Nội dung chính của các câu thơ sau là gì? 

...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Mượn lời nói với con, nhà thơ nói về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.Bố cục của bài thơ đã thể hiện ý tưởng đó như thế nào? 2.Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên điều ấy. 3.Người cha nói với con về những đức tính cao...
Đọc tiếp

1.Mượn lời nói với con, nhà thơ nói về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.Bố cục của bài thơ đã thể hiện ý tưởng đó như thế nào?

2.Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên điều ấy.

3.Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của”người đồng mình”, từ đó nhắc nhở con trên đường đời cần phải như thế nào?

4. Em cảm nhận như thế nào về tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời này là gì?

5.Nhận xét về cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bừng hình ảnh của nhà thơ. (Gợi ý:  Người miền núi thường có cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ. Chẳng hạn bốn dòng thơ đầu bài, hay các câu: “ Đan lờ cài nan hoa- Vách nhà ken câu hát”, “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương…)

1
23 tháng 1 2018

1, Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ thể hiện ý tưởng đó theo hai đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến câu "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"): con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và quê hương.

- Đoạn 2 (còn lại): lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương.

2, Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ:

Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, con còn lớn lên trong sự đùm bọc của quê hương: con người và rừng núi quê hương. Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện (cài nan hoa, ken câu hát) đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng".

3, Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" là:

- Dễ thương, giàu tình cảm (Người đồng mình thương lắm con ơi)

- Thủy chung, gắn bó với quê hương (Sống trên đá không chê đá gập ghềnh – Sống trong thung không chê thung nghèo đói)

- Hồn nhiên, mạnh mẽ (Sống như sông như suối - Lên thác xuống ghềnh – Không lo cực nhọc)

- Bản lĩnh, bền bỉ (Cao đo nỗi buồn – xa nuôi chí lớn - ... Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương)

- Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh (Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con)

Từ đó nhắc nhở con khi lên đường phải nhớ rằng "người đồng mình" yêu lắm, phải giữ gìn truyền thống của người "đồng mình", và điều đặc biệt là không thể nhỏ bé, phải luôn đàng hoàng, bằng anh bằng em.

4, Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

5, Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả, vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.

Ngoài ra, còn có thể kể đến bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt rất tự nhiên của tác giả.

16 tháng 6 2021

Những khi gặp khó khăn, thử thách trong cuộc sống, tôi thường nhớ đến câu nói: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp để nhắc mình cố gắng.

Cuộc sống đôi khi thật diệu kì. Và sức sống của con người, của thiên nhiên thật mãnh liệt. Bạn có nghĩ vậy không? Vùng sỏi đá là nơi nghèo chất dinh dưỡng, nhiều sỏi đá, là nơi các loài cây khó có thể ươm mầm và phát triển. Xa hơn đó là vấn đề môi trường sống khó khăn, khắc nghiệt, con người khó có thể lớn lên và trưởng thành. Còn hình ảnh cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp để chỉ sức sống, khát vọng sống, sống một cách có ý nghĩa: giữa vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại yếu ớt không những cố gắng gìn giữ sự sống mà còn biết trổ hoa, điểm tô cho cuộc đời. Câu nói giàu hình ảnh mà hàm chứa ý nghĩa sâu xa, gửi gắm một quan niệm nhân sinh tích cực: Trong cuộc sống, con người cần phải có niềm tin, nghị lực sống để vượt qua những khó khăn thử thách, như thế cuộc sống của con người mới thực sự có ý nghĩa.

Nếu không có nghị lực, không có ý chí thì cuộc sống con người sẽ không còn ý nghĩa. Vì cuộc sống không phải lúc nào con người cũng gặp được nhưng may mắn mà đôi khi cũng nếm trải những cay đắng, khổ đau, con người cần phải có ý chí để vượt qua. Thậm chí có những lúc bế tắc, tưởng không còn lối thoát thì tình yêu, niềm tin vào cuộc sống sẽ giúp ta vượt qua tất cả. Và sau những thời điểm khó khăn ấy, con người tự thấy mình trưởng thành, chững chạc và bản lĩnh hơn. Ngược lại, khi con người đã không tự vượt qua được hoàn cảnh khó khăn của mình một lần thì lần sau cũng có thể không vượt qua và như vậy cuộc đời của con người đó là một hành trình thất bại.

Nhà văn Nguyễn Khải đã từng nói rằng: Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình trong những gian khổ hi sinh. Trong cuộc đời không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là con người cần phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy. Giữa thành công và thất bại đôi khi chỉ là những ranh giới mong manh. Ý chí, sự nỗ lực của bản thân sẽ giúp cho con người có sức mạnh vượt qua được những khó khăn, thử thách. Tôi còn nhớ mãi kỉ niệm hồi học lớp 9 bị điểm 2 môn Toán. Trong lòng tôi buồn nản vô cùng vì thực sự đề bài cô ra rất khó (lớp tôi ngày ấy là lớp chuyên Toán của trường). Khi về nhà tôi cất kĩ bài kiểm tra vào ngăn bàn nung nấu ý định lãng quên bài kiểm tra này với ý nghĩ: không bị điểm kém không phải là học sinh. Nhưng mỗi lần nằm ngủ hình ảnh điểm 2 lại day dứt tôi. Tôi quyết định mở lại bài kiểm tra, tìm hiểu cách làm của bài toán làm tôi mất ăn mất ngủ. Cuối cùng mấy ngày trôi qua, tôi cũng tìm ra cách giải và phương pháp làm những bài toán dạng này. Từ đấy tôi lại càng yêu môn Toán, yêu các con số hơn. Cuối năm đó tôi đỗ vào lớp chuyên Toán của tỉnh. Bạn thấy đấy chỉ có ý chí, niềm tin mới giúp ta chiến thắng được những khó khăn của cuộc sống. Thậm chí chính hoàn cảnh khó khăn càng tôi luyện thêm ý chí, nghị lực của con người.

Tôi đã từng đọc Thời thơ ấu của M. Go-rơ-ki, đã từng rơi lệ trên nhiều trang giấy vì những cực khổ mà Go-rơ-ki chịu đựng trong suốt thời thơ ấu. Vậy mà trong lòng cậu bé Go-rơ-ki ngày ấy vẫn cháy lên khát vọng học tập (cậu đã từng mải đọc sách mà hỏng cả ấm nước của nhà chủ), cậu lao vào trường đại học cuộc đời vừa để kiếm sống vừa để tích luỹ vốn sống cho mình. Và có ai ngờ, cậu bé Go-rơ-ki nghèo khổ ngày ấy sau này trở thành nhà văn vĩ đại của nước Nga, một con chim báo bão của thời đại cách mạng. Tôi đã từng đọc cả tập Nhật kí trong tù để càng ngưỡng mộ, khâm phục tinh thần của người tù Hồ Chí Minh. Có lẽ trong Nhật kí trong tù, tôi thích nhất là những câu thơ mở đầu của tập thơ:

Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao.

Từ thực tế những năm tháng bôn ba đi tìm đường cứu nước những năm tháng hoạt động Cách mạng, Bác khẳng định:

Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công.

Trong cuộc sống có rất nhiều những tấm gương về nghị lực sống. Năm mười hai tuổi, tôi đã từng gặp thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí. Ngày đấy con bé mười hai tuổi trong tôi vô cùng thán phục, ngạc nhiên khi một người liệt đôi tay như thầy lại có thể viết chữ đẹp, có thể làm thơ hay. Và tôi chợt nhận ra chính tình yêu cuộc sống, nghị lực phi thường đã giúp thầy vượt qua sự thiệt thòi, bất hạnh của bản thân để trở thành người có ích cho đời. Đến bây giờ tình cảm của tôi vẫn vẹn nguyên như thuở ấy đối với thầy. Hay nghệ sĩ ghi-ta Văn Vượng, người nghệ sĩ khiếm thị đã giành được nhiều giải thưởng âm nhạc ở trong nước cũng như quốc tế. Ông đã từng có những lúc đau khổ, bế tắc, nhưng nghị lực sống và tình yêu với âm nhạc đã giúp ông đến với mọi người và cả thế giới. Như vậy, bạn thấy không ý chí, nghị lực đôi khi còn giúp con người vượt qua được những rào cản tiềm ẩn trong chính bản thân mình để sống một cuộc sống thật ý nghĩa.

Đường đời của mỗi con người đâu chỉ có những hoa hồng mà có rất nhiều chông gai. Con người cần rèn cho mình ý chí, nghị lực để vượt qua những khó khăn, thử thách. Nếu không có nghị lực, niềm tin bản thân mỗi chúng ta không thể làm được gì cho chính mình và xã hội. Trong hoàn cảnh khó khăn, chúng ta mới nhận ra được sức mạnh lớn lao tiềm ẩn trong con người mình. Mỗi lần ngắm nhìn cây hoa dại ven đường hay cây xương rồng nở hoa tôi cứ tự đặt câu hỏi: Không biết sức mạnh nào giúp cho những loài cây ấy có thể sinh sống và phát triển trong môi trường sống khắc nghiệt như thế? Và mỗi con người hãy luôn tự rèn luyện cho mình bản lĩnh, nghị lực để chống chọi và vượt qua được những khó khăn, thử thách của bản thân, chiến thắng số phận, đạt đến đỉnh cao của vinh quang. Gặt hái được những thành công từ khó khăn, gian lao con người mới thấy hết giá trị của nó và thêm yêu cuộc sống. Cũng có lúc bạn cố gắng hết mình mà vẫn không đạt được kết quả như mong muốn. Lúc ấy, bạn đừng nghĩ rằng mình thất bại mà thực sự bạn đã chiến thắng, chiến thắng bản thân - chiến thắng vinh quang nhất của đời người.

Ai đó đã từng nói rằng: Người ta chỉ sống có một lần, phải sống sao cho ra sống. Hãy cố gắng để mỗi ngày của bạn đều là những ngày có ý nghĩa.

22 tháng 12 2021

Câu thơ có cái hay chính là sử dụng thành ngữ độc đáo: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá. Hình ảnh thơ gần gũi, hiện thực. Đó chính là cơ sở tạo nên tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó

22 tháng 12 2021

Câu thơ nói về xuất thân của những người lính, họ đều là những người xuất thân từ vùng quê nghèo, đất đai cằn cỗi, khó nhọc nhưng đều có chung 1 lòng yêu nước sâu sắc. 

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung...
Đọc tiếp

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

Bài 2: Cho đoạn trích sau:

Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên?

Câu 2: Từ nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

1
21 tháng 2 2017

rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

Quê hương anh đất mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

11 tháng 7 2019

Đoạn trích trên thể nói tới cơ sở hình thành tình đồng chí:

    + Chung cảnh ngộ, hoàn cảnh xuất thân nghèo khó.

    + Cùng chung hoàn cảnh, lý tưởng chiến đấu.

    + Hình thành trên sự sẻ chia, đồng cảm mọi gian lao, mọi niềm vui nỗi buồn.

Bài 1. Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:                                             Quê hương anh nước mặn, đồng chua                                             Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá                                            Anh với tôi đôi người xa...
Đọc tiếp

Bài 1. Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

                                             Quê hương anh nước mặn, đồng chua

                                             Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
                                            Anh với tôi đôi người xa lạ
                                            Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
                                           Súng bên súng đầu sát bên đầu,
                                           Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
                                           Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

a.     Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

b.    Xác định PTBĐ và nội dung chính của đoạn thơ.

c.     Tìm các thành ngữ có trong đoạn thơ, giải thích ý nghĩa của các thành ngữ đó

d.    Từ "đôi" trong đoạn thơ thuộc từ loại nào? Từ này được nhắc lại mấy lần? chỉ ra dụng ý nghệ thuật của việc lặp lại từ "đôi" trong đoạn thơ? Có thể thay từ "đôi" bằng từ "hai" được không? Tại sao?

e.     Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ "Súng bên súng, đầu sát bên đầu"

f.      Em hiểu thế nào là "tri kỉ". Trong bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy cũng có từ "tri kỉ" giống câu thơ trên. Em hãy chép chính xác câu thơ đó. cách sử dụng từ "tri kỉ" trong hai bài thơ có gì giống và khác nhau?

g.     Xét về cấu tạo và mục đích nói, câu thơ "Đồng chí!" lần lượt thuộc các kiểu câu gì? câu thơ này có gì đặc biệt? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh. 

h.    Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 10 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

 

 

0