Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 :
Xã hội cổ đại phương đông gồm 2 giai cấp
- Giai cấp thống trị
- Giai cấp bị trị
Câu 2 :
* Ý nghĩa :
- Thể hiện trình độ kỹ thuật, xây dựng của người phương Đông.
- Thể hiện sự phát triển về toán học, kiến trúc của người phương Đông.
- Thể hiện tiềm năng kinh tế.
- Thể hiện uy quyền và tầm ảnh hưởng của vua chuyên chế.
- Thể hiện trình độ và ý chí của con người trong việc xây dựng các công trình lớn.
Câu 3 :
- Chế độ quân điền là nhà Đường lấy ruộng đất công lãng xã và ruộng đất bỏ hoang đem chia cho hộ nông dân.
Câu 1 :
Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc
- Cơ sở hình thành:
- Sự chuyển biến về kinh tế:
- Đầu thiên niên kỉ I TCN, công cụ lao động bằng đồng thau phổ biến và bắt đầu biết sử dụng công cụ sắt.
- Nông nghiệp trồng lúa nước với việc dùng cày và sức kéo của gia súc khá phát triển.
- Có sự phân chia lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- Sự chuyển biến xã hội:
- Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt
- Công xã thị tộc tan vỡ, thau vào đó là công xã nông thôn với các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ.
- Nhu cầu trị thủy, quản lí xã hội, chống giặc ngoại xâm
- Sự chuyển biến về kinh tế:
=>Nhà nước ra đời để đáp ứng những nhu cầu đó.
Quốc gia cổ Cham – pa và quốc gia cổ Phù Nam
- Cơ sở hình thành:
- Thời Bắc thuộc , nhà Hán cai trị đặt thành quận Nhật Nam chia thành 5 huyện để cai trị.
- Cuối thế kỉ II, nhân dân huyện Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ sau đó đặt tên thành nước Chăm – pa.
- Quốc gia cổ Phù Nam
- Cơ sở hình thành:
- Cách đây khoảng 1500 – 2000 năm, hình thành nền văn hóa Óc Eo (An Giang)
- Thế kỉ I, trên cơ sở văn hóa Óc Eo, quốc gia Phù Nam được hình thành
-
=>Là một trong các quốc gia phát triển ở Đông Nam Á (thế kỉ III – V)
Câu 2 : Đặc điểm kinh tế , chính trị, xã hội , văn hóa
Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc :
- Kinh tế:
Đầu thiên niên kỷ I TCN cư dân đã biết sử dụng công cụ đồng và có sử dụng công cụ đá.
+ Nông nghiệp dùng cày khá phát triển, kết hợp với săn bắn, chăn nuôi và đánh cá.
+ Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- Xã hội:
+ Sự phân công giàu – nghèo càng rõ rệt. Sự xung đột giữa giàu nghèo và xung đột giữa các bộ lạc xuất hiện.
+ Công xã thị tộc tan vỡ thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ
=> Do yêu cầu về trị thủy, quản lý xã hội, chống giặc ngoại xâm
- Văn Hóa :
- Đời sống vật chất:
+ Ăn gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau củ.
+ Mặc: Nữ mặc áo, váy, nam đóng khố, ở nhà sàn.
- Đời sống tinh thần:
+ Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên.
+ Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội.
- Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức.
→ Đời sống vật chất tinh thần của người Việt Cổ khá phong phú, hòa nhập với tự nhiên.
Quốc gia cổ Cham-pa :
- Kinh tế:
- Hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước.
- Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò.
- Thủ công: Dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng, kỹ thuật xây tháp đạt trình độ cao.
- Chính trị - xã hội:
- Theo chế độ quân chủ chuyên chế.
- Chia nước làm 4 châu dưới châu có huyện, làng.
- Xã hội gồm các tầng lớp: Quý tộc, nông dân tự do, nô lệ.
- Văn hóa:
- Thế kỷ IV có chữ viết từ chữ Phạn (Ấn Độ).
- Theo Bà-la-môn giáo và Phật giáo.
- Ở nhà sàn, ăn trầu, hỏa táng người chết.
Quốc gia cổ Phù Nam:
-
- Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công, đánh cá, buôn bán.
-
- Chính trị: chế độ quân chủ do vua đứng đầu
-
- Văn hóa: ở nhà sàn, theo Phật giáo và Bà-la-môn giáo. Nghệ thuật ca, múa, nhạc phát triển.
-
- Xã hội gồm: Quý tộc, bình dân, nô lệ.
Đáp án A