Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giới thiệu hiện tượng các bạn trẻ ngày nay thích khẳng định cái “tôi” bằng cách chụp ảnh “tự sướng” để tung lên mạng xã hội.
Đáp án cần chọn là: D
Nêu được vấn đề nghị luận: Học sinh trung học cơ sở hiện nay ở nước ta đa phần chỉ thích đọc truyện tranh. Các loại sách học sinh trung học cơ sở nên đọc.
- Thể hiện quan điểm của bản thân:
+ Nêu tác hại của việc học sinh chỉ thích đọc truyện tranh.
+ Chỉ ra các loại sách nên đọc như: sách dạy làm người, sách kỹ năng sống, các loại thiên về các môn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội, các loại sách tham khảo phục vụ học tập…
+ Học sinh trung học cơ sở nên đọc các loại sách trên vì: Sách cung cấp thông tin, tri thức mọi mặt; Bồi dưỡng giáo dục, nâng cao khiếu thẩm mĩ; Giáo dục đạo đức, tình cảm, hoàn thiện bản thân; Giúp học sinh học tập tốt hơn…
Trong thời đại hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet - một mạng lưới thông tin khổng lồ giúp ta dễ dàng tiếp cận được những thứ mình cần với khối lượng kiến thức khổng lồ bạn có thể tìm ở bất kì đâu, chỉ cần lên Google, gõ vào ô tìm kiếm những từ khóa mà bạn muốn, mọi thứ hiện ra nhanh chóng, 1 cú click bạn có thể có cả thế giới trong tầm tay. Vậy đó có phải là lí do mà văn hóa đọc ngày càng rời xa giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi teen 9x.
Trước hết, là sự bùng nổ của các sản phẩm văn hóa hiện đại như phim ảnh, băng đĩa, ca nhạc, internet, games... đã thâm nhập sâu sắc vào lĩnh vực giải trí của con người, đặc biệt là của thanh thiếu nhi, khiến cho văn hóa đọc đang có nguy cơ ngày càng bị mai một trong giới trẻ.
Văn hóa nghe nhìn là một “kênh thông tin” cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay. Nó khiến giới trẻ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu những kiến thức mới nhưng đó cũng là lí do văn hóa nghe nhìn bị kết án đã lấn át văn hóa đọc. Giới trẻ thường chỉ đọc theo kiểu hưởng thụ hơn là nghiền ngẫm, thiếu đi sự sâu sắc và sự thụ động trong việc đọc sách của giới trẻ thường làm họ thấy khó tiếp cận với những tác phẩm kinh điển. Thêm vào đó, sự phát triển vũ bão của internet càng làm giới trẻ “lười” hơn với việc ngồi trong thư việc để đọc một quyển sách. “Chỉ riêng việc đọc giáo trình, nghiên cứu thêm một số tài liệu mà thầy giáo cho đọc thêm đã rất bận rồi. Rảnh rỗi, em lên thư viện đọc tạp chí Hoa Học Trò, báo Tuổi Trẻ hoặc lướt web kiếm thông tin giải trí. Đọc sách phải có hứng thú, không có hứng thì sao "nạp" được”. Như lời tâm sự của một bạn trẻ với chúng tôi. Dường như việc đọc sách ngày càng trở nên là thứ xa xỉ đối với học sinh, sinh viên.
Thứ hai, đó chính là việc đọc sách theo phong trào. Đọc theo trào lưu và nguy hiểm hơn là giới trẻ không có sự chọn lọc trong việc đọc sách, điều đó còn tạo nên một phong trào xấu hơn cả việc lười đọc sách nếu cuốn sách đó không mang nội đung giá trị phù hợp đối với văn hóa Việt sẽ tạo ảnh hưởng xấu đối với suy nghĩ tư tưởng và hành động của một bộ phận giới trẻ. Chúng ta hãy cứ thử nhìn vào các thể loại của các tác giả trong và ngoài nước cũng lập tức tạo được cơn sốt đối với giới trẻ như tập truyện ngắn Nhật ký son môi (2010) và Cho em gần anh thêm chút nữa (2009) của tác giả Gào hay những truyện Xin lỗi, em chỉ là con đĩ, Yêu anh hơn cả tử thần… của tác giả Tào Đình (Trung Quốc), Rừng Nauy của tác giả Murakami (Nhật Bản).
Chúng đã tạo thành một làn sóng mạnh trọng bộ phận giới trẻ nhưng đọc, cảm nhận một cách hời hợt và kéo theo đó là sự lãng quên giá trị của tác phẩm khi trào lưu qua đi, và những câu đối thoại về quyển sách đó chỉ đơn giản là câu hỏi: “Mày đọc quyển truyện kia chưa?” và trả lời: “Đọc rồi”. Đôi khi sự “thiếu trách nhiệm” trong việc đọc cũng khiến giới trẻ có những cái nhìn lệch lạc của tác phẩm, nhất là khi vấn đề “tình dục” đang được các tác giả hướng đến như một thứ “gia vị” để tăng sức hấp dẫn cho cuốn sách.
Khi được hỏi lí do tại sao lại tìm đến những cuốn sách đang “làm mưa làm gió” trên thị trường, một bạn trẻ đã trả lời rất ”thật” với chúng tôi rằng: “Đọc những cuốn sách đó vì thấy nhiều người cũng tìm đọc, đọc để khi người ta bàn luận về chúng mình không bị “lép”. Và hơn nữa, phải đọc những cuốn sách đó mình mới cảm thấy bằng bạn bằng bè và cũng là cách để mình theo kịp thời đại” – chính những suy nghĩ đó là một phần nguyên do khiến giới trẻ đọc sách và cảm nhận chúng một cách hời hợt.
Với tốc độ sống gấp gáp và việc cuốn theo những thú vui của cuộc sống, dễ dàng hơn so với việc đọc một cuốn sách. Nhiều bạn lại cho rằng các bạn có đọc nhưng truyện tranh, tiểu thuyết tình cảm, hay những cuốn sách về tình cảm dễ cuốn hút so với việc cảm nhận một tác phẩm văn học hay một cuốn sách khoa mang nặng tính phân tích tư duy có giá trị. Một số học sinh, sinh viên mà mình gặp cho biết, lúc rảnh rỗi, cô bạn chỉ thích đọc truyện ngắn đang hot trên mạng. Còn Phương Thảo (lớp 12) lại chỉ “kết” truyện tranh Nhật Bản vì vui nhộn. Hai bạn cũng cho biết truyện tranh ngoài ưu điểm dễ cảm nhận kết cấu truyện đơn giản, truyện tranh còn có hình ảnh minh họa tình tiết, sống động. Nhiều bạn sinh viên cho rằng giáo trình là quá đủ thậm chí còn chưa sờ đến huống gì là những cuốn sách tham khảo khác.
Còn với nhà viết sách, biên soạn sách, xuất bản sách góp phần đọc giả lười đọc, nhiều cuốn sách xuất bản với những giá trị nội dung chưa thực sự sâu sắc, nhiều tác phẩm chủ yếu sưu tầm, tập hợp các sách khác làm thị trường sách phong phú hơn nhưng lại thành hỗn độn, phức tạp hơn cho sự lựa chọn sách từ giới trẻ. Và vấn đề sách lậu vẫn là một trong những vấn đề nhức nhối của thị trường sách hiện nay. Đó chính là nguyên nhân thứ ba ảnh hướng đến văn hóa đọc của giới trẻ VN.
Nói đi thì cũng phải nói lại, không phải là không có những bạn trẻ yêu sách, không thiếu các bạn trẻ đi tìm giá trị đích thực của những cuốn sách với niềm say mê thích thú và ham muốn được học hỏi từ những cuốn sách mà các bạn đã đọc. Mỗi cuốn sách như một kho tàng tri thức nó chứa đựng những tinh túy của cuộc sống nếu chúng ta biết cảm nhận nghiền ngẫm một cách sâu sắc sau khi đọc xong một cuốn sách.
Thanh (HVNH) có một sở thích khi stress đó là mua và tìm đọc sách. Dù là một dân kinh tế nhưng bạn không chỉ tìm đọc những cuộc sách về chuyên ngành của mình đang học mà còn tìm đọc thêm những cuốn sách về kĩ năng sống, sách văn học VN, văn học nước ngoài kể cả những cuốn sách được coi là “cổ“ bạn cũng cố tìm để đọc nhưng điều quan trọng nhất. Thanh luôn có sự chọn lọc các tác phẩm mà mình đọc. Qua những cuốn sách, Thanh đã học hỏi được rất nhiều về ngôn ngữ, giá trị nội dung, giá trị cuộc sống, tri thức của những cuốn sách mà bạn đã đọc qua. Nó tích lũy thêm cho Thanh những bài học kinh nghiệm quí báu sau khi rời ghế giảng đường và bắt đầu với cuộc sống tự lập.
Học tập là một quá trình lâu dài, đọc sách cũng vậy, đó là một quá trình từ việc đọc, nghiền ngẫm và rút ra cho mình những chiêm nghiệm của bản thân từ sách. Không chỉ là tích lũy về kiến thức mà nó còn tăng cho chúng ta khả năng tư duy, khả năng sử dụng ngôn ngữ và kĩ năng sống cho mỗi thanh niên của thế hệ trẻ Việt Nam. Hãy đọc sách để nâng cao tầm hiều biết và tích lúy cho vốn kiến thức của mình, các bạn nhé!
*Ở phần đầu, chiếc xe hiện lên trong hoàn cảnh không có cửa kính.
-Ở phần cuối, chiếc xe hiện lên trong hoàn cảnh không có cửa kính, không có mui xe và thùng xe bị xước. Nhưng ở trong xe "có 1 trái tim" hướng về miền Nam.
⇒ điều đó nói lên vẻ đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn:
- Vẻ đẹp của tư thế hiên ngang, ung dung: "Ung dung buồng lái ta ngồi"
- Vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, bất chấp hiểm nguy và coi thường những thiếu thốn, gian khổ.
- Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội
- Vẻ đẹp của tinh thần yêu nước và lí tưởng cách mạng.
*Điều này thể hiện: tinh thần yêu nước nồng nàn, sự lạc quan, bất chất khó khăn của những người lính lái xe Trường Sơn.
-Góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đồng thời thể hiện cảm hứng khai thác chất thơ từ trong hiện thực chiến tranh khốc liệt của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
Hiện nay khi Internet đã được phủ sóng rộng rãi tới khắp mọi miền đất nước thì các dịch vụ như: giải trí, thư giãn cũng được cập nhật thường xuyên. Trong đó không thể không kể tới mạng Facebook đang gây bão đối với nhiều người sử dụng Internet hiện nay.
Facebook thực chất cũng chỉ là một kênh giao lưu, trò chuyện giữa mọi người với nhau như: Yahoo, Skype, hay Twitter, hoặc Blog… thế nhưng nó lại có khả năng gây nghiện với nhiều người dùng. Tình trạng nghiện facebook giờ đây đang trở thành một hiện tượng cần phải nhanh chóng kiềm chế và điều chỉnh lại, bởi vì nó có thể gây ra rất nhiều những hậu quả không đáng có.
Trước hết, ta cần phải hiểu xem Facebook là gì? Tại sao nó có thể gây nghiện? Việc nghiện Facebook sẽ gây ra những tác hại như thế nào đối với con người. Facebook chính là một mạng lưới xã hội ảo, là nơi trò chuyện, nơi thư giãn, giải trí, hay chia sẻ cũng như thổ lộ tâm trạng mỗi người. Có thể nói facebook chính là một thế giới vừa thực, mà cũng vừa ảo. Ở đó chúng ta dễ dàng "chat", "chém gió", nói chuyện phiếm với bạn bè và cũng có rất nhiều nổi tiếng đã được biết tới thông qua mạng lưới này.
Facebook cũng chính là một hình thức giải trí, là nơi giúp nhiều người thư giãn sau những căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống. Chính vì vậy mà có rất nhiều bạn trẻ thường tìm đến nhằm giải tỏa căng thẳng, hay mong muốn tìm những sự đồng cảm, và chia sẻ cảm xúc đối với những người xung quanh. Nó giúp chúng ta có thể dễ dàng biết được tâm trạng, và cảm xúc của những người xung quanh mà không cần phải gặp gỡ trực tiếp.
Chỉ cần một status thôi là chúng ta cũng có thể kiểm soát và hiểu được người khác đang nghĩ gì. Điều đó thật đơn giản và tiện ích.Tuy nhiên, facebook cũng chính là mạng lưới dễ gây nghiện đối với nhiều người dùng nếu không biết tự kiểm soát thời gian của mình, không biết kiểm soát bản thân.
Ở Facebook, chúng ta đều có thể tìm kiếm được những thứ mà không thể tìm thấy ở bên ngoài. Đặc biệt là đối những bạn trẻ đam mê sự tự sướng và thích phô ra cho mọi người cùng thấy thì Facebook chính là một công cụ rất đắc lực để làm việc này. Chỉ cần một cái click, một post bài đăng hình ảnh của bạn đã được chia sẻ lên mạng và sẽ có rất nhiều người biết tới. Rồi chờ đợi từng nút , từng "comment" hay cái "share". Chỉ như vậy thôi cũng khiến cho bản thân bạn thấy rất vui rồi.
Tuy nhiên, cũng chính những điều đó sẽ dễ dàng cuốn bạn vào cái thế giới ảo này một cách nhanh chóng nhất. Nghiện Facebook thực sự là một trong những cái rất khó có thể dứt bỏ, bởi vì nó đã trở thành một thói quen buộc phải làm hằng ngày, phải "check in" thường xuyên. Rất nhiều bạn trẻ ngày nay chỉ dành thời gian để lướt Facebook: từ những lúc đi học, hay cho tới những lúc đi làm cũng dành thời gian cho Facebook, thậm chí có những lúc đi chơi với bạn bè cũng Facebook, ngồi với bố mẹ cũng Facebook.
Hình như, cuộc sống mà thiếu đi Facebook thì nhiều người như cảm thấy thật tẻ nhạt và vô vị. Có nhiều người còn nói rằng Facebook cũng giống như những bữa cơm hàng ngày, đối với họ là không thể thiếu. Bạn thấy sao? Điều có thật nực cười với cái suy nghĩ ngớ ngẩn như thế hay không? Vào Facebook chỉ để check in, khoe với mọi người hôm nay đi những đâu, hay làm những gì, thậm chí tới ăn những gì và để xem tụi bạn có gì khác so với mọi ngày hay không.
Thế giới ảo luôn luôn mang tới cho chúng ta những cảm giác thích thú và tò mò như vậy. Cũng chính điều đó đã khiến cho bạn đã đánh đổi rất nhiều thời gian chỉ để vào Facebook mỗi ngày. Nhưng bạn đâu hay biết rằng cũng chính Facebook là con dao hai lưỡi, đã khiến cho bạn ngày một trở nên ích kỉ, và hẹp hòi hơn. Không ít các bạn học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay đang bị cuốn vào vòng xoáy “nghiện” facebook và khó để thoát ra.
Chiếc điện thoại giờ đây là một vật bất ly thân, và các em đang dành quá nhiều thời gian vào đó, trong khi thời gian dành cho học tập thì không có. Hệ quả tất yếu của việc này dẫn tới là điểm kém, là ý thức kém và kết quả học tập kém. Điều này thật đáng buồn! Không phải tất cả mọi chuyện đều có thể mang lên facebook.
Đã có rất nhiều câu chuyện về tình trạng đưa mọi thứ lên mạng xã hội Facebook như: có một cô bạn đi chơi qua đêm với bạn trai, và đã bị người khác bắt gặp và chụp ảnh. Người đó cảm thấy thích thú với việc chia sẻ những hình ảnh tế nhị đó lên mạng xã hội cho mọi người cùng biết. Vậy là chỉ cần một bài post, một cái click là đã nhận lại được vô số , share. Thế nhưng, hai người bạn kia sẽ cảm thấy xấu hổ như thế nào, sẽ đối mặt với mọi người xung quanh thế nào? Cũng chính điều đó đã “giết chết” không ít người, tước đoạt đi nhiều thứ của những người khác chỉ để thỏa mãn bản thân mình. Đó là một hành động không đẹp, và tuyệt đối không được phép!
Bạn cứ tưởng rằng danh sách bạn bè của mình có tới vài nghìn người bạn, bạn thích thú với điều đó, đem đi khoe với tất cả mọi người về số lượng bạn ảo này. Nhưng liệu bạn có biết rằng, chính mình đang dần thu hẹp rất nhiều mối quan hệ thực ở quanh mình chỉ để “đầu tư” vào những người bạn ảo mà có khi là chưa bao giờ gặp mặt đó hay không.
“Bệnh” nghiện Facebook đang và đã để lại rất nhiều hậu quả không đáng có, và không nên để xảy ra tình trạng như vậy. Các mối quan hệ thân thiết bắt đầu trở nên dãn ra, không gian và thời gian dành cho gia đình và bạn bè cũng không còn nhiều. Thời gian dành cho học tập cũng bị gián đoạn nhiều, và tâm trí của bạn cũng dần mất đi cảm xúc bởi vì những thứ chỉ có trên mạng ảo đó.
Để có thể hạn chế được hiện tượng nghiện facebook hiện nay, thì đòi hỏi phần lớn là ở nhận thức của người dùng. Bản thân họ phải tự ý thức được facebook thực chất chỉ là một công cụ giải trí đơn thuần, và đừng bao giờ để nó thành người bạn bám rễ, dành quá nhiều thời gian cho nó. Việc “nghiện” Facebook này cũng ảnh hưởng tới chính sức khỏe bạn rất nhiều.
Bởi vậy, trong mỗi chúng ta không kể lứa tuổi nào cũng đều cần có được nhận thức đúng đắn về việc sử dụng facebook hiện nay. Chơi và biết điểm dừng để khiến tâm trí luôn thoải mái hơn chứ không phải u mị đi.
Hiện nay cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều mạng xã hội. Nhắc đến mạng xã hội thì không thể thiếu Facebook – một trang mạng rất quen thuộc đối với thế giới nói chung và Việt Nam ta nói riêng. Không thể không nhắc đến những gì mà mạng xã hội làm được cho con người: giao lưu, kết bạn, giải trí, quảng bá thương hiệu, bán hàng…Nhưng chúng ta cũng không phủ nhận những tác hại khôn lường từ mạng xã hội mang lại. Mạng xã hội đã và đang làm mất quỹ thời gian ngắn ngủi của con người. Quá tập trung mạng xã hội, chúng ta dường như quên rằng mình phải làm rất nhiều việc. Quá rong chơi trong thế giới ảo ta quên mất mình cần sống cho mình, cho mọi người xung quanh. Chính mạng xã hội đang dần dần thủ tiêu mọi giao tiếp của con người. Ngồi đâu, ở đâu đâu bạn cũng chỉ thấy người ta chúi đầu vào điện thoại và quên đi việc phải trò chuyện cùng nhau. Đó là chưa nói đến việc những thông tin trên mạng xã hội là thông tin chưa qua kiểm chứng, thật giả lẫn lộn. Chẳng những gây hại về sức khỏe, sản phẩm công nghệ này còn tác động tiêu cực về mặt tinh thần của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do nguồn thông tin trên mạng không có ai giám sát, kiểm duyệt nên còn tràn lan rất nhiều thông tin sai lệch, văn hóa phẩm đồi trụy, trong khi giới trẻ còn chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin, dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc, kéo theo đó là hành động sai lầm. Bị kẻ xấu lợi dụng tên tuổi, hình ảnh vào những việc làm phạm pháp gây ảnh hưởng tới uy tín và lòng tin của người khác. Có nhiều học sinh cũng chính vì nghiện mạng xã hội mà việc học tập ngày càng đi xuống. Lo sống ảo nên quên mất bản thân cần phải cố gắng trong đời thực. Bởi vậy chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa thực sự của mạng xã hội và cần phải sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và phải làm chủ nó cũng như làm chủ được bản thân trước những cám dỗ.
Thao khảm:
Hiện nay, khi mạng Internet phát triển với tốc độ chóng mặt thì kéo theo đó có nhiều hiện tượng tiêu cực xảy ra. Một trong số những hiện tượng này mà chúng ta phải kể đến chính là việc sống ảo của giới trẻ hiện nay. Sống ảo là hiện tượng con người sử dụng mạng xã hội để khoe khoang, khoa trương bản thân mình, nói những “điều hay lẽ phải”, những điều không đúng về bản thân mình nhằm mục đích thu hút, tạo sự chú ý với người khác để được họ tán dương, ca ngợi.
Đây là một “căn bệnh” xấu mà con người không nên mắc phải, đặc biệt là các bạn trẻ hiện nay. Nguyên nhân của hiện tượng này đầu tiên phải kể đến là do tư tưởng, suy nghĩ của mỗi người, muốn mình trở nên xinh đẹp hơn được nhiều người theo đuổi, muốn người khác phải ngưỡng mộ, trầm trồ trước cuộc sống của mình hoặc tệ hơn là để lừa đảo người khác. Tác hại của vấn nạn này vô cùng khó lường: nó khiến người khác hiểu nhầm về bản thân mình và cuộc sống của mình từ đó xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc: từ chối yêu vì không xinh giống như hình ảnh trên mạng…; bị người khác xa lánh vì những thứ hào nhoáng, giả mạo mà bản thân mình tạo ra trong thế giới ảo. Nhiều trường hợp dở khóc dở cười khi ngoài thực tế con người khác xa với trên mạng xã hội.
Giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề này chính là việc mỗi người hãy chỉ đăng tải những tấm hình, những câu chuyện xác thực, không thổi phồng sự thật, sống đúng với bản thân mình; cùng nhau chung tay bằng những hành động đẹp đẽ để đẩy lùi bệnh sống ảo.
Các cơ quan chức năng cần có những chế tài hợp lí để xử phạt những hành vi sống ảo gây hậu quả thiệt hại cho người khác: sử dụng thông tin giả để chiếm đoạt tài sản,… mỗi người chung tay một hành động nhỏ để có được một kết quả to lớn khiến cho việc sử dụng mạng xã hội ngày càng văn minh, lịch sự hơn.
Bạn Tham Khảo:
Cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển với những thành tựu về khoa học công nghệ. Từ đó, mở ra cho con người nhiều lựa chọn trong cuộc sống. Bên cạnh một thế giới thực, nó đã mở ra cả một thế giới khác đằng sau những màn hình máy tính mang tên thế giới ảo. Và hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay đã không còn xa lạ nữa, và nâng lên đến mức báo động.
Sống ảo có thể hiểu một cách đơn giản đó là lối sống thoát ly thực tại, sống không giao tiếp với cuộc sống bên ngoài. Sống ảo cũng là một hình thức phổ biến nhất hiện nay đối với các bạn trẻ, đặc biệt là ở trên các trang mạng xã hội Facebook, Instagram, Zalo. Sống ảo đang được các bạn trẻ hưởng ứng nhanh chóng và xem đó như một cách thể hiện và khẳng định đẳng cấp của bản thân.
Thực trạng này, hiện nay có rất nhiều bạn thích sống ảo hơn là sống thật. Khi xã hội phát triển cũng đồng nghĩa với việc rằng các phương tiện truyền thông cũng trở nên đa dạng và phát triển. Các mạng xã hội xuất hiện ngày càng phổ biến và các phần mềm hỗ trợ chỉnh sửa ảnh ngày càng đa dạng, nó khiến những bức hình trở nên sắc nét hơn, có nhiều hiệu ứng hấp dẫn hơn và nó khác hoàn toàn vẻ mặt mộc thực có ngoài đời. Những hình ảnh đã qua chỉnh sửa ấy được giới trẻ “post” lên các trang mạng xã hội kèm theo “những câu status” tâm trạng để người người “like, comment hay share”. Lượt thích, lượt bình luận hay lượt chia sẻ càng nhiều nó càng khiến con người mải mê, đắm chìm với cuộc sống ảo của mình trên mạng.
Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề này. Đâu là lý do mà thói quen sống ảo trói buộc chúng ta đến vậy? Theo quan điểm của tôi, giới trẻ thường có những suy nghĩ bốc đồng. Họ không chịu suy nghĩ cẩn thận trước khi đưa ra quyết định. Chỉ một lời chỉ trích từ bố mẹ, thầy cô cũng có thể khiến thế giới của bản thân họ sụp đổ. Và thế giới ảo là sẽ là nơi cho những tâm hồn yếu đuối tìm đến. Hơn nữa, sự bùng nổ của công nghệ thông tin cùng các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube, là nguyên nhân rất quan trọng. Thay vì giao tiếp với những người khác, tham gia các hoạt động thực tế ngoài cuộc sống, họ chia sẻ những suy nghĩ, bức ảnh lên Facebook và đo lường sự nổi tiếng bằng số lượng thích và chia sẻ. Thiếu sự quan tâm, quản lý và giáo dục từ gia đình, nhà trường cũng là một nhân tố. Bố mẹ và thầy cô giáo nên dành nhiều thời gian để nói chuyện với con mình hơn.
Lối sống ảo còn là một bức tường vô hình giữa giới trẻ và gia đình, người thân. Chưa bao giờ trong cuộc sống con người ta sống gần nhau về địa lý nhưng lại có những khoảnh khắc xa cách, lạnh lùng đến thế. Dành quá nhiều thời gian đắm mình trong thế giới ảo, giới trẻ đang dần đánh mất đi những giá trị thực của cuộc sống. Thay cho một cuộc gặp mặt bạn bè huyên náo, nồng nhiệt là sự tĩnh lặng cùng chiếc điện thoại, thay cho một bữa cơm quây quần xum vầy, sự thân mật, gắn bó với cha mẹ là những bữa cơm có lệ để nhanh chóng hòa nhập vào thế giới riêng của mình. Những người trẻ liệu có nhìn thấy được sự vô nghĩa, vô tâm của bản thân hay không?
Và có lẽ những rủi ro chưa dừng lại ở đó, chúng ta không thể cứ mãi đứng nhìn con trẻ sa ngã vào thế giới vô thực kia. Một hệ thống giáo dục lành mạnh, sự quan tâm thật sự của cha mẹ và thầy cô tạo nên nhận thức lành mạnh và ý thức cảnh giác chính là những điều cần nhất ngay lúc này.
Ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo chỉ cách bằng một bước chân, hãy là chính mình, tỉnh táo, bớt mơ mộng để rồi bị quật ngã trước bức màn màu hồng mà lối sống ảo đang ngụy tạo.