Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Nhân vật Giôn xi:
- Họa sĩ nghèo gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống để theo đuổi nghệ thuật chân chính.
- Mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo quái ác.
+ Khi biết mình bị bệnh: tuyệt vọng và yếu ớt "mở to cặp mắt thẫn thờ và thều thào ra lệnh", nếu chiếc lá cuối cùng rơi thì cô cho rằng sinh mệnh mình cũng sẽ kết thúc.
+ Khi thấy chiếc lá cuối cùng chống chọi lại với mưa bão: cô được tiếp thêm động lực sống bằng cách tạo dựng tình yêu với cuộc sống và nghệ thuật. Nhờ đó cô đã vượt qua bệnh tật.
Nhân vật Xiu:
- Họa sĩ nghèo gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống để theo đuổi nghệ thuật chân chính.
- Khi Giôn xi mắc bệnh viêm phổi, Xiu luôn ở bên cạnh chăm sóc, động viên để Giôn xi vượt qua bệnh tật.
Nhân vật cụ Bơ- men:
- Người họa sĩ khao khát có một kiệt tác để đời
- Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá cuối cùng trong một đêm mưa bão.
- Sau đêm bão bùng ấy, cụ Bơ-men đã chết vì căn bệnh viêm phổi nhưng lại cứu vớt sinh mệnh của cô họa sĩ trẻ Giôn xi.
Câu 2: Khi nằm trên giường bệnh, Giôn xi có suy nghĩ tiêu cực "Khi chiếc lá cuối cùng rụng thì mình cũng sẽ ra đi". Cô gái ấy không còn thiết tha gì với cuộc đời mà chỉ chờ đợi cái chết của thể xác đưa tiễn cái chết của tâm hồn.
Câu 3: Lời nói của Xui dành cho Giôn xi cho thấy sự lo lắng của cô dành cho suy nghĩ tiêu cực và tình trạng bệnh của Giôn xi. Cô luôn cố gắng động viên để Giôn xi nhanh chóng vực dậy. Qua đó chúng ta thấy được trái tim yêu thương của một cô gái tốt bụng - Xiu và tình bạn cao đẹp giữa hai người cùng khổ.
-Một số việc làm của mình thể hiện tính kỉ luật là: chấp hành đúng luật giao thông, làm bài tập về nhà đầy đủ,..
-Mình đã không tôn trọng kỉ luật một lần đó là vào giữa buổi trưa mình mở loa ti vi quá to làm cho cả nhà thức giấc
-hậu quả là mình được cả nhà khen vì đã đánh thức họ dậy vì đã đến giờ đi làm đùa chút thui mình bị mắng vì làm mất giấc ngủ của mọi người.
-chịu
-chịu
nếu có ném đá thì nói trước với tui để tui nhặt đi xây nhà
a, - Những chi tiết thể hiện sự gắn bó của tre trong lao động, sản xuất:
+ Bóng tre trùm lên làng bản, thôn xóm
+ Tre là cánh tay của người nông dân
+ Tre là người nhà
+ Tre là tình cảm trai gái, là đồ chơi con trẻ, là nguồn vui tuổi già
+ Tre với người sống chết có nhau, chung thủy
- Nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động:
+ Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra ba bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục,... đều do nó tự chế.
+ Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào trong một cái lọ còn bỏ không.
+ Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải".
- Nhân vật người anh thường được tái hiện qua tâm trạng:
+ Tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài.
+ Những lúc ngồi bên bàn học tôi chỉ muốn gục đầu xuống khóc.
+ Tôi giật sững người.
+ Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
+ Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá.
- Ngôi kể: rất thích hợp với chủ đề, hơn nữa để cho sự hối hận được bày tỏ một cách chân thành hơn, đáng tin cậy hơn.
Tham khảo:
Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn cùng tên của tác giả O. Hen-ri thấm đượm tình người đã rung lên những sợi dây cảm xúc trong tâm hồn độc giả.
Tình người cao đẹp được thể hiện trước hết ở nhân vật Bơ-men và bức kiệt tác của cụ. Ngay từ đầu đoạn trích, người họa sĩ già khắc khổ này chỉ xuất hiện qua một vài chi tiết: Xiu và cụ Bơ-men “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”; “cụ Bơ-men mặc chiếc áo sơ mi cũ màu xanh, ngồi đóng vai một tay thợ mỏ già trên cái ấm đun nước lật úp giả làm tảng đá” và cuối cùng chỉ thấp thoáng qua lời kể của Xiu. Nhưng có lẽ đôi hình ảnh hiếm hoi ấy mãi còn lại trong tâm trí bao người. Giây phút “nhìn cây thường xuân” đầy lo lắng là lúc cụ cảm nhận rõ nhất dáng ngủ yếu ớt cũng như mạng sống mong manh của Giôn-xi. Không ai biết trong ánh nhìn lặng lẽ chẳng nói năng và cái dáng ngồi làm mẫu bất động, cụ đang ấp ủ một điều gì. Đã từ lâu, ông cụ già “nhỏ nhắn dữ tợn” tự coi mình là một con chó xồm lớn chuyên canh gác và bảo vệ cuộc sống của hai nữ họa sĩ trẻ yếu đuối Xiu và Giôn-xi. Với cụ Bơ-men cô độc, có lẽ hai cô gái không khác gì những người ruột thịt, những người thân yêu nhất trong những năm tháng tuổi già hiu quạnh. Thường ngồi làm mẫu cho những bản vẽ của cô chị và hay tâm tình về tác phẩm kiệt xuất của mình, phải chăng đó là những tình cảm ấm áp mà cụ dành cho họ? Cụ hiểu tâm trạng Giôn-xi và nỗi lòng Xiu. Và…O. Hen-ri không kể ông cụ làm gì sau khi về căn hộ cũ tồi tàn của mình. Cách cắt đoạn tạo một khoảng không gian riêng mà trong đó, chẳng ai có thể đoán được cụ Bơ-men sẽ có những hành động cụ thể nào. Nhưng rồi, qua lời kể của cô, chị Xiu, Giôn-xi và người đọc chợt ngỡ ngàng hiểu rõ công việc mà cụ đã âm thầm làm trong im lặng, trong những tiếng gào thét dữ dội của giông bão. Một mình cụ, với ngọn đèn bão, với bảng màu và chiếc thang mà có lẽ phải vất vả lắm cụ mới có thể lôi được nó ra khỏi chỗ cũ…. đã hoàn thành bức kiệt tác của cuộc đời mình. Thân già khổ sở trong đêm tối khủng khiếp đang nhăm nhe quật ngã mọi thứ, phải dũng cảm, chịu khó, bền bỉ như thế nào thì cụ Bơ-men nhỏ nhắn mới có thể gắng sức đương đầu với cơn mưa phũ phàng như vậy? Hơn nữa, vẽ – dẫu chỉ là vật nhỏ nhoi như một chiếc lá – trong hoàn cảnh khắc nghiệt, không ai giúp đỡ lại càng khó khăn gấp bội. Chiếc lá rất thật: “Tuy ở gần cuống lá vẫn còn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa” được vẽ nên bằng tất cả tấm lòng, tâm huyết và tài năng của người họa sĩ già Bơ-men. Nhưng điều quan trọng nhất là mục đích cuối cùng của người họa sĩ “thất bại trong nghệ thuật” đã đạt được. Chiếc lá mỏng manh chống chọi, thách thức cùng gió rét đã tiếp thêm sức sống và niềm tin cho Giôn-xi, kéo cô từ vực sâu của chết chóc và bệnh tật lên đỉnh chiến thắng. Nhưng cụ Bơ-men đã vĩnh viễn ra đi. Hóa ra ông cụ già “hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai” lại là một người có thể hi sinh mạng sống của mình vì người khác. Chiếc lá là minh chứng cho tất cả tấm lòng thương yêu và sự quyết tâm cứu cô họa sĩ trẻ đầy tài năng với tương lai phía trước của cụ. Có thể cụ không nghĩ rằng đó là một kiệt tác. Dẫu bức tranh chẳng phải là tác phẩm có thể đưa cụ và hai cô gái trẻ ra khỏi nơi ẩm thấp rẻ tiền mà họ đang trú ngụ, nhưng có lẽ dưới suối vàng cụ vẫn sẽ mỉm cười mãn nguyện. Ngay hành động của cụ cũng đã là một kiệt tác, một kiệt tác vô giá dù không màu sắc, không đường nét, không âm thanh… nhưng chan chứa tình người. Tác giả không trực tiếp miêu tả mà tiết lộ cách “sáng tác” âm thầm, lặng lẽ ấy qua lời nói của Xiu tạo một sự bất ngờ cho người đọc, đồng thời tô đậm thêm tấm lòng cao cả và đức hi sinh như thánh thần của một họa sĩ già nghèo khổ.