Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên :
- Xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc tập trung.
- Nhận xét :
+ Hội nghĩ đã thấy rõ thái độ chính trị và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp trong xã hội Việt Nan thuộc địa, xác định đúng vai trò, vị trí của từng giai cấp tầng lớp.
+ Phát huy sức mạnh dân tộc, phân hóa và cô lập kẻ thù để thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
* Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng cộng sản Đông Dương với bản Luận Cương chính trị tháng 10/1930
- Xác định động lực của cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân
- Nhận xét :
+ Đã xác định được động lực cách mạng, nhưng không đánh giá đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và phong kiến.
+ Đây là điểm khác với Cương lĩnh chính trị đầu tiên và cũng là hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930
* Hội nghị lần thứ Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương :
- Chủ trương thành lập Mựt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh, đổi tên các hội phản đế thành hội cứu quốc, nhằm tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp, giai cấp và cá nhân yêu nước.
- Nhận xét :
+ Chủ trương trên đã huy động đến mức cao nhất lực lượng toàn dân tộc thực hiện nhiệm vụ số một là giải phòng dân tộc, giành độc lập, tự do.
+ Khắc phục hạn chế của Luận Cương chính trị 10/1930 và khẳng định chủ trương đúng đắn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, góp phần trực tiếp đưa Cách mạng tháng Tám đến thành công.
1/Hội nghị thành lập đảng.
a.Hoàn cảnh lịch sử:
- Cuối năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh trong đó giai cấp công nhân thật sự trở thành một lực lượng tiên phong.
- Năm 1929 ở nước ta lần lược xuất hiện ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển, song cả ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng , gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có sự lãnh đạo thống nhất của một chính đảng vô sản.
- Được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Aí Quốc từ Xiêm về Hương Cảng (Trung Quốc) để triêụ tập Hội nghị thành lập đảng họp từ 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 tại Cửu Long (Hương Cảng –Trung Quốc).
b.Nội dung Hội nghị:
-Thống nhất ba tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là đảng cộng sản Việt Nam.
- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, và điều lệ tóm tắt của đảng do Nkguyễn Ái Quốc soạn thảo.
- Bầu ban chấp hành Trung ương lâm thời.
*Ý nghĩa của Hội nghị thành lập đảng: Hội nghị có ý nghĩa và giá trị như một đại hội thành lập đảng vì đã thông qua đường lối cho cách mạng Việt Nam.
c.Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập đảng.
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa MácLê Nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kĩ XX.
- Đảng ra đời là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Vì:
+ Đối với giai cấp công nhân: Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
+ Đối với dân tộc: Chấm dứt thời kì khủng hoảng về mặt đường lối, và giai cấp lãnh đạo, từ đây khẳng định quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thé giới.
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng.
d. Nội dung bản Chính cương vắn tăt, Sách lược vắn tắt.
* Đường lối của Cách mạng Việt Nam: Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Trước hết làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng , sau đó làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn cách mạng kế tiếp nhau không tách rời nhau.
*.Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam : đánh đổ ách thống trị của đế quốc Pháp, vua quan phong kiến và tư sản phản cách mạng (nhiệm vụ dân tộc và dân chủ)
*. Mục tiêu của cách mạng: Làm cho nước Việt nam hoàn toàn độc lập, dựng nên chính phủ và quân đội công nông, tịch thu sản nghiệp của bọn đế quốc, địa chủ, tư sản phản cách mạng đem chia cho dân cày. *Llực lượng cách mạng: Công nông là gốc của cách mạng đồng thời phải liên kết với Tiểu tư sản, tư sản dân tộc và trung tiểu địa chủ chưa lộ rõ phản cách mạng.
*.Lãnh đạo cách mạng: Là đảng cộng sản Việt Nam đội tiên phong của giai cấp vô sản
*.Quan hệ quốc tế: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của Cách mạng thế giới
**Nhận xét:Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo tuy còn vắn tắt nhưng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đợm tinh thần dân tộc và tinh thần nhân văn. độc lập dân tộc và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh.
2/Hội nghị lần thứ nhất của Ban chấp hành Trung ương đảng 10/1930.
a.Hoàn cảnh ltriệu tập Hội nghị.
- Vừa mới ra đời đảng cộng sản Việt Nam đã phát động được một cao trào cách mạng rộng lớn, với đỉnh cao Xô viết Nghệ -Tỉnh.
- Để tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với phong trào cách mạng đang dâng cao. Ban chấp hành Trung ương đảng đã triệu tập Hội nghị lần thứ nhất vào 10/1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc) do đồng chí Trần Phú chủ trì. b.Nội dung Hội nghị.
- Đổi tên đảng cộng sản Việt Nam thành đảng cộng sản đông Dương.
- Thảo luận và thông qua Luận cương chính trị 10/1930 do đồng chí Trần Phú soạn thảo.
- Bầu BCH TW chính thức do Trần Phú làm tổng bí thư.
c.Những điểm chủ yếu trong luận cương chính trị tháng 10/1930.
* Đường lối của cách mạng: Lúc đầu làm cách mạng tư sản dân quyền sau khi thắng lợi tiến thẳng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
* Nhiệm vụ của cách mạng: đánh đổ phong kiến và đế quốc.Hai nhiệm vụ đó khắng khít nhau.
*.Mục tiêu của cách mạng: Làm cho đông Dương hoàn toàn độc lập.
*.Lực lượng tham gia: Công nhân và nông dân là gốc của cách mạng.
*.Lãnh đạo cách mạng: Là đảng cộng sản đông Dương.
*.Quan hệ quốc tế.Cách mạng đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới.
**Nhận xét: Luận cương đã xác định được nhiều vấn đề thuộc về chiến lược cách mạng nhưng cũng bộc lộ một số nhược điểm và hạn chế:
-Chưa vạch rõ được mâu thuẩn chủ yếu của xã hội thuộc địa nên không nêu cao được vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, mà còn nặng về đấu tranh giai cấp, vấn đề ruộng đất.
- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của các giai cấp ngoài công nông như tư sản, tiểu tư sản và một bộ phận giai cấp địa chủ.
Đáp án A
Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930) đã thông qua Luận cương chính trị của đảng
Đáp án D
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 - 1941) đã khắc phục triệt để những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) và khẳng định trở lại tính đúng đắn của Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) ở chỗ:
- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc- dân chủ, đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Huy động đến mức cao nhất lực lượng toàn dân tộc vào cuộc đấu tranh tự giải phóng
- Bước đầu giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.
Đáp án D: không phải là ý giải thích đúng nội dung trên
Đáp án A
- Hội nghị trung ương Đảng tháng 5-1941 đã chủ trương sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp- Nhật sẽ thành lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- Luận cương chính trị tháng 10-1930 không nêu ra vấn đề này. Tuy nhiên trong nội dung luận cương chỉ xác định vai trò của giai cấp công và nông dân thì không có khả năng sẽ thành lập một chính quyền có cả sự tham gia của các giai cấp khác
=> Điểm mới của Hội nghị tháng 5-1941 so với Luận cương chính trị tháng 10-1930 là thành lập một chính quyền nhà nước của toàn dân tộc.
Đáp án B
Về hình thức chính quyền
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên: mới đề ra mục tiêu là thành lập chính phủ công – nông binh.
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng năm 1941: sau khi đánh duổi đế quốc Pháp – Nhật sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
- Nội dung hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 11-1939:
Tháng 11-1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Bà Điểm (Hóc Môn) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.
Hội nghị xác định :
Nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt là đánh đổ đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương độc lập.
Chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội; chống tô cao, lãi nặng ; thay khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết bằng khẩu hiệu lập Chính phủ dân chủ cộng hòa.
Phương pháp đấu tranh, chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai ; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp.
Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương
Ý nghĩa : đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kỳ chuẩn bị trực tiếp vận động cứu nước.
- Nội dung hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) :
Ngày 28-1-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 ở Pắc Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19-5-1941.
Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc.
Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thay bằng khẩu hiệu, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công, tiên tới người cày có ruộng ... Sau khi đánh đuổi Pháp - Nhật sẽ thành lập Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh(19-5-1941) thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, thay tên các hội Phản đế thành hội Cứu quốc và giúp đỡ Lào, Campuchia thành lập mặt trận.
Xác định hình thức đấu tranh : đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa; chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.
Hội nghị 8 đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11-1939, nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu ấy.
Từ việc đổi tên Đảng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2 - 1951), thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (5 - 1941), chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc năm 1979, tình hình Biển Đông hiện nay, giúp Việt Nam thấm nhuần sâu sắc quan điểm nào sau đây? *
A. Cách mạng là sự nghiệp của quân chúng nhân dân.
B. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
C. Không có đồng minh và bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích dân tộc là vĩnh viễn.
D. Phải luôn coi trọng và đặt quan hệ với các nước láng giềng là trên hết.
Đáp án D
“Chính cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt”, “Điều lệ tóm tắt” là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng vì đó là văn kiện tuyên ngôn chính trị của Đảng cộng sản Viêt Nam, xác định được:
- Nhiệm vụ chiến lược cách mạng.
- Lực lượng cách mạng.
- Đoàn kết quốc tế.
Đây cũng là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh
Đáp án B