Đề Cương Ôn Tập Địa Lý 8
Câu 1:Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế của các nước và vùng lãnh thổ Châu Á ?
Trả lời:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ. đời sống nhân dân vô cùng cực khó. Hầu hết các nước đều thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu hàng hóa tiêu dùng, thiếu các công cụ và phương tiện sản xuất... Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.
Câu 2:Tại sao có sự chênh lệch về trình độ phát triển KT-XH giữa các quốc
gia và vùng lãnh thổ của Châu Á ?
Trả lời:
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số nước tăng nhanh (Nhật Bản,Cô-oét,Hàn Quốc,Singapo).
-Sự phát triển của nước không đồng đều.
-Số quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ cao.
=>Xu hướng phát triển ở các nước châu Á hiện nay là ưa tiên phát triển công nghiêp, dịch vụ...
kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.
Câu 3: Tại sao lúa gạo được trồng nhiều ở các quốc gia Đông Á,Đông Nam Á,Nam Á?
Trả lời:
+ Những nơi này có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ,... thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
+ Tiếp giáp với biển nên chịu nhiều ảnh hưởng từ biển: khí hậu ẩm, ấm áp.
+ Có nhiều con sông lớn chảy qua, cung cấp nước cho trồng trọt.
+ Có nền văn minh lúa nước từ lâu đời.
+ Có nguồn lao động, nhân công dồi dào.
Câu 4: Phân biệt đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á và Nam Á ?
Trả lời:
*Đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á:
a,Địa hình:
+Có 3 miền địa hình:
+Phía Bắc: hệ thống núi cao và sơn nguyên.
+Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà.
+Phía Nam: sơn nguyên A-rap.
b,Khí hậu, sông ngòi:
+Khí hậu khô hạn.
c,Sông ngòi:
+ Kém phát triển.
d,Tài nguyên:
+Trữ lượng dầu mỏ phong phú, là nơi xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
*Đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á:
a) Vị trí địa lí :
-Là bộ phận nằm ở phía Nam của châu lục , tiếp giáp biển A-rap , vịnh Ben-gan , các khu vực Tây Nam Á , Trung Á , Đông Nam Á
- Nằm trong khoảng vĩ độ : 8 B ---> 37 B
b) Địa hình :
* Chia thành 3 khu vực :
- Phía Bắc : Là dãy núi Hi-ma-lay-a cao đồ sộ , hiểm trở ; dài 2600 km , rộng 320--> 400 km
- Trung tâm : Là đồng bằng Ấn Hằng rộng , bằng phẳng , mà mỡ; dài 3000 km , rộng 250--->300 km
- Phía Nam : Sơn nguyên Đê-can thấp và bằng phẳng . 2 rìa là 2 dãy núi Gat tây và Gat đông
c) Khí hậu :
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa , là khu vực mưa nhiều điển hình của thế giới
- Phân bố ko đều
- Nhịp điệu gió mùa ảnh hưởng tới sinh hoạt và sản xuất
d) Sông ngòi :
- Mạng lưới sông ngòi phát triển
-Có nhiều sông lớn như sông Ấn , sông Hằng , ....
e) Cảnh quan :
- Nam Á có các cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc, núi cao
- Rừng nhiệt đới chiếm diện tích lớn
Câu 5: Phân biệt đặc điểm tự nhiên miền đông và miền tây phẩn Đông Á lục địa ?
Trả lời:
*Phía đông:
- Phía đông phần đất liền và hải đảo một năm có hai mùa gió khác nhau.
Mùa đông gió mùa tây bắc
rất lạnh và khô. Mùa hạ gió đông nam, mưa nhiều.
-Ở Đông Á, nửa phía đông phần đất liền và phần hải đảo trong một năm có hai mùa gió khác nhau. Mùa đông có gió mùa tây bắc, thời tiết khô và lạnh.
-Riêng ở Nhật Bản, do gió tây bắc đi qua biển nên vẫn có mưa.
-Về mùa hạ có gió mùa đông nam từ biển vào, thời tiết mát, ẩm và mưa nhiều. Nhờ khi hậu ẩm, nửa phía đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và phần hải đảo có rừng bao phủ. Ngày nay phần lớn rừng đã bị con người khai phá, diện tích rừng còn lại rất ít.
*Phía tây:
Nửa phía tây phần đất liền (tức Tây Trung Quốc) do vị tri nằm sâu trong nội địa, gió mùa từ biển không xâm nhập vào được, khí hậu quanh năm khổ hạn, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.
Câu 6:
Trình bày đặc điểm dân cư kinh tế chính trị của khu vực Tây Nam Á ?
Trả lời:
Tây Nam Á có dân số khoảng 286 triệu người, phần lớn là người A-rập và theo đạo Hồi là chủ yếu, sinh sống tập trung ở các vùng ven biển, các thung lũng có mưa, các nơi có thể đào được giếng lấy nước.
Trước đây, đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp : trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm.
Ngày nay, công nghiệp và thương mại phát triển, nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ. Hàng năm các nước khai thác hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm khoảng 1/3 sản lượng dầu thế giới. Dân thành phố ngày càng đông, tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 80 - 90% dân số, nhất là ở I-xra-en, Cô-oét. Li-băng.
Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí chiến lược quan trọng - nơi qua lại giữa ba châu lục, giữa các vùng biển, đại dương, nên từ thời xa xưa tới nay đây vẫn là nơi xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực. Sự không ổn định vé chính trị đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và đời sống của các nước trong khu vực.
Vì sao Tây Nam Á là điều kiện nóng về chính trị thế giới ?
Trả lời:
Vị trí địa lý của Tây Nam Á: Tây Nam Á nằm trên đường giao thông quốc tế (ngã ba của 3 châu lục Á - Âu - Phi) và giáp các biển: Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, Biển Caspi, vịnh Ba Tư. Có thể nói là khu vực này có vi trí chiến lược quan trọng.
- Là khu vực giàu khoáng sản, nhất là dầu mỏ.
- Lịch sử Tây Nam Á phức tạp: từng bị Thực dân Anh đô hộ hơn 200 năm.
- Tình hình kinh tế - xã hội bị chi phối nhiều bởi nơi đây tập trung khá nhiều tôn giáo mà họ thường hay xung đột vì sắc tộc, tôn giáo giữa dân do thái và các dân tộc khác gây lên sự mất ổn định, thường xuyên diễn ra mâu thuẫn nặng nề.
Câu 7: Trình bày khái quát đặc điểm dân cư, kinh tế khu vực Đông Á ?
Trả lời:
Đông Á là khu vực có dân số rất đông, nhiều hơn dân số của các châu lục lớn như châu Phi, châu Âu, châu Mĩ. Các quốc gia và lãnh thổ của Đông Á có nền văn hóa rất gần gũi với nhau.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai. nền kinh tế các nước Đông Á đều kiệt quệ, đời sống nhân dân rất cực khổ. Ngày nay nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có đặc điểm :
- Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
- Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu.
Biểu hiện điển hình là sự phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Núi lửa Phú Sĩ nằm ở quốc gia
A.Nhật Bản B. Thuỵ Sĩ
C. In- đô- nê- xi- a D. Triều Tiên
A