Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.
Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, độc đáo, đặc sắc.
Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo.
Kể chuyện tưởng tượng. Sử dụng ẩn dụ, nhân hóa, so sánh.
Lời kể ngắn gọn nhưng thâm thúy.
Mượn chuyện loài vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện loài người.
*nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.
-Cách nói bằng ngụ ngôn
-Cách kể bất ngờ,hài hước, kín đáo
- Bài học :
+ Phải biết nhìn xa trông rộng,dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn vẫn phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình.
+ Không được chủ quan,kiêu ngạo,coi thường đối tượng xung quanh.
- Ý nghĩa bài học :
Nhắc nhở ,khuyên nhủ mọi người không được chủ quan ,kiêu ngạo,huênh hoang mà phải luôn luôn mở rộng tầm hiểu biết của mình.
cậu hãy kể một người như mình gợi ý nè
+ VD: một banj học sinh tự cho mình là xinh đẹp,học giỏi luôn đc bạn bè và mọi ng yêu quý nên cho mình là giỏi giang,cuối cùng bị điểm thấp hơn các bn nên ko biết để mặt đi đâu
cậu hãy tự làm như ý của mình
nếu làm đc thì hãy gọi mọi ng tk cho mình nhé
Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng Ngữ Văn 6 mang lại sự không chỉ là sự giải trí và bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch.
Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường.
Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng.
Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.
Bạn tự tóm tắt nhé!
Câu truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng không chỉ đem đến sự giải trí cho người đọc mà truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng còn mang đến một bài học ý nghĩa cho những con người có tầm nhìn hạn hẹp, quen thói hống hách không coi ai ra gì. Qua câu chuyện, chúng ta rút ra được rằng không nên kiêu căng dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Chúng ta không những không kiêu căng mà còn phải không ngừng học hỏi vì trong cuộc sống có những chuyện chúng ta không ngờ tới. Dù có học bao nhiêu đi chăng nữa, kiến thức vẫn là vô hạn để cho chúng ta tiếp tục mở mang nó.
Từ nội dung bài " Ếch ngồi đáy giếng " em rút ra bài học là :
- Dù môi trường sống có hạn hẹp tù túng vẫn phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình
- Khi môi trường sống thay đổi cần khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi
- Không đc chủ quan , kiêu ngạo nếu ko sẽ phải trả giá đắt , có khi là cả tính mạng
Chúc bn hok tốt !
Từ truyện Ếch ngồi đáy giếng ,em rút ra bài học :
- Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.
- Khi sống lâu trong một môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.
- Sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.
- Dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết.
- Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.
Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết tránh cách đánh giá, kết luận vội vàng phiến diện, nông cạn. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn sâu rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì sự chủ quan, kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về bài học của câu truyện chớ nên tự biến minh thành "Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung".
1/ Nguyên nhân, khái niệm, nội dung, ý nghĩa phong trào văn hóa Phục hưng ( Tk XIV - XVII)
2/ Cuộc chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt đã diễn ra như thế nào?
3/ Nhà Lý đã chủ động tấn công quân Tống trước để phòng vệ như thế nào?
4/ cách đánh giặc của lý thường kiệt có gì đặc biêt?
P/s: mình k pk đề của bạn có giống của mình k nữa
- Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà đòi huênh hoang
- Khuyên người ta phải cố gắng mở rộng hiểu biết, không được chủ quan kiêu ngạo
Chúc bạn học tốt !
- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng huyênh hoang.
- Khuyên nhủ người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.
Nội dung truyện Ếch ngồi đáy giếng :
Câu cruyện phản ánh cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp lại hay huênh hoang, khoác lác, luôn cho mình là đúng. Đồng thời khuyên mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.