Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ khắc họa chân thực những gian khổ mà người tù gặp phải, đồng thời thể hiện thể hiện chân dung tinh thần người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh, nói lên ý nghĩa triết lí cao cả: từ việc đi đường núi mà hiểu được đường đời: Vượt qua gian lao thử thách sẽ đi được tới thắng lợi vẻ vang
Nhớ rừng của Thế Lữ đã khơi gợi lòng yêu nước sâu sắc của người dân mất nước thuở ấy. Thế Lữ đã mượn lời của con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn.
Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.
Bài thơ với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, thể hiện nỗi niềm thương nhớ da diết của tác giả đối với quê nhà. Cả bài thơ như một bức tranh sinh động, vẽ nên một miền quê chài lưới bình dị, yên ả mà rất đỗi nên thơ. Cùng đó, tác giả còn cho thấy sự khỏe khoắn, đầy sức sống của những con người nơi đây. Qua bài thơ, những tình cảm giản dị hiện lên tha thiết, tuy sâu lắng mà lại da diết khôn nguôi.
- Tôi đi học: Tác giả đã diễn tả dòng cảm xúc trong sáng, hồn nhiên, rất đẹp của nhân vật "tôi" trong ngày đầu đi học. Thể hiện sự quan tâm, nâng đỡ, bao bọc của bố mẹ, thầy cô đối với trẻ em.
- Trong lòng mẹ: Đoạn trích đã kể lại những cay đắng tủi cực của thời thơ ấu, đồng thời thể hiện tình yêu thương cháy bỏng với người mẹ bất hạnh.
- Tức nước vỡ bờ: Cuộc sống khổ cực của người nông dân trước cách mạng. Đồng thời thể hiện tinh thần phản kháng mãnh liệt và tình yêu thương chồng con của người phụ nữ xưa.
- Lão hạc: Văn bản phản ảnh cuộc đời tủi nhục của người nông dân trước cách mạng, đồng thời khẳng định vẻ đẹp trong nhân cách của họ.
- Cô bé bán diêm: Truyện kể về cuộc đời của một cô bé bán diêm bất hạnh qua đó ta thấy được tình yêu thương mong ước của tác giả danh cho trẻ em; sư thờ ơ, ích kỉ là một điều rất đáng sợ; nỗi khổ của những người cơ cực xong xã hội.
- Đánh nhau với cối xay gió: Đoạn trích kể về cuộc hành trình của 2 thầy trò qua đó tạo ra tiếng cười khôi hài, diễu cợt cái hoang tưởng, tầm thường đồng thời đề cao cái tinh tế, cao thượng.
- Chiếc lá cuối cùng: Qua câu chuyện về những người họa sĩ nghèo trên nước Mĩ ở đầu thế kỉ 20 ( trình bày bằng số la mã nhé! ^^) , tác giả đã gửi tới ta thông điệp: "hãy kiên cường chiến đấu, đương đầu với thử thách trông gai trong cuộc sống; sống rất cần sự yêu thương, quan tâm chia sẻ; nghệ thuật chân chính phải phục vụ con người"
- Hai cây phong: qua hình ảnh hai cây phong tác giả đã cho ta thấy tình yêu quê hương, gắn bó với hai cây phong của người họa sĩ.
- Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000: Bài viết giải thích và làm sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao bì ni lông; về lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông qua đó gợi cho chúng ta những việc làm cải thiện môi trường sống, bảo vệ Trái Đất - ngôi nhà chung của chúng ta.
- Ôn dịch thuốc lá: Bài viết cho ta thấy nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây lan và gây những tổn thất to lớn cho sức khỏe và tính mạng con người, nó còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch. Bởi vậy ta cần có cách giải quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là phòng tránh ôn dịch.
- Bài toán về dân số: Bài viết đề cập tới một vấn đề vốn là không mấy quan trọng đối với mỗi người nhưng lại rất đáng lo ngại. Mỗi người chúng ta cần nhìn nhận thích đáng.
- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác: Bài thơ thể hiện lòng yêu nước, thương dan tha thiết; khát vọng động lập, tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường.
- Đập đá ở Côn Lôn: Bài thơ đã đem đến cho ta một hình tượng rất đẹp đẽ về người anh hùng cứu nước. Dù nguy nan nhưng vẫn vững vàng ý chí.
“Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh kể về việc đập đá- công việc khổ sai người tù phải làm- làm nổi bật lên tinh thần quật cường, ngang tàng của chí sĩ lúc buổi lâm nguy . Đây là nơi thực dân Pháp dùng để đày đọa, giam hãm những người yêu nước của ta.
Qua đoạn trích “Hai chữ nước nhà”, Á Nam trần Tuấn Khải đã mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. Tình cảm sâu đậm, mãnh liệt đối với nước nhà, sự lựa chọn thể thơ thích hợp và giọng điệu trữ tình, thống thiết của tác giả đã tạo nên giá trị đoạn thơ trích.