Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
1. Cậu học môn toán quá tệ.
=> Cách nói giảm nói tránh: Cậu cần cố gắng nhiều hơn trong môn Toán.
2. Chiếc xe này xấu quá
=> Cách nói giảm nói tránh: Chiếc xe này không được đẹp.
3. Ông già đã chết hôm qua.
=> Cách nói giảm nói tránh: Ông già mới qua đời ngày hôm qua.
4. Chữ cậu xấu lắm
=> Cách nói giảm nói tránh: Cậu luyện chữ thường xuyên cho đẹp hơn.
5. Anh bộ đội chết khi đang làm nhiệm vụ.
=> Cách nói giảm nói tránh: Anh bộ đội hi sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Theo một số định nghĩa được sách giáo khoa biên soạn chính xác nói giảm nói tránh chính là biện pháp biểu đạt một cách tế nhị, nhẹ nhàng giảm đi cảm giác ghê sợ, đau buồn, thiếu văn hóa đối với người nghe.
Biện pháp này dùng nhiều trong giao tiếp hàng ngày của con người. Đồng thời nói giảm nói tránh còn được dùng trong thơ ca, văn chương.
Cách sử dụng nói giảm nói tránh phủ định đi các từ tích cực, làm giảm đi mức độ của vấn đề đang nói đến.
Ví dụ nói giảm nói tránh
– Người ta phát hiện một xác chết ngay tại hiện trường vụ án mạng.Sử dụng nói giảm nói giảm nói tránh: Người ta phát hiện một tử thi ngay tại hiện trường vụ án mạng.
=> Việc thay thế “xác chết” bằng “tử thi” sử dụng từ đồng nghĩa giảm đi sự ghê sợ với người nghe, người đọc.
– Chiến sỹ đó bị chết khi làm nhiệm vụ. Thay thế bằng: Chiến sỹ đó hi sinh khi làm nhiệm vụ
=> Thay thế bằng từ đồng nghĩa, tăng thêm sự trang trọng.
– Chị ấy thật xấu. Thay thế bằng chị ấy không được đẹp cho lắm.
=> Cách sử dụng nói giảm nói tránh phủ định đi các từ tích cực, làm giảm đi mức độ của vấn đề đang nói đến.
– Cậu thanh niên kia bị mù. Thay thế bằng: Cậu thanh niên kia khiếm thị.
=> Cách sử dụng nói giảm nói tránh giảm nhẹ mức độ, đồng thời thể hiện sự tôn trọng với người nghe.
– Ồn ào quá, cậu câm miệng lại ngay. Thay thế bằng: Ồn ào quá, cậu vui lòng im lặng.
=> Cách sử dụng nói giảm nói tránh như trên thể hiện thái độ hòa nhã, lịch sự, tôn trọng người khác.
– Ông ấy bị bệnh nặng sắp chết. Thay thế bằng: Ông ấy bị bệnh nặng sắp mất.
=> Cách sử dụng nói giảm nói tránh như trên thể hiện sự tôn trọng người khác, giảm đi sự ghê rợn từ cái chết.
- Nó học chưa được tốt lắm.
- Con dạo này chưa được ngoan lắm.
- Anh nói chưa đúng lắm.
- Sức khỏe của nó không được tốt lắm.
- Bạn ấy chưa được nhanh lắm.
1. Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay.
2. Chàng ơi giận thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng.
3. Bài thơ " LƯỢM" của Tố Hữu ấy
TK
2.
– Giống nhau:
+ Không nói đúng thực tế của sự việc, hiện tượng.
+ Cả 2 đều là biện pháp tu từ thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, trong văn học thơ ca.
– Khác nhau:
+ Nói quá nhằm phóng đại sự việc lên, làm tăng thêm sự nổi bật của vấn đề cần nói, tạo ấn tượng mạnh cho người nghe.
+ Còn nói giảm nói tránh thì làm giảm bớt đi so với thực tế nhằm giúp sự việc hiện tượng trở nên nhẹ nhàng hơn, lịch sự hơn hoặc tâm lý hơn qua đó người nghe cảm thấy dễ chịu hơn.
Tham khảo:
Quê gốc của em vốn là Hà Tây cũ nay đã sáp nhập với thành phố Hà Nội, mang danh thành phố nhưng quê em thanh bình và yên ả lắm. Nhà ông nội em ở xóm Bứa, nơi nhà cửa san sát với lối kiến trúc cũ đã có từ thế kỷ trước, mái ngói, tường rêu, sân lát gạch tàu đỏ. Giữa xóm có một cái đình làng, nơi để dân làng sinh hoạt khi có lễ hội hay công việc lớn, trước đình có một cây đa to lắm, thường là nơi tụ tập chơi đùa củ lũ trẻ con trong xóm. Người dân nơi đây sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, những cánh đồng lúa bát ngát, bạt ngàn, vàng óng, trĩu nặng những hạt thóc. Vào mùa thu hoạch cả làng rộn rã cả lên, người người nhà đi gặt lúa, tiếng máy gặt, máy tuốt lúa, tiếng công nông nổ râm ran, báo hiệu một mùa bội thu thóc lúa.
Em tham khảo:
Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận ''không được yên ổn''(nói giảm nói tránh) của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.
Mỗi con người được sinh ra và lớn lên đều trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, trong tình yêu thương của mọi người. Tình yêu thương con người vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay.Lòng yêu thương con người là sự quan tâm, chăm sóc, đồng cảm thấu hiểu cho nhau, luôn giúp đỡ chia sẻ, lo lắng giữa con người với con người. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý báu của mỗi con người.Lòng yêu thương con người được thể hiện qua nhiều mặt khác nhau. Nhưng đều có một điểm chung đó là thứ tình cảm ấy xuất phát từ tận sâu trái tim, từ tấm lòng chân thành của mỗi người. Người có lòng yêu thương con người là những người biết giúp đỡ, chia sẻ với những khó khăn của người khác, thấy người khác gặp hoạn nạn là tìm cách cùng họ vượt qua. Hơn thế nữa, họ không ngần ngại hy sinh lợi ích cá nhân vì tập thể, cộng đồng, họ còn khoan dung, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác. Lòng yêu thương con người thật giản dị hiện diện mọi ngày, mọi nơi, mọi thời điểm nhưng chúng lại có những sức mạnh phi thường. Đó là tình cảm gia đình, tình yêu thương của ông bà cha mẹ dành cho con cái, lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với ông bà cha mẹ. Những người hàng xóm láng giềng luôn giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn. Thầy cô luôn cố gắng dành trọn vẹn kiến thức mình có cho học sinh, luôn đồng cảm giúp đỡ các em khi vấp ngã. Ngày nay, tuy đã hòa bình nhưng đất nước ta vẫn phải chịu đựng thiên tai hoành hành, lòng yêu thương ấy lại được thể hiện qua những cuộc từ thiện từ chiếc quần áo, sách vở hay gói đồ ăn... Chỉ cần có lòng yêu thương, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, mọi chuyện đều có thể vượt qua được.Hiểu được rõ ý nghĩ, giá trị của lòng thương người, mỗi cá nhân chúng ta cần phải trau dồi đức tính ấy, hãy yêu thương con người nhiều hơn, bởi khi ta cho đi tình yêu thương bao nhiêu thì chính bản thân ta sẽ nhận lại được bấy nhiêu. Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều tổ chức được mở ra vì con người, vì nhân quyền tất cả đều xuất phát từ lợi ích của mọi người, vì tình yêu thương giữa con người với nhau.
Cụ ấy đã qua đời rồi.
cậu cần luyện chữ nhiều hơn