K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2023

Nội dung chính của văn bản Treo biển là gì?

A. Miêu tả cửa hàng của người bán cá

B. Kể chuyện về người mua cá

C. Nêu cảm nghĩ về chiếc biển hiệu

D. Kể chuyện về chiếc biển hiệu

13 tháng 9 2023

Chọn D

13 tháng 9 2023

B

13 tháng 9 2023

D. Kể lại câu chuyện về chuỗi hạt cườm màu xám

12 tháng 12 2017

Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm Noel rét mướt.

Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?

Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụi bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm...

Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đình, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm... Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ cô bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa:

Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu....!

Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.

Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bán diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.

Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm - tiếng một ai đó cất lên bình thản.

Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.

14 tháng 12 2017

Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.

Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm Noel rét mướt.

Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?

Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụi bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm...

Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đình, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm... Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ cô bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa:

Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu....!

Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.

Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bán diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.

Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm - tiếng một ai đó cất lên bình thản.

Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.



 

Câu 1: Nội dung chính của truyện “Quê mẹ” là gì?A. Miêu tả cảnh vật và con người làng quê nơi cô Thảo sinh ra.B. Bộc lộ nỗi nhớ quê hương và tình yêu gia đình của cô Thảo.C. Kể chuyện gia đình cô Thảo và tâm trạng khi cô về thăm quê ngoại.D. Kể chuyện cô Thảo về quê làm giỗ cho ông bà ngoại.Câu 2. Cốt truyện “Quê mẹ” thuộc dạng nào?A. Cốt truyện kỳ lạ, khác thường.B. Cốt truyện giản dị, đời thườngC....
Đọc tiếp

Câu 1: Nội dung chính của truyện “Quê mẹ” là gì?

A. Miêu tả cảnh vật và con người làng quê nơi cô Thảo sinh ra.

B. Bộc lộ nỗi nhớ quê hương và tình yêu gia đình của cô Thảo.

C. Kể chuyện gia đình cô Thảo và tâm trạng khi cô về thăm quê ngoại.

D. Kể chuyện cô Thảo về quê làm giỗ cho ông bà ngoại.

Câu 2. Cốt truyện “Quê mẹ” thuộc dạng nào?

A. Cốt truyện kỳ lạ, khác thường.

B. Cốt truyện giản dị, đời thường

C. Cốt chuyện trào phúng, hài hước

D. Cốt truyện giàu tính triết lí

Câu 3: Nhân vật cô Thảo không được khắc họa ở khía cạnh nào?

A. Hành động

B. Lời nói

C. Suy nghĩ

D. Ngoại hình

Câu 4: Những chi tiết sau cho thấy điều gì ở nhân vật cô Thảo?

- Mấy cậu em đua nhau ra níu áo chị. Cô Thảo xoa đầu đứa này đỡ cằm đứa khác, nụ cười trên môi cô không khi nào tắt.

- Trông thấy mẹ trong nhà đi ra cô mừng quá. Cô chạy lại đứng bên mẹ cảm động quá đến rưng rưng nước mắt.

A. Cô Thảo là người nhạy cảm, dễ xúc động.

B. Cô Thảo rất yêu thương cha mẹ và quý mến các em.

C. Cô Thảo rất quan tâm đến việc dạy bảo các em.

D. Cô Thảo luôn nghĩ đến việc chăm sóc bố mẹ già.

Câu 5: Câu văn nào thể hiện rõ nhất nỗi nhớ nhung và sự trăn trở về gia đình của cô Thảo?

A. Qua những con đường mòn chạy nắp theo bờ ruộng, cô lại nhớ đến quãng đời bán gạo của cô ngày trước.

B. Cô muốn đi đò cho đỡ chân, nhưng sực nhớ đến những món quà cần phải cho em, cô lại gắng gượng đi nhanh hơn trước.

C. Lúc nào cô cũng nhớ đến mẹ nghèo, đến em thơ, nhưng nhớ thì lòng cô lại bùi ngùi, trí cô lại bận rộn.

D. Rồi chiều chiều gặp những lúc nhàn rỗi, cô lại ra đứng cửa sau vơ vẩn nhìn về làng Quận Lão.

Câu 6: Câu văn nào sau đây có chứa trợ từ?

A. Cả nhà chỉ trông vào sáu mẫu ruộng tranh và ba mẫu ruộng làng để sống năm này tháng khác.

B. Dạ, nhà con mắc việc quan.

C. Thế à, cây thanh trà ấy trông dáng khô khan không ngờ lại giống tốt.

D. Về nhà chồng, cô Thảo lại làm việc từ mai đến chiều, tối tăm cả mày mặt.

Câu 7: Vì sao sau khi nghe lời nói của cô Khuê,cô Thảo “gương mặt đỏ bừng, quay đầu nhìn xuống bếp”.

A. Vì cô cảm thấy tức giận cô Khuê và buồn bã vô cùng.

B. Vì cô cảm thấy rất ngượng ngùng, xấu hổ và tủi thân.                                                         

C. Vì cô cảm thấy rất xúc động vì được cả nhà quan tâm, hỏi han.

D. Vì cô cảm thấy vui mừng vì được về nhà ngoại ăn giỗ.

Câu 8: Theo em, truyện “Quê mẹ” có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện tình yêu quê hương, gia đình, làng xóm của cô gái đi lấy chồng xa.

B. Ca ngợi tình cảm gia đình, tình thương bạn bè và tình nghĩa làng xóm.

C. Thể hiện nỗi cảm thương sâu sắc cho tâm sự của người con gái lấy chồng nghèo.

D. Bộc lộ sự cay đắng, chua chát trong lòng người con gái khi về thăm quê mẹ.

1
2 tháng 10 2023

Câu 1: Nội dung chính của truyện “Quê mẹ” là gì?

A. Miêu tả cảnh vật và con người làng quê nơi cô Thảo sinh ra.

B. Bộc lộ nỗi nhớ quê hương và tình yêu gia đình của cô Thảo.

C. Kể chuyện gia đình cô Thảo và tâm trạng khi cô về thăm quê ngoại.

D. Kể chuyện cô Thảo về quê làm giỗ cho ông bà ngoại.

Câu 2. Cốt truyện “Quê mẹ” thuộc dạng nào?

A. Cốt truyện kỳ lạ, khác thường.

B. Cốt truyện giản dị, đời thường

C. Cốt chuyện trào phúng, hài hước

D. Cốt truyện giàu tính triết lí

Câu 3: Nhân vật cô Thảo không được khắc họa ở khía cạnh nào?

A. Hành động

B. Lời nói

C. Suy nghĩ

D. Ngoại hình

Câu 4: Những chi tiết sau cho thấy điều gì ở nhân vật cô Thảo?

- Mấy cậu em đua nhau ra níu áo chị. Cô Thảo xoa đầu đứa này đỡ cằm đứa khác, nụ cười trên môi cô không khi nào tắt.

- Trông thấy mẹ trong nhà đi ra cô mừng quá. Cô chạy lại đứng bên mẹ cảm động quá đến rưng rưng nước mắt.

A. Cô Thảo là người nhạy cảm, dễ xúc động.

B. Cô Thảo rất yêu thương cha mẹ và quý mến các em.

C. Cô Thảo rất quan tâm đến việc dạy bảo các em.

D. Cô Thảo luôn nghĩ đến việc chăm sóc bố mẹ già.

Câu 5: Câu văn nào thể hiện rõ nhất nỗi nhớ nhung và sự trăn trở về gia đình của cô Thảo?

A. Qua những con đường mòn chạy nắp theo bờ ruộng, cô lại nhớ đến quãng đời bán gạo của cô ngày trước.

B. Cô muốn đi đò cho đỡ chân, nhưng sực nhớ đến những món quà cần phải cho em, cô lại gắng gượng đi nhanh hơn trước.

C. Lúc nào cô cũng nhớ đến mẹ nghèo, đến em thơ, nhưng nhớ thì lòng cô lại bùi ngùi, trí cô lại bận rộn.

D. Rồi chiều chiều gặp những lúc nhàn rỗi, cô lại ra đứng cửa sau vơ vẩn nhìn về làng Quận Lão.

Câu 6: Câu văn nào sau đây có chứa trợ từ?

A. Cả nhà chỉ trông vào sáu mẫu ruộng tranh và ba mẫu ruộng làng để sống năm này tháng khác.

B. Dạ, nhà con mắc việc quan.

C. Thế à, cây thanh trà ấy trông dáng khô khan không ngờ lại giống tốt.

D. Về nhà chồng, cô Thảo lại làm việc từ mai đến chiều, tối tăm cả mày mặt.

Câu 7: Vì sao sau khi nghe lời nói của cô Khuê,cô Thảo “gương mặt đỏ bừng, quay đầu nhìn xuống bếp”.

A. Vì cô cảm thấy tức giận cô Khuê và buồn bã vô cùng.

B. Vì cô cảm thấy rất ngượng ngùng, xấu hổ và tủi thân.                                                         

C. Vì cô cảm thấy rất xúc động vì được cả nhà quan tâm, hỏi han.

D. Vì cô cảm thấy vui mừng vì được về nhà ngoại ăn giỗ.

Câu 8: Theo em, truyện “Quê mẹ” có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện tình yêu quê hương, gia đình, làng xóm của cô gái đi lấy chồng xa.

B. Ca ngợi tình cảm gia đình, tình thương bạn bè và tình nghĩa làng xóm.

C. Thể hiện nỗi cảm thương sâu sắc cho tâm sự của người con gái lấy chồng nghèo.

D. Bộc lộ sự cay đắng, chua chát trong lòng người con gái khi về thăm quê mẹ.

3 tháng 9 2018

Nghệ thuật kể chuyện của An- đéc - xen:

- Xây dựng tâm lí nhân vật đặc sắc.

- Tạo nên một tình huống, diễn biến của các sự việc có sức lôi cuốn người đọc.

- Hình ảnh tương phản, đối lập

16 tháng 10 2017

Nếu bỏ hết các yếu tố tự sự, trong đoạn văn chỉ để lại yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ lộn xộn. Phải có yếu tố là cốt, những yếu tố miêu tả, biểu cảm thêm vào tạo cảm xúc và lớp lang.

1 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Tôi tên là Nguyễn Văn A. Tôi là một người hàng xóm của ông giáo và lão Hạc. Một hôm đi qua nhà ông giáo, tôi vô tình nghe được cuộc trò chuyện giữa lão Hạc và ông giáo. Lão Hạc kể cho ông giáo nghe về chuyện bán chó của mình.

Trước kia, khi chưa được nghe câu chuyện lão Hạc kể, trong mắt tôi lão chỉ là một con người tầm thường, bê tha, có tiền mà lại không ăn, thật là ngu xuẩn. Nhưng sau khi nghe thấy việc lão kể cho ông giáo nghe, thái độ của tôi đã thay đổi hoàn toàn. Hôm đấy, từ ngoài cổng đã nghe thấy tiếng lão khóc lớn: “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”.

Ông giáo ngạc nhiên hỏi:

-Cụ bán rồi?

Lão Hạc trả lời:

-Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Nhưng trong lời lẽ “khoe lớn” là một nỗi buồn sâu thẳm. Ông giáo mời lão Hạc vào trong nhà ngồi. Nhà lão Hạc đã nghèo, nhà ông giáo cũng chẳng thua kém gì, chỉ có vài đồ đạc đơn sơ, cũ kĩ trong nhà. Hai người ngồi trên chiếc ghế “cọt cà cọt kẹt” để nói chuyện. Dù buồn nhưng lão vẫn cố tỏ ra vui vẻ trước mặt ông giáo, tuy vậy, cảm xúc vẫn cứ trào lên mạnh mẽ. Lão cười trông như mếu, đôi mắt lão ầng ậc nước. Lúc này, tôi nghe thấy giọng nói an ủi của ông giáo. Cảm xúc của ông giáo bây giờ cũng rất xót thương cho lão Hạc. Ông không còn thấy tiếc cho 5 quyển sách của mình quá nữa, mà ông giáo thấy ái ngại cho lão. Nhìn gương mặt của ông giáo, chắc hẳn ông chỉ muốn ôm chầm lấy lão Hạc mà òa khóc lên vì thương thay cho số phận đau khổ này, vì nghèo đói mà phải đứt ruột bán đi những thứ mà mình thương yêu, trân trọng. Lão Hạc đã đứt ruột bán đi con chó Vàng – kỉ vật duy nhất mà người con trai để lại. Nỗi xót xa ngày càng lên cao, đột nhiên mặt lão co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...Trông lão lúc này thật đáng thương. Lão như đang tự dằn vặt mình vì đã nỡ lòng nào lừa một con chó. Lão Hạc thuật lại cho ông giáo nghe về quá trình cậu Vàng bị bắt. Trong lúc nói chuyện, tôi còn nghe thấy lão Hạc tự chửi rủa mình rằng: “A! Lão già tệ lắm! Già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó”. Lão coi con chó như người bạn tri âm của mình, giúp lão giải sầu mỗi khi cô đơn không có người tâm sự. Ông giáo thấy lão Hạc đau khổ như thế cũng vỗ vai an ủi:

 

-Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chẳng hay giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão Hạc đáp lại bằng một chất giọng đầy chua chát:

-Ông giáo nói phải. Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút…kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn.

Lời nói của lão Hạc ẩn bên trong đầy sự cay đắng, oán trách số phận khổ cực, nghèo nàn. Tôi nghe thấy mà lòng không khỏi bùi ngùi, xót xa. Ông giáo cũng không biết nói gì hơn, chỉ biết nhìn lão Hạc với ánh mắt cảm thông. Vì hoàn cảnh của ông giáo cũng không hơn lão Hạc là bao: “Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?”. Một lời nói chứa đầy bế tắc: “Kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”. Cuối cùng, ông giáo và lão Hạc nghĩ rằng chẳng có kiếp nào sung sướng cả, chỉ có ngồi lại bên nhau – những con người hàng xóm láng giềng, chung số phận, cùng ăn khoai, uống nước chè là vui, là sung sướng nhất. Ông giáo nắm lấy cái vai gầy của lão Hạc, an ủi lão quên đi nỗi đau.

Nghe xong câu chuyện về sự việc bán chó của lão Hạc, tôi thấy lão là một người nặng tình, nặng nghĩa, sống rất thủy chung, có một tấm lòng giàu yêu thương sâu sắc. Tôi đã dần dần có những suy nghĩ khác về lão.

27 tháng 10 2022

trầm cảm

30 tháng 3 2017

a, Đoạn văn trên có thể chia làm 3 phần:

   + Mở bài ( từ đầu… bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn): kể khái quát về ngày sinh nhật

   + Thân bài (tiếp… chỉ gật đầu không nói) kể về lí do đến muộn và món quà độc đáo của bạn.

   + Kết bài (còn lại) cảm xúc của người viết về món quà sinh nhật

b, Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố sau:

- Bài văn kể về ngày sinh nhật của Trang và món quà sinh nhật của Trinh.

   + Người kể chuyện là Trang, ngôi kể thứ nhất (xưng tôi)

- Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào ngày sinh nhật, trong hoàn cảnh mọi người tới dự sinh nhật đông đủ, chỉ thiếu mỗi Trinh (bạn của Trang)

- Chuyện gồm các nhân vật: Trang, Thanh, anh Toàn, Trinh và các bạn cùng lớp.

   + Trang quý và lo lắng cho bạn

   + Trinh muốn dành cho bạn bất ngờ

- Câu chuyện diễn ra:

   + Ban đầu từ buổi sinh nhật, tất cả mọi người đều tới chỉ thiếu Trinh.

   + Đỉnh điểm câu chuyện là Trang nhận ra “âm mưu” mà Trinh nói khi ổi mới ra hoa

   + Kết thúc truyện là tấm lòng của bạn Trinh, người đã ấp ủ, nâng niu, nghĩ tới món quà sinh nhật độc đáo cho bạn

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau:

   + Miêu tả cảnh ngày sinh nhật

   + Miêu tả chi tiết món quà sinh nhật là chùm ổi

   + Biểu cảm trong tiếng reo của Thanh, trong câu trách của Trang

   + Sự cảm động của Trang khi nhận được quà.

c, Những nội dung trên (b) được kể tuần tự theo thời gian diễn ra buổi sinh nhật, tuy nhiên có sử dụng hồi ức để gợi lại cảnh ngày ổi mới ra hoa.

14 tháng 9 2018

Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đoạn văn toàn yếu tố kể chuyện thì sẽ rất khô khan, chỉ toàn chuỗi sự việc.

+ Người đọc không cảm nhận được tình cảm, không thấy được biểu hiện cảm xúc của nhân vật.