho tự do cho những gì cao đẹp nhất của con người. biện pháp liệt kê, hoán dụ. Ngoài ra đoạn thơ sử dụng từ láy, tính từ, danh từ linh hoạt,...
=>Tất cả các biện pháp nghệ thuật trên nhằm bộc lộ tình cảm mến yêu tha thiết của tác giả và lòng tự hào về đất nước, về truyền thống lịch sử với con người hiên ngang bất khuất, chưa bao giờ gục ngã.
a) Đoạn thơ viết theo thể thơ : Tự do
Đặc điểm nổi bật :
+ Cấu trúc thế giới hình tượng trong thơ tự do
+ Nhịp điệu
+ Ngôn ngữ thơ tự do
b) Từ láy : bát ngáy, rì rầm.
c) Biện pháp so sánh là nổi bật nhất. Đoạn có biện pháp tu từ là nhân hóa và so sánh.
d) Đất nước gợi lên qua hình ảnh : trời xanh, núi rừng, cánh đồng, dòng sông, con đường,....
e) Nội dung : Nói về hình ảnh đất nước Việt Nam là của chúng ta, ta phải biết tôn trọng kính yêu các hình ảnh mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước.
a, Thể thơ tự do( 7 chữ)
Số chữ trong mỗi câu không hạn định : ít nhất một từ, và nhiều thì có thể trên một chục từ. -Số câu cũng không hạn định, và không chia ra thành khổ 4 câu như cũ nữa -Không có những khái niệm về Niêm , Luật, Đối . -Về Vần : cũng không có một luật lệ cố định nào. Nói chung là vần muốn gieo ở đâu cũng được cả.
b,Ý nghĩa tu từ của từ láy “rì rầm”: vừa có tính tả thực vừa có tính tượng trưng, gợi tiếng nói cha ông xưa luôn hiện diện cùng con cháu hôm nay, nhắc nhủ về truyền thống bất khuất của giống nòi.
c,Hiện lên qua hình ảnh rất sinh động ; chân thực; gần gũi . Là một đất nước tươi đẹp; rộng lớn ; màu mỡ ; phì nhiêu; tràn đầy sức sống
d,Đoạn thơ thể hiện niềm vui lớn về quyền làm chủ đất nước, niềm tự hào về tinh thần bất khuất của con người Việt Nam.
Lần sau viết rõ đề ra em nhé!
Ta có thể nhớ đến bài thơ ''Đồng chí'' của Chính Hữu
Những câu thơ:
''Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá, chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay''
...
Cảm ơn ạ đề đây ạ Phần I: Đọc hiểu :
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
"Lũ chúng tôi,
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi "một hai"
Súng bắn chưa quen,
Quân sự mươi bài,
Lòng vẫn cười vui kháng chiến.
Lột sắt đường tàu,
Rèn thêm dao kiếm,
Áo vải chân không,
Đi lùng giặc đánh.
Mái lều gianh,
Tiếng mõ đêm trường,
Luống cày đất đỏ
Ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gạo canh khuya .
(“Nhớ” (1948)– Hồng Nguyên)
Câu 1. (1.0 điểm). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. (1.0 điểm). Hình ảnh người lính thời kì đầu kháng chiến hiện lên như thế nào trong bài thơ trên?
Câu 3. (2.0 điểm). Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ “Mòn chân bên cối gạo canh khuya” và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó?
Câu 4. (2.0 điểm). Từ bài thơ trên, em nhớ đến bài thơ nào, của ai mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 (tập 1), cũng viết về những người lính xuất thân từ những chàng trai nông dân áo vải lam lũ, nghèo khó trên khắp mọi miền đất nước ? Hãy chép lại những câu thơ đó?