K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2016

cả 2 bạn nhé

4 tháng 11 2016

Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận về việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gắn liền với Chương trình Khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change – UNFCCC). Nghị định thư buộc các nước tham gia phải cam kết đạt được các mục tiêu về thải khí nhà kính được xác định cụ thể cho từng nước. Nghị định thư được hoàn tất và mở ký vào ngày 11/12/1997 tại Kyoto, Nhật Bản. Nghị định thư quy định trước khi có hiệu lực Nghị định thư phải được phê chuẩn bởi ít nhất 55 quốc gia và các quốc gia này phải chịu trách nhiệm ít nhất đối với 55% tổng lượng khí thải toàn cầu. Các điều kiện này đã được thỏa mãn khi Liên bang Nga phê chuẩn Nghị định thư. Vì vậy Nghị định thư chính thức bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/02/2005. Tính đến tháng 02/2009, đã có 184 quốc gia tham gia vào Nghị định thư Kyoto. Việt Nam ký Nghị định thư vào ngày 03/12/1998 và phê chuẩn vào ngày 25/9/2002.

Nội dung chính của Nghị định thư Kyoto là đưa ra các mục tiêu mang tính bắt buộc đối với 37 nước công nghiệp trên thế giới và Liên minh Châu Âu (EU) về việc giảm lượng khí thải nhà kính. Theo đó, các nước này đến năm 2012 phải giảm lượng phát thải khí nhà kính, chủ yếu là carbon dioxide, ít nhất 5% so với mức phát thải năm 1990. Mức giảm cụ thể áp dụng cho từng quốc gia thay đổi khác nhau. Ví dụ, các nước EU là 8%, Mỹ 7%, Nhật Bản 6%, Australia 8%, trong khi New Zealand, Nga và Ucraina được duy trì mức phát thải hiện tại. Riêng một số quốc gia vốn có lượng phát thải khí nhà kính thấp được phép tăng lượng phát thải, như Na Uy được tăng 1% hay Iceland 10%.

Các nước tham gia vào Nghị định thư Kyoto phải chịu sự giám sát và quản lý bởi các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc về lượng khí thải cắt giảm. Các quốc gia được chia làm hai nhóm: nhóm các nước phát triển thuộc Phụ lục I (Annex I) của Nghị định thư, buộc phải có bản đệ trình thường niên về các hành động cắt giảm khí thải; và nhóm các nước đang phát triển nằm ngoài Phụ lục I (Non-Annex I) của Nghị định thư, bao gồm đa số các nước đang phát triển và cả một số nền kinh tế lớn mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil. Những nước này ít chịu ràng buộc hơn so với các nước thuộc nhóm Annex I.

Nghị định thư Kyoto yêu cầu các quốc gia tham gia cam kết thực hiện các mục tiêu nêu trên thông qua ba cơ chế chính được đưa ra trong Hiệp định Marrakesh (Marrakesh Accord) được thông qua năm 2001, bao gồm (1) Cơ chế thị trường khí thải, hay còn gọi là thương mại khí thải; (2) Cơ chế phát triển sạch; và (3) Cơ chế đồng thực hiện.

Theo đó, thông qua cơ chế thị trường khí thải, các quốc gia có hạn ngạch phát thải dư thừa có thể bán hạn ngạch này cho những nước có lượng phát thải vượt mức cho phép. Cơ chế phát triển sạch cho phép các quốc gia phát triển tài trợ cho các dự án giúp giảm lượng phát thải tại các nước đang phát triển, qua đó các nước tài trợ sẽ được gia tăng lượng hạn ngạch phát thải ở nước mình. Đây được xem như một công cụ hiệu quả nhằm giúp các nước đang phát triển tham gia vào Nghị định thư Kyoto, giúp nâng cao năng lực công nghệ ở các quốc gia này, đồng thời giải quyết được bài toán lợi ích giữa kinh tế và môi trường tại các quốc gia phát triển. Tương tự, cơ chế đồng thực hiện cũng cho phép một quốc gia thành viên tự thực hiện một dự án ở một quốc gia thành viên khác và qua đó giành được thêm hạn ngạch phát thải ở nước mình.

Hiệp ước “Hậu Kyoto”

Ngày 28/07/2005, Mỹ tuyên bố cùng 4 nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và Australia ký kết thỏa thuận “Quan hệ đối tác châu Á – Thái Bình Dương về khí hậu và phát triển sạch”, được biết đến như một Hiệp ước “Hậu Kyoto”.

 

Tuy nhiên, Hiệp ước này được cho là nhằm thay thế Nghị định thư Kyoto, phục vụ cho những tính toán có lợi cho Mỹ trước sự phản đối của cộng đồng quốc tế về việc Mỹ không tham gia Nghị định thư Kyoto. Hiệp ước này chủ yếu nhấn mạnh việc cần tăng cường nghiên cứu để tìm ra các nguồn năng lượng sạch và chuyển giao công nghệ từ những quốc gia công nghiệp sang các nước đang phát triển. Tuy nhiên đến nay Hiệp ước “Hậu Kyoto” này vẫn chưa phát huy tác dụng.

Nghị định thư Kyoto cũng được cho là một trong những tiền đề hình thành nên khái niệm “ngoại giao khí hậu”, vốn xuất hiện trong khoảng 7 đến 8 năm trở lại đây, khi các diễn biễn phức tạp của khí hậu cùng các hệ quả của nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ quốc tế. Những quốc gia công nghiệp và các nước phát triển được cho là “thủ phạm” chính gây ra sự biến đổi khí hậu (đứng đầu là Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản), tuy nhiên lại không phải là những nước gánh chịu hậu quả nặng nề nhất, mà lại là các quốc gia đang phát triển. Các nước phát triển dù cam kết đi đầu trong việc cắt giảm lượng khí thải nhà kính theo Nghị định thư, nhưng thực tế lại tìm nhiều cách lảng tránh vấn đề như trì hoãn phê chuẩn, thực hiện, đưa những dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.

Đặc biệt, Mỹ là quốc gia công nghiệp chiếm đến 25% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên thế giới nhưng lại không phê chuẩn Nghị định thư Kyoto vì cho rằng điều này sẽ gây thiệt hại đối với kinh tế Mỹ. Thay vào đó, chính phủ Mỹ năm 2001 đã cam kết sẽ thực thi kế hoạch của Tổng thống George W. Bush về tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng trong 10 năm (2002-2012), đưa nồng độ carbon trong các ngành công nghiệp Mỹ giảm 18%.

Biến đổi khí hậu hiện nay được xếp vào hàng “an ninh phi truyền thống”, được dự báo là có thể trở thành thách thức lớn nhất với hòa bình và an ninh thế giới, hơn cả chủ nghĩa khủng bố. Hậu quả của biến đổi khí hậu (các thảm họa thiên nhiên, các vấn đề môi trường…) có thể làm thay đổi nguồn phân bổ tài nguyên, dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực, an ninh năng lượng và làm bùng nổ các làn sóng di cư, gây xung đột và làm bất ổn chính trị xã hội.

Từ năm 2009, Liên Hiệp Quốc cùng các nhà lãnh đạo thế giới đã gia tăng hợp tác và bàn thảo một thỏa thuận môi trường thay thế Nghị định thư Kyoto (sẽ hết hiệu lực vào năm 2012). Tuy nhiên, trải qua không ít các vòng đàm phán liên tiếp, các nước vẫn chưa đi đến một sự đồng thuận nào về vấn đề này, do còn nhiều khác biệt về lợi ích (đặc biệt là xung đột lơi ích giữa môi trường và kinh tế) giữa các quốc gia

 

28 tháng 10 2021

B

28 tháng 10 2021

B

26 tháng 10 2023
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm ko khíHộ gia đình: Không khí ô nhiễm cũng đến từ một phần sinh hoạt của các hộ gia đình. Ví dụ như nấu nướng bằng than, củi… sẽ giải phóng rất nhiều khói bụi vào môi trường. Hoạt động công nghiệp: Các loại khí thải độc như CO2, SO2, CO, NOx…, khói, bụi từ các xí nghiệp, nhà máy gây ra ô nhiễm không khí diện rộng. Đặc biệt, các nhà máy ở gần thành phố đã làm giảm chất lượng không khí tại nơi đây. Ngoài ra, trong quá trình xử lý khí thải không hiệu quả sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và thậm chí gây ra hiện tượng mưa axit. Giao thông vận tải: Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí ở Việt Nam. Lượng khí thải (Bụi, CO…) từ các phương tiện vận chuyển, đi lại như xe máy, ô tô…xả ra môi trường rất nhiều. Với lượng lớn như vậy, chúng có thể gây ra kích ứng phổi, mắt, các vấn đề liên quan đến gan, máu. Nông nghiệp: Các hoạt động như đốt rơm rạ, đốt vườn… cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Đồng thời, việc lạm dụng nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ đã khiến ô nhiễm không khí ngày một tăng cao. Chất thải: Không khí ô nhiễm một cách nặng nề là do khói khí đốt từ các loại rác thải, chất thải. Các chất này sẽ không phân hủy mà tồn đọng lại và gây ra các vấn đề ô nhiễm khác.Công nghiệp quốc phòng: Đối với một số nước, các hoạt động thử nghiệm vũ khí hạt nhân hay tên lửa đã và đang làm cho thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay đáng báo động. Hay các hoạt động sản xuất lò rèn, lò đốt rác thải, xây dựng công trình cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí. Hoạt động xây dựng cơ sở vật chất: Các hoạt động xây dựng chung cư cao tầng, các cao ốc đã mang đến ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Hơn nữa, khi vận chuyển nguyên vật liệu cũng sẽ vương vãi ra đường, gây nguy hiểm cho người đi đường và lâu dài sẽ sinh ra lượng khói bụi bẩn ra môi trường. Cách khắc phụcHạn chế khí thải CO2, trồng nhiều cây xanh: Sử dụng ứng dụng công nghệ xanh vào trồng trọt, nông nghiệp, lâm nghiệp. Trồng cây xanh ở các khu đông dân cư và phủ xanh đồi trọc để hấp thụ các chất độc hại và CO2. Và trong nhà nên có các loại cây thanh lọc không khí như cây tuyết tùng, cây lưỡi hổ, cây thường xuân…Giảm lượng khí thải của phương tiện tham gia giao thông: Ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng để giảm thiểu lượng khí thải ra môi trường mỗi ngày. Và cấm các loại xe đã cũ, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải khi lưu thông. Xử lý rác thải đúng tiêu chuẩn: Không vứt rác bừa bãi, xử lý rác thải đúng cách và đạt yêu cầu trước khi xả ra môi trường. Hạn chế hoá chất trong lâm – nông nghiệp: Sử dụng những công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, biện pháp sinh học trong nông nghiệp, lâm nghiệp thay vì dùng các chất hóa chất độc hại. Hạn chế vật liệu đốt: Không sử dụng các nhiên liệu đốt cháy như củi, than, lò sưởi, thuốc lá… để khắc phục được tình trạng không khí ô nhiễm. Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo: Khuyến khích người dùng tìm hiểu kỹ về vấn đề ô nhiễm môi trường, sử dụng những nhiên liệu sạch như năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Hay dùng các thiết bị tiết kiệm điện, không thải các chất độc ra ngoài môi trường.

 

27 tháng 11 2021

Mưa axít là mưa chứa 1 lượng axít tạo nên chủ yếu là từ:

A.Phản ứng hóa học xẫy ra trong không gian;

B.Chất ô dôn trong bầu khí quyển ;

C.Khói xe và khói các nhà máy thải ra trong không khí;

D.Khí CO2 do sinh vật trên Trái Đất thải ra;

27 tháng 11 2021

C.Khói xe và khói các nhà máy thải ra trong không khí;

29 tháng 10 2021

Vấn đề ô nhiễm không khí ở địa phương em hiện nay như thế nào, là một học sinh em có những biện pháp gì góp phân bảo vệ bầu không khí hiện nay?

29 tháng 10 2021

Vấn đề ô nhiễm không khí ở địa phương em hiện nay như thế nào, là một học sinh em có những biện pháp gì góp phân bảo vệ bầu không khí hiện nay?