K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 2 2021

Nội dung nào dưới đây không phản ánh ý nghĩa của cuộc vận động dân chủ 1936-1939?

A. Chủ nghĩa Mác -Lenin và đường lối của Đảng được phổ biến sâu rộng

B. Tập hợp được một lực lượng đông đảo từ thành thị đến nông thôn 

C. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng Cộng sản đc mở rộng trong quần chúng 

D. Là cuộc diễn tập chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

11 tháng 6 2021

Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam?

 

A:

Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng.

 B:

Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đường lối của Đảng được phổ biến sâu rộng.

C:

Là cuộc diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

D:

Khẳng định năng lực lãnh đạo đấu tranh vũ trang của Đảng Cộng sản Đông Dương.

11 tháng 6 2021

Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam?

Đáp án: D

4 tháng 10 2018

Đáp án C

Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì:

- Qua lãnh đạo phong trào quần chúng, uy tín và ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Đông Dương được mở rộng, trình độ chính trị và khả năng công tác của cán bộ, đảng viên được nâng lên.

- Phong trào đã xây dựng đội một đội quân chính trị hùng hậu từ thành thị đến nông thôn và rèn luyện họ qua thực tiễn đấu tranh

- Để lại những bài học kinh nghiệm về công tác mặt trận, tổ chức quần chúng đấu tranh công khai hợp pháp…cho Đảng cộng sản Đông Dương

Câu 1. Nội dung nào dưới đây không  phản ánh đúng ý nghĩa của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?A. Phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít NhậtB. Lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót ngàn năm       C. Đưa Việt Nam từ một nước thuốc địa trở thành nước độc lậpD. Đưa Việt Nam bước vào thời kì xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩaCâu 2. Sau...
Đọc tiếp

Câu 1. Nội dung nào dưới đây không  phản ánh đúng ý nghĩa của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?

A. Phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật

B. Lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót ngàn năm      

C. Đưa Việt Nam từ một nước thuốc địa trở thành nước độc lập

D. Đưa Việt Nam bước vào thời kì xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

Câu 2. Sau cách mạng tháng Tám 1945, kẻ thù nguy hiểm nhất đối với cách mạng Việt Nam là ai?

A. Thực dân Pháp   B. Thực dân Anh      C. Phát xít Nhật      D. Quân Tưởng Giới Thạch

Câu 3. Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám là gì?
A. Giải quyết nạn ngoại xâm và nội phản.                 B. Giải quyết về vấn đề tài chính.
C. Giải quyết nạn đói, nạn dốt.                      D. Giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.

Câu 4. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là:

A. dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đã đấu tranh kiên cường bất khuất.

B. có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong Mặt trận thống nhất.

C. sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu lả Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. có hoàn cảnh thuận lợi của chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức - Nhật.

Câu 5. Sau cách mạng tháng Tám 1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện biện pháp nào để giải quyết nạn đói?

A. Kêu gọi sự cứu trợ của các nước.                          B. Cấm dùng gạo, ngô để nấu rượu.

C. Lập hũ gạo cứu đói, tổ chức “Ngày đồng tâm”                 D. Tịch thu gạo của người giàu chia cho dân nghèo.

Câu 6. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ vào ngày tháng năm nào?
A. 7/3/1945                B. 8/9/1945                 C. 9/9/1945                D. 10/9/1945

Câu 7. Từ Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), bài học kinh nghiệm nào được rút ra cho cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh ngoại giao hiện nay?

A. Đa phương hóa trong quan hệ quốc tế.                  B. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù .

C. Kết hợp đấu tranh quân sự với ngoại giao.            D. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước.

Câu 8. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam đã bùng nổ vào đêm 19/12/1946 vì:

A. nhân dân ta đã chuẩn bị đủ tiềm lực mọi mặt để đánh Pháp.

B. quân Pháp đã nổ súng đánh chiếm được Nam Bộ.

C. quân Pháp được ra miền Bắc sau khi thỏa thuận với Trung Hoa Dân quốc.

D. thực dân Pháp đã có hành động phá hoại các Hiệp ước đã kí kết.

Câu 9. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) họp tại đâu?

A. Quảng Châu                B. Hà Nội                  C. Cửu Long                    D. Yên Bái

Câu 10. Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?

A. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản đảng.

B. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

C. Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

D. An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Câu 11. Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 đã thông qua những vấn đề gì?

A. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

B. Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc dự thảo.

C. Luận cương Chính trị do Trần Phú soạn thảo.

D. Chính cương, Sách lược và Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc dự thảo.

Câu 12. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp:

A. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào dân tộc, dân chủ.

B. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân.

C. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào nông dân.

Câu 13. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là kết quả tất yếu của:

A. Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1919-1926.

B. Cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.

C. Phong trào công nhân trong những năm 1925-1927

D. Phong trào công nhân trong những năm 1919-1925.

Câu 14. Khó khăn nào là nghiêm trọng nhất đối với đất nước sau Cách mạng tháng Tám-1945?

A. Nạn đói, nạn dốt.               B. Đế quốc và tay sai ở nước ta còn đông và mạnh.

C. Những tàn dư của chế độ thực dân phong kiến.     D. Chính quyền cách mạng mới thành lập còn non trẻ.

Câu 15. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào thực hiện “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập” nhằm mục đích gì?

A. Giải quyết khó khăn về tài chính của đất nước.                B. Quyên góp tiền, để xây dựng đất nước.

C. Quyên góp vàng, bạc để xây dựng đất nước.                     D. Để hỗ trợ việc giải quyết nạn đói.

Câu 16. Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước ngày tháng năm nào?

A. 23/11/1946          B. 24/11/1946                C. 25/11/1946                  D. 26/11/1946

Câu 17. Thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ bắt đầu từ ngày tháng năm nào?

A. 2/9/1945            B. 6/9/1945        C. Đêm 22 rạng 23/9/1945                     D. 5/10/1945

Câu 18. Kẻ thù nào dọn đường tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta?

A. Bọn Việt Quốc, Việt Cách.                        B. Đế quốc Anh và quân Nhật còn lại ở Việt Nam.

C. Các lực lượng phản cách mạng trong nước.                      D. Bọn Nhật đang còn tại Việt Nam.

Câu 19. Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta mở đầu là cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở đâu?

A. Sài Gòn - Chợ Lớn       B. Nam Bộ                 C. Trung Bộ                       D. Bến Tre

Câu 20. Trước ngày 6/3/1946 Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì?

A. Hoà với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ.                         B. Hoà với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi Miền Bắc.

C. Hoà với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng.                D. Tập trung lực lượng đánh cả Pháp lẫn Tường

1
17 tháng 3 2023

Câu 1Nội dung nào dưới đây không  phản ánh đúng ý nghĩa của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?

A. Phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật

B. Lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót ngàn năm      

C. Đưa Việt Nam từ một nước thuốc địa trở thành nước độc lập

D. Đưa Việt Nam bước vào thời kì xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

Câu 2. Sau cách mạng tháng Tám 1945, kẻ thù nguy hiểm nhất đối với cách mạng Việt Nam là ai?

A. Thực dân Pháp   B. Thực dân Anh      C. Phát xít Nhật      D. Quân Tưởng Giới Thạch

Câu 3Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám là gì? 
A. Giải quyết nạn ngoại xâm và nội phản.                 B. Giải quyết về vấn đề tài chính.
C. Giải quyết nạn đói, nạn dốt.                      D. Giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.

Câu 4. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là:

A. dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đã đấu tranh kiên cường bất khuất.

B. có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong Mặt trận thống nhất.

C. sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu lả Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. có hoàn cảnh thuận lợi của chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức - Nhật.

Câu 5. Sau cách mạng tháng Tám 1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện biện pháp nào để giải quyết nạn đói?

A. Kêu gọi sự cứu trợ của các nước.                         

B. Cấm dùng gạo, ngô để nấu rượu.

C. Lập hũ gạo cứu đói, tổ chức “Ngày đồng tâm”                

D. Tịch thu gạo của người giàu chia cho dân nghèo.

Câu 6Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ vào ngày tháng năm nào?
A. 7/3/1945                B. 8/9/1945                 C. 9/9/1945                D. 10/9/1945

Câu 7. Từ Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), bài học kinh nghiệm nào được rút ra cho cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh ngoại giao hiện nay? 

A. Đa phương hóa trong quan hệ quốc tế.                 

B. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù .

C. Kết hợp đấu tranh quân sự với ngoại giao.           

D. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước.

Câu 8Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam đã bùng nổ vào đêm 19/12/1946 vì:

A. nhân dân ta đã chuẩn bị đủ tiềm lực mọi mặt để đánh Pháp.

B. quân Pháp đã nổ súng đánh chiếm được Nam Bộ.

C. quân Pháp được ra miền Bắc sau khi thỏa thuận với Trung Hoa Dân quốc.

D. thực dân Pháp đã có hành động phá hoại các Hiệp ước đã kí kết.

Câu 9. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) họp tại đâu?

A. Quảng Châu               

B. Hà Nội                 

C. Cửu Long (Hương Cảng-Trung Quốc)             

D. Yên Bái

Câu 10. Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?

A. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản đảng. (Lúc này đại biểu của Đông Dương Cộng sản liên đoàn chưa ra dự kịp)

B. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

C. Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

D. An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Câu 11. Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 đã thông qua những vấn đề gì?

A. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

B. Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc dự thảo.

C. Luận cương Chính trị do Trần Phú soạn thảo.

D. Chính cương, Sách lược và Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc dự thảo.(những văn kiện trên được gọi là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng)

Câu 12. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp:

A. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào dân tộc, dân chủ.

B. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân.

C. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào nông dân.

Câu 13. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là kết quả tất yếu của:

A. Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1919-1926.

B. Cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.

C. Phong trào công nhân trong những năm 1925-1927

D. Phong trào công nhân trong những năm 1919-1925.

Câu 14. Khó khăn nào là nghiêm trọng nhất đối với đất nước sau Cách mạng tháng Tám-1945?

A. Nạn đói, nạn dốt.              

B. Đế quốc và tay sai ở nước ta còn đông và mạnh.

C. Những tàn dư của chế độ thực dân phong kiến.    

D. Chính quyền cách mạng mới thành lập còn non trẻ.

Câu 15. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào thực hiện “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập” nhằm mục đích gì?

A. Giải quyết khó khăn về tài chính của đất nước.                B. Quyên góp tiền, để xây dựng đất nước.

C. Quyên góp vàng, bạc để xây dựng đất nước.                     D. Để hỗ trợ việc giải quyết nạn đói.

Câu 16. Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước ngày tháng năm nào?

A. 23/11/1946          B. 24/11/1946                C. 25/11/1946                  D. 26/11/1946

Câu 17. Thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ bắt đầu từ ngày tháng năm nào?

A. 2/9/1945            B. 6/9/1945        C. Đêm 22 rạng 23/9/1945                     D. 5/10/1945

Câu 18. Kẻ thù nào dọn đường tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta?

A. Bọn Việt Quốc, Việt Cách.                        B. Đế quốc Anh và quân Nhật còn lại ở Việt Nam.

C. Các lực lượng phản cách mạng trong nước.                      D. Bọn Nhật đang còn tại Việt Nam.

Câu 19. Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta mở đầu là cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở đâu?

A. Sài Gòn - Chợ Lớn       B. Nam Bộ                 C. Trung Bộ                       D. Bến Tre

Câu 20. Trước ngày 6/3/1946 Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì?

A. Hoà với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ.                         B. Hoà với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi Miền Bắc.

C. Hoà với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng.                D. Tập trung lực lượng đánh cả Pháp lẫn Tường

15 tháng 11 2019

Đáp án C

Bài học kinh nghiệm lớn nhất của khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kì được Đảng Cộng sản Đông Dương vận dụng trong cuộc cách mạng tháng Tám (1945) là khởi nghĩa muốn giành thắng lợi phải có sự chuẩn bị chu đáo về đường lối, lực lượng và phải nổ ra đúng thời cơ

10 tháng 3 2017

Đáp án: B

Giải thích:

Phong trào cách mạng 1930-1931 được coi là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vì:

- Cao trào cách mạng 1930-1931 khẳng định những nhân tố bảo đảm cho thắng lợi cách mạng Việt Nam.

+ Trước hết, cao trào khẳng định đường lối cách mạng Việt Nam do Đảng vạch ra là đúng đắn. Đó là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội , là đường lối cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến triệt để.

+ Cao trào đem lại cho công nhân, nông dân và nhân dân lao động nước ta niềm tin vững chắc vào đường lối cách mạng giải phóng giai cấp , giải phóng dân tộc do Đảng ta lãnh đạo .

+ Cao trào đã “Khẳng định trên thực tế quyền lãnh đạo , năng lực lao động cách mạng của giai cấp công nhân mà đại biểu là Đảng ta”.

+ Cao trào đã xây dựng được khối liên minh công nông trong thực tế. Lần đầu tiên giai cấp công nhân sát cánh cùng giai cấp nông dân vùng dậy chống đế quốc và phong kiến , thành lập chính quyền Xô Viết.

+ Cao trào cách mạng 1930-1931 rèn luyện đội ngũ đảng viên quần chúng và đem lại cho họ niềm tin vững chắc vào sức mạnh và năng lực sáng tạo của mình.

+ Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh là bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, là cái mốc đánh dấu sự trưởng thành của Đảng ta.

- Là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất để tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.

+ Bài học kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ chống đế quốc chống phong kiến thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng.

+ Xây dựng khối liên minh công nông làm nền tảng cho việc mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.

+ Xây dựng chính quyền cách mạng, chính quyền Xô Viết công nông.

+ Bài học về xây dựng Đảng ở nước thuộc địa nửa phong kiến.

17 tháng 1 2017

Đáp án: A

Giải thích:

Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939 là công nhân và nông dân. Đây là lực lượng nòng cốt trong các cuộc đấu tranh của ta và đã được xác định rất rõ trong đường lối chỉ đạo của Đảng.

1. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1925? Tác dụng của những hoạt động đó đối với cách mạng Việt Nam ntn? 2. Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của hội nghị thành lập Đảng CSVN? 3. Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của phong trào c/m 1930-1931? Tại sao nói Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào c/m 1930-1931? 4. Kể tên các cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào đòi tự do dân...
Đọc tiếp

1. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1925? Tác dụng của những hoạt động đó đối với cách mạng Việt Nam ntn?

2. Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của hội nghị thành lập Đảng CSVN?

3. Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của phong trào c/m 1930-1931? Tại sao nói Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào c/m 1930-1931?

4. Kể tên các cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào đòi tự do dân chủ 1936-1939? Nêu ý nghĩa của phong trào?

5. Hoàn cảnh ra đời của Mặt trận Việt minh và quá trình chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa Tháng Tám-1945?

6.Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh nào? Khái quát những nét chính về diễn biến của c/m Tháng Tám 1945? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của c/m tháng Tám 1945?

7.Vì sao nói sau c/m tháng Tám, tình hình nước ta như “Ngàn cân treo sợi tóc”? Cách giải quyết của Đảng?

8. Hoàn cảnh kí kết, nội dung và ý nghĩa hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và tạm ước Việt- Pháp 14-9-1946?

9. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống TD Pháp xâm lược diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nội dung của đường lối k/c chống Pháp?

10.Kết quả, ý nghĩa của Chiến dịch Việt bắc 1947,Chiến dịch Biên giới 1950?

11. Nêu nội dung chính của kế hoạch Na-va và quá trình phá sản của nó?Ý nghĩa của Chiến dịch Điện Biên Phủ?

12. Nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ 1954?

13. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc k/c chống Pháp( 1945 - 1954)?

14. Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào Đồng khởi (1959-1960)

15.Từ 1954 đến 1973, quân dân MN đã đánh bại những chiến lược quân sự nào của đế quốc Mĩ? Nêu những thắng lợi quan trong trong cuộc k/c chống Mĩ cứu nước của ND ta?

16. Hiệp định Pa- ri được kí kết trong hoàn cảnh nào? Nội dung và ý nghĩa của nó?

17. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc k/c chống Mĩ cứu nước?

18.Vì sao Đảng ta đề ra đường lối đổi mới? Nội dung và thành tựu nổi bật trong 15 năm thực hiện đổi mới của đất nước ?

4
30 tháng 1 2019

Câu 17:

1. Nguyên nhân thắng lợi:

- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt.

- Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.

- Có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương; sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa khác; phong trào nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối cuộc đấu tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.

2. Ý nghĩa lịch sử:

*Đối với Việt Nam:

- Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - đế quốc trên đất nước ta. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.

- Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

*Đối với thế giới:

- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.

- Là một sự kiện có “tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

Câu 12:

1. Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ

- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của các nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

- Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân theo khu vực và thời gian quy định.

- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.

2. Ý nghĩa:

- Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.

- Hiệp định đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chống Pháp của nhân dân ta. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.

- Hiệp định làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương; miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn xã hội chủ nghĩa.



30 tháng 1 2019

Câu 2:Hỏi đáp Lịch sử

4 tháng 6 2021

 

  

Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945? *

Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp-Nhật và phong kiến, đưa nhân dân lên nắm chính quyền

Mở ra một kỷ nguyên mới: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Góp phần vào chiến thắng chống phát xít của phe Đồng minh.

Buộc Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

4 tháng 6 2021

Buộc Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.