K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2020

câu 1; Đoạn thơ đã cho ta bt chú bé lượm rất hoạt bát nhanh nhẹn

câu 2;                                          Ra thế                                                                                                                                                                                                                  Lượm ơi...!

Thực chất đây là 1 câu thơ đc ngắt thành 2 dòng như bị gãy đôi thể hiện sự hụt hẫng đau đớn,bàng hoang sót xa,nghẹn ngào của tác giả khi biết tin Lượm hi sinh

                                         nhớ k cho mk nhát 

23 tháng 2 2022

refer

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại  cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. 

23 tháng 2 2022

Tham khảo:

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. 

2 tháng 4 2020

Trong cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc ta chống quân xâm lược, tôi đã biết nhiều trường hợp hi sinh. Trong số đó, sự hi sinh của các em thiếu nhi làm tôi vô cùng xúc động.

     Ngày ấy, khi giặc Pháp đánh đến Huế (năm 1947) thì tôi vừa ở Hà Nội về. Trên đường đi, tôi tình cờ gặp một chú bé giao liên tên Lượm, ở Hàng Bè. Lượm là một chú bé có dáng người nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn. Chú đeo một cái túi xinh xinh bên mình. Chú có một đôi chân thoăn thoắt và cái đầu nghênh nghênh. Vẻ hồn nhiên và vui tươi ấy càng được tôn thêm bởi chiếc ca lô đội lệch, và mồm luôn huýt sáo như chú chim chích nhảy trên đường vàng. Giữa những ngày kháng chiến toàn dân, chú bé liên lạc như làm tăng thêm niềm tin trong lòng người lính chúng tôi. Tranh thủ phút rảnh rỗi, tôi lại gần hỏi han, trò chuyện với chú.

      Tôi hỏi

– Cháu đi làm liên lạc cho cơ quan kháng chiến có nhớ nhà không?

Cháu cười rạng rỡ, hai mắt híp lại , hai má đỏ hồng như trái bồ quân nói:

– Ở đồn Mang Cá vui lắm chú ạ, còn vui hơn ở nhà nhiều!

      Tôi thật sự xúc động trước sự vô tư và hồn nhiên của chú bé. Cháu cười mà hai mí híp cả lại, má đỏ nâu như trái bồ quân chín tới… Chiến tranh còn dài, chúng tôi chia tay nhau, mỗi người đều quyết tâm làm tròn bổn phận của mình. Tôi lưu luyến nhình theo bóng Lượm xa dần mà lòng thầm mong gặp lại cháu trong ngày khải hoàn ca chiến thắng.Nhưng chiến tranh vẫn chứa nhiều tàn nhẫn. Vào một ngày tháng sáu, có giao liên đem tin đến, tôi bàng hoàng được tin Lượm đã hi sinh!

      – Cháu Lượm hi sinh rồi, anh biết không?

      – Sao? Lượm hi sinh rồi sao? Tôi hấp tấp hỏi, đôi mắt như nhòa đi vì ngấn lệ.

       Người giao liên kể:

      – Cháu Lượm làm liên lạc cho cơ quan chúng tôi. Một hôm có công văn khẩn cấp phải đưa đi gấp, đường đi băng qua nhiều đồn địch, rất nguy hiểm. Chúng tôi căn dặn:

      – Phải  cận thận, đường nguy hiểm lắm đấy, qua đồn cháu phải coi chừng mới được.

      Cháu mỉm cười, bừng đỏ đôi má bồ quân:

     – Nguy hiểm cháu cũng không sợ, để phục vụ kháng chiến cháu quyết chẳng từ nan.

      Nói rồi cháu bỏ thư vào bao, đội mũ ca lô ra đi.Từ xa tôi trông theo vẫn thấy cái mũ ca lô nhấp nhô trên đồng lúa như thể cháu vừa đi vừa nhảy, vừa huýt sáo. Bỗng từ phía đồn địch, một chớp đỏ lóe lên rồi một tiếng nổ vọng lại. Cái mũ ca lô biến mất. Khi chúng tôi tìm đến thì cháu đã hi sinh. Máu đỏ thấm ướt ngực cháu, nhưng nét mặt thanh thản như là đang ngủ, một tay nắm chặt bụi lúa bên đường. Đồng lúa đang trổ đòng đòng, hương thơm ngào ngạt như đang ru giấc ngủ của cháu.

     Tin cháu lượm hi sinh làm tôi xót xa bàng hoàng. Từ độ kháng chiến đến nay, tôi đã nghe nhiều tin tức hi sinh của đồng bào đồng chí, nhưng tin cháu Lượm hi sinh làm tim tôi xao xuyến mãi. Trước mắt tôi bỗng hiện ra hình ảnh một chú bé Lượm nhỏ bé, đeo cái xắc xinh xinh, đội mũ ca lô lệch vừa huýt sáo vừa nhảy như con chim chích của đồng ruộng Việt Nam.

# tham khảo # 

học tốt

29 tháng 4 2018

 Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh. Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “Chú bé” vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà,

Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước.

Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó. Bài thơ vì thế càng thêm cảm động.Câu thơ “Lượm ơi còn không?” như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lập lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi. Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. ở bài  đã có khổ thơ nói về sự hoá thân của Lượm:

Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng

29 tháng 4 2018

Một hôm nào đó

Như bao hôm nào

Chú đồng chí nhỏ

Bỏ thư vào bao

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề “thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo?

Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:

Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!

Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.

Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:



 

1 tháng 4 2020

1 tưởng niệm người đồng chí nhỏ tuổi gan dạ .

2   thể thơ 4 chữ

    từ láy giàu âm điệu còn có giá trị 

     xây dựng nhân vật 

    nhiều phương thức biểu đạt 

lươm nhận bức thư của anh cán bộ đi về . ngoài kia súng đạn nổ ầm trời như pháo hoa . đường vắng teo ko còn một bóng người đi lại . em băng qua từng cánh đồng để đưa thư cho quân đội . bỗng quả bom của giặc bắn xuống làm cho chiếc ca nô trắng ngần văng xa . trên chiếc áo lượm giờ chỉ còn một màu máu tanh . thế rồi những phút cuối của lượm nắm lấy bông lúa non con tròn bụng sữa . rồi dần dần mắt lượm nhắm chặt lại .

1/ Hình ảnh chú bé Lượm được lặp lại giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

2/ Giá trị nội dung: Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người

Giá trị nghệ thuật: 

- Thể thơ bốn chữ.

- Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu.

- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.

- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tảm, tự sự, biểu cảm.

3/ Lượm nhận bức thư thượng khẩn từ tay anh cán bộ rồi xin phép ra về. Ngoài mặt trận súng nổ vang trời, máy bay địch rè rè lượn trên bầu trời. Giữa trưa, đường làng vắng vẻ. Lúa trên đồng xanh mướt, đã bắt đầu trổ bông. Thấp thoáng trên cánh đồng xanh bạt ngàn tít tận chân trời là chiếc ca lô trắng của Lượm. Em băng qua đường, lội qua những cánh đồng đưa lá thư tới tay chỉ huy. Thế nhưng, bất ngờ một quả bom từ máy bay địch thả xuống. Đùng! Lượm ngã xuống. Chiếc ca lô văng ra xa. Khuôn mặt em lấm lem bùn đất, bộ quần áo nhuốm sắc đỏ tươi của máu. Đôi tay em nắm chặt bông lúa non còn thơm mùi sữa. Đôi mắt từ từ nhắm lại....Thôi rồi, Lượm ơi!

chúc bạn học tốt nha

6 tháng 3 2018

Hình ảnh của Lượm để lại trong em thật nhiều cảm xúc khâm phục, đau xót, thương tiếc và qua bài thơ đã cho em một cảm nghĩ về nghĩa vụ đối với đất nước trong thời kì hòa bình, để xứng đáng với những gì mà các anh hung đi trước phải hi sinh, để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ