Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
thời điểm | không gian | cử chỉ, hành động | tâm trạng |
1 | trước mắt là trường Mĩ lí | núp | rụt rè |
2 | trong sân trường | nhìn, ngắm | bỡ ngỡ |
3 | trong lúc chuẩn bị vào lớp | rời tay mẹ | lo lắng |
4 | ở trong lớp | ngồi vào chỗ | hồi hộp |
b) nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả:
- rõ ràng, tuần tự -> chúng đã in sâu vào tâm lí nhân vật
2.- Liệt kê năm sự việc chủ yếu, qua đó tính cách của lão hiệp sĩ và bác giám mã được bộc lộ :
+ Đôn-ki-hô-tê phát hiện thấy ba, bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn-ki-hô-tê cho rằng đó là những tên khổng lồ ghê gớm, cần giết hết bọn chúng.
+ Đôn-ki-hô- tê cầu mong nàng Đuyn-xi-nê-a cứu giúp rồi xông vào đánh cối xay gió.
+ Đôn-ki-hô- tê bị thương nặng vì bị cối xay gió đạp cánh quạt vào người và ngựa. Xan-chô đến cứu giúp, và hai thầy trò tranh luận nhau về « cối xay gió ».
+ Vừa bàn tán chuyện xả ra, hai thầy trò đi về phía cảng La-pu-xê vì theo Đôn-ki-hô- tê con đường này có nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau.
+ Đêm hôm ấy, hai người ngủ dưới vòm cây. Đôn-ki-hô- tê không ngủ để nghĩ với nàng Đuyn-xi-nê-a.
3
Phân tích những nét hay, dở trong tích cách của Đôn-ki-hô- tê.
- Có hoài bão, ước mơ tốt : diệt ác, cứu nguy.
- Gan dạ, dũng cảm.
- Nghiêm nghị, khắc khổ, cứng nhắc.
- Điên rồ, hoang tưởng.
Chứng minh nhân vật Xan-chô Pan-xa cũng bộc lộ cả những mặt tốt lẫn mặt xấu.
- Sống vui vẻ, tự nhiên, thoải mái.
- Đầu óc sáng, thiết thực.
- Nhát gan, hay sợ.
- Thiện cận, vụ lợi
Kiểu câu | Chức năng | Hình thức |
Câu nghi vấn (câu hỏi) | Chức năng chính: để hỏi. Ngoài ra, câu nghi vấn còn thực hiện các chức năng khác như để chào xã giao (Bác đi đâu đấy ạ?, Chị có khỏe không ạ?…), để cầu khiến, ra lệnh (Bạn có thể giúp tớ đóng cửa sổ được không?), để đe dọa, để khẳng định/phủ định, để bộc lộ cảm xúc (“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”). | Hình thức: thể hiện thông qua các từ để hỏi như: à, ư, này, chưa, không, có không, khi nào, ở đâu, vì sao…và có dấu chấm hỏi cuối câu. |
Câu cầu khiến | Chức năng chính: để yêu cầu, đề nghị, ra lệnh… ai đó làm gì. | Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào…hoặc cuối câu có dấu chấm than hoặc câu có ngữ điệu cầu khiến.
Ví dụ: Bạn hãy giữ gìn sức khỏe. Chúng ta cùng làm việc nào. |
Câu cảm thán | Chức năng chính: để bộc lộ cảm xúc.
Ví dụ: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…(Nam Cao – Lão Hạc)
|
Dấu hiệu nhận biết: có các từ cảm thán như trời ơi, than ôi, ôi, thương thay...hoặc cuối câu có dấu chấm than. |
Câu trần thuật | Đây là kiểu câu phổ biến nhất trong giao tiếp. Nó có chức năng chính là kể, tả, thông báo, giới thiệu…Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện một số chức năng khác như yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc…
Ví dụ: Ngày hôm qua tôi gặp một chuyện buồn. Hoặc: Tôi thấy phòng này rất nhỏ, anh không nên hút thuốc ở đây. |
Kết thúc câu là dấu chấm câu.
Học sinh lưu ý trường hợp đặc biệt của câu trần thuật là câu phủ định. Câu phủ định là câu có từ phủ định (không, chẳng, chưa, đâu có, đâu…). Có 2 kiểu câu phủ định: câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ. Một số mẫu câu thể hiện ý nghĩa phủ định: – A gì mà A (Học giỏi gì mà học giỏi.) – Làm gì có A. (Làm gì có chuyện như anh nói). (trong đó A là một cụm từ) |
Kiểu câu |
Hình thức | Chức năng | Ví dụ |
Câu nghi vấn | Có những từ nghi vấn(ai,gì,nào, sao,tại sao,đâu,bao giờ,bao nhiêu, à,ư,hả,chứ,(có)...ko,(đã)...chưa) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). Khi viết kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Nếu ko dùng để hỏi thì trong 1 số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. |
Có chức năng chính là dùng để hỏi. Trong một số trường hợp ko dùng để hỏi ma dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm,cảm xúc...... |
Bài kiểm tra sáng nay cậu được mấy điểm? |
Câu cảm thán | Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi,than ôi, hỡi ơi,chao ơi(ôi),trời ơi;thay,biết bao,xiết bao,biết chừng nào,.....khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than. | Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết) | Ôi! Bông hoa này thật đẹp! |
Câu cầu khiến | Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như:hãy,đừng, chớ,...đi,thôi,nào,..hay ngữ điệu cầu khiến.Khi viết thừơng kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến ko được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. | Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.... | Cứu tôi với! |
Câu trần thuật | câu trần thuật ko có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn,cầu khiến,cảm thán. Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. | Thường dùng để kể,thông báo, nhận định,miêu tả,...Ngoài những chức năng chính trên, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu,đề nghị hay bộc lộ tình cảm,cảm xúc... | Trên cánh đồng, lúa ra chín đều. |
Kiểu câu | Đặc điểm hình thức | Chức năng |
Nghi vấn |
- có từ nghi vấn ( ai , nào , gì ...) - kết thúc có dấu chấm hỏi |
- Chính : để hỏi - Ngoài ra : điều khiển , phủ định , bộc lộ cảm xúc ... |
Cầu khiến |
- Có từ cầu khiến ( hãy , đừng , chớ ...) - kết thúc có dấu chấm than |
- Dùng để ra lệnh , đè nghị , khuyên bảo .. |
Cảm thán |
- Có từ cảm thán ( ôi , than ôi , chao ôi ...) - Kết thúc có dấu chấm than |
- Dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp |
Trần thuật | - Không có đặc điểm của các kiểu câu trên |
- Dùng để kể , miêu tả , trình bày , thông báo . - Ngoài ra : yêu cầu , bộc lọ cảm xúc |
Phủ định | - có từ phủ định ( ko , chẳng ,....) | Thông báo , xác nhận không có sự vật sự việc ... phản bác 1 ý kiến , 1 nhận định |
Bạn từ kiếm VD trong SGK nha
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/601649.html
tham khảo 1 số theo link này nha
Nối:
1. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu với- e. Hành động hứa hẹn.
2,Cụ cứ lấy tiền ra mà ăn, lúc chết hãy hay với-b. Hành động điều khiển
3, Con trăn ấy của nahf ua nuôi đã lâu với a. hành động trình bày
4, Những ngươi muôn năm cũ/ hồn ở đây bây giờ? với b- hành động BLCX
5,Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? với d. Hành động hỏi
Đáp án
1 – d; 2 – c ; 3 – b; 4 - a