Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) sử dụng phương thức biểu đạt là biểu cảm
b) “Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
c) so sánh
- Giá trị: Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng.
d) học giỏi, ngoan ngoãn,....
Em tham khảo:
Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”
Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:
“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.
Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.
Tham khảo :
Công cha như núi ngất trờiNghĩa mẹ như nước ở ngoài biển ĐôngNúi cao biển rộng mênh môngCù lao chín chữ ghi lòng con ơi!Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.
Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.
Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,… Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.
Câu 8: Đọc bài ca dao sau đây:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Bài ca dao trên là lời của ai nói với ai?.
A. Lời của cha mẹ nói với con cái.
B. Lời của ông bà nói với con cháu.
C. Lời của mẹ nói với con gái.
D. Lời của anh em khuyên nhủ lẫn nhau.
Câu 9: Đọc câu ca dao sau đây:
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Hình ảnh con tằm trong câu ca dao trên nói đến cuộc đời, thân phận của những ai trong xã hội ngày xưa?
A. Những cuộc đời nô lệ, suốt đời bị bóc lột sức lao động.
B. Những thân phận nhỏ nhoi vất vả, khổ cực suốt đời mà vẫn nghèo khổ.
C. Những cuộc đời lận đận, phiêu bạt tha phương để kiếm sống.
D. Thân phận thấp cổ bé miệng với nổi khổ, nổi đau oan trái suốt đời.
Câu 10: Câu thơ nào trong bài “Bánh trôi nước” miêu tả vẻ đẹp về hình thể của người phụ nữ?
A. Câu 1
B. Câu 2
C. Câu 3
D. Câu 4
Câu 11: Đọc những câu ca dao sau đây:
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Xác định ý nghĩa của điệp ngữ “Thương thay” trong những câu ca dao trên.
A. Phản ánh chân thật nỗi khổ của người nông dân ngày xưa.
B. Nhấn mạnh nỗi khổ của người nông dân ngày xưa.
C. Lên án nỗi khổ của người nông dân ngày xưa.
D. Đồng cảm sâu sắc với thân phận người nông dân ngày xưa.
Câu 12 : Trong văn bản “M ẹ tôi” của Et -môn-đô -đơ A -mi-xi . Em hãy cho biết bố của En - ri -cô là người như thế nào?
A. Rất thương yêu và nuông chiều con
B. Luôn nghiêm khắc và không tha thứ lỗi lầm cho con
C. Yêu thương, nghiêm khắc và tế nhị trong việc giáo dục con.
D. Luôn thay thế mẹ giải quyết mọi vấn đề trong gia đình.
Câu 13 : Câu nào nêu đúng nội dung chính bài “Phò giá về kinh”.
A. Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc .
B. Lời động viên, cổ vũ tinh thần chiến đấu chống kẻ thù .
C. Lời ca ngợi tinh thần chiến đấu chống kẻ thù xâm lược .
D. Là khúc ca khải hoàn mừng chiến thắng.
Câu 14:Tâm trạng của tác giả trong bài “Qua Đèo Ngang”là tâm trạng như thế nào?
A. Yêu say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
B. Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.
C. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh cô đơn.
D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.
II. Tiếng Việt:
Câu 15 :Tìm từ trái nghĩa phù hợp để điền vào câu sau đây :
“ Xét mình công ít tội …..”
A. Đầy
B. Nhiều .
C. Giàu
D. Hai
Câu 16:Trong các dòng sau đây, dòng nào nêu đúng khái niệm thành ngữ?
A.Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
B.Thành ngữ là loại cụm từ có vần, có điệu biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
C. Thành ngữ là một tổ hợp từ có danh từ hoặc tính từ làm trung tâm.
D. Thành ngữ là một kết cấu chủ vị, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Câu 17 : Xác định từ láy trong những từ sau đây :
A. Đằng đông
B. Sáng sớm
C. Thơm tho
D. Đây đó.
Câu 18 : Xác định từ Hán Việt trong những từ sau đây :
A. Nhân loại .
B. Dịu dàng .
C. Yêu mến
D. Buồn phiền
CÂU 19 :Đọc hai câu thơ sau đây :
“Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
Xa trông dòng thác trước sông này”
Hãy xác định từ đồng nghĩa với từ trông ở câu thơ thứ hai .
A. Mong
B. Nhìn
C. Đợi
D. Chờ
Câu 20: Câu nào nêu đúng khái niệm từ đồng nghĩa?
A.Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
B.Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
C.Từ đồng nghĩa là những từ phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác xa nhau.
D. Từ đồng nghĩa là những từ giống nhau cả về âm thanh và ý nghĩa.
Câu 21:Trong câu:“Nhà bạn có bao nhiêu người? ” Đại từ“ bao nhiêu”dùng để:
A. Chỉ về người
B. Chỉ về lượng
C. Hỏi về người
D. Hỏi về hoạt động tính chất.
Câu 22 :Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “Thi nhân”
A. Nhà thơ
B. Nhà báo
C. Nhà văn
D. Nghệ sĩ.
Câu 23:Trong những dòng sau đây, dòng nào là thành ngữ có dùng phép so sánh?
A. Một nắng hay sương
B. Lá lành đùm lá rách
C. Đen như cột nhà cháy .
D. Ếch ngồi đáy giếng .
- Phân tích cách so sánh, ví von: " Công cha – núi ngất trời." và "nghĩa mẹ – nước biển đông" => Sự so sánh với những đại lượng khó xác định, chỉ sự lớn lao, vĩnh cửu của tự nhiên từ đó khẳng định công cha và nghĩa mẹ là vô cùng lớn lao và vĩ đại không gì đo đếm được.
- “Cù lao chín chữ”: Là những công lao to lớn khó nhọc của cha mẹ đối với con cái như sinh đẻ, nuôi nấng, dạy bảo
=> Nội dung chính: Âm điêu tâm tình, thành kính, sâu lắng=> Công lao của cha mẹ là vô cùng to lớn, con cái phải có nghĩa vụ biết ơn và kính yêu cha mẹ.
Bài ca dao thứ hai: Lời người con gái lấy chồng xa nói với mẹ và quê mẹ.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Phân tích nội dung:
- Thời gian “Chiều chiều” gợi lên một nỗi buồn và nồi nhớ da diết về quê mẹ.
- Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.
- Ruột đau chín chiều: chín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.
=> Nội dung: Không gian và thời gian gợi nên nỗi buồn, cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi của cô gái lấy chồng xa, đây cũng chính là số phận của người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ.
Bài ca dao thứ ba: là nỗi nhớ của con cháu về ông bà (lời của con cháu nói với ông bà):
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Phân tích nội dung:
- Ngó lên: hành động gợi sự trân trọng, tôn kính
- Hình ảnh “nuộc lạt mái nhà”: nhiều, gợi sự kết nối bền chặt, không tách rời của sự vật cũng như tình cảm huyết thống và công lao to lớn của ông bà trong việc xây dựng gia đình
- Lối so sánh: “Bao nhiêu… bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết khôn nguôi.
=> Nội dung: diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà, dạy chúng ta phải biết nhớ tới cha ông, anh em ruột thịt phải biết đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Bài ca dao thứ tư: là lời của anh em nói với nhau hoặc có thế là lời của ông bà, cha mẹ, cô bác nói với con cháu:
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
Phân tích nội dung:
- Cặp từ “cùng chung” - “cùng thân”: thể hiện tình cảm anh em thân thương, mối quan hệ ruột thịt, sự gắn bó thân thiết
- Nghệ thuật so sánh “anh em” – “chân tay”: gợi sự liên tưởng về mối quan hệ mật thiết, biết nương tựa lẫn nhau trong cuộc sống
=> Nội dung: Khuyên nhủ, nhắc nhở anh em trong cùng gia đình phải biết yêu thương lẫn nhau, nương tựa và cùng hỗ trợ lẫn nhau. Làm được điều đó sẽ khiến cha mẹ vui lòng
Back to top
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Bài ca dao thứ nhất: đã ngợi ca công lao to lớn của cha mẹ. Đồng thời, qua đó, răn dạy con cháu phải luôn ghi nhớ và báo đáp công ơn to lớn ấy:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
- Cách ví von:" công cha, nghĩa mẹ- núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông" là lấy cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng. Đây cũng là một nét tâm thức của người Việt.
- Hình ảnh: “Cù lao chín chữ”: hình ảnh ẩn dụ quen thuộc, nói lên lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ, đồng thời làm tăng thêm âm điệu tôn kính, nhắn nhủ, tâm tình của câu hát. Cha mẹ là người có vai trò và công lao vô cùng to lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần thực hiện bổn phận và trách nhiệm của những người làm con với công lao trời biển ấy của cha mẹ. Đó là tình cảm sâu sắc nhất mà bài ca dao 1 muôn nhắn nhủ tới người đọc.
Câu 1:
a, Chủ đề tình cảm gia đình
b, Bài ca dao cho thấy công lao to lớn của cha mẹ với con cái và nhắc nhở con cái phải có hiếu với cha mẹ.
c,
Em tham khảo:
Bptt: so sánh, ẩn dụ
- So sánh (công cha - núi ngất trời; nghĩa mẹ - nước ở ngoài biển Đông.
→ Công lao và tình cảm của cha mẹ vô cùng lớn lao, vĩ đại. Việc so sánh với cái trừu tượng, to lớn nhằm thể hiện được tình thương yêu của cha mẹ là vô bờ bến, không thể đo đếm được.
- Ẩn dụ: (Núi cao biển rộng mênh mông)
→ Khẳng định lại công lao của cha mẹ là vô tận, thiêng liêng và ấm áp vô cùng.
Câu 2:
a, Nếu em được HSG thì mẹ sẽ mua cho em máy tính mới
B. Càng mưa trời càng tối sớm
C. Tuy trời lạnh nhưng mọi người vẫn đến cuộc họp đúng giờ
D. Bởi chăm chỉ học tập nên Minh được mọi người yêu quý.
Tình cảm mà bài ca dao trên muốn diễn tả, nhắc nhở là công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và bổn phận, trách nhiệm của con cái trước công lao to lớn ấy.
Tham Khảo
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao bể rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đốì với những người con thân yêu của mình.
Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”.
Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó-là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.
Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nâng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.
Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sông, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
Bài ca dao trên nói về công cha mẹ nuôi dưỡng, sinh thành chúng ta. Chúng ta phải biết ơn công lao của cha, của mẹ mà báo hiếu và không làm phụ lòng cha mẹ.