Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ánh sáng mặt trời,nồng độ CO2,nước,nhiệt độ,nguyên tố khoáng,trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo
1. Tăng diện tích bộ lá
- Có thể điều khiển tăng diện tích bộ lá bằng cách áp dụng các biện pháp kĩ thuật như: chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lí,…phù hợp với loài và giống cây trồng.
- Trị số diện tích lá ảnh hưởng lớn đến quang hợp. Ví dụ: trị số cực đại của diện tích lá đối với cây lấy hạt là 3 - 4 (30000 – 40000 m2 lá/ha); đối với cây lấy củ và rễ là 4 - 5,5.
2. Tăng cường độ quang hợp
- Cường độ quang hợp là chỉ số thể hiện hiệu suất hoạt động của bộ máy quang hợp, có ảnh hưởng quyết định đến sự tích lũy chất khô và năng suất cây trồng.
- Có thể tăng cường độ quang hợp bằng cách:
Thực hiện các biện pháp kĩ thuật như: tưới tiêu nước, bón phân hợp lí, chăm sóc tốt tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời một cách hiệu quả. Tuyển chọn và tạo mới các giống cây trồng có cường độ quang hợp cao.3. Tăng hệ số kinh tế
- Có thể tăng hệ số kinh tế của cây trồng bằng các biện pháp chọn giống và bón phân:
Tuyển chọn các giống cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế (hạt, củ, quả,..) với tỉ lệ cao. Thực hiện các biện pháp kĩ thuật như bón phân hợp lí, ví dụ với cây công nghiệp cần bón đủ kali để giúp tăng sự vận chuyển sản phẩm quang hợp vào hạt, củ, quả.Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2:
Khi nồng độ CO2 thấp, tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng không nhiều.Khi nồng độ CO2 tăng lên thì tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng lên rất mạnhTại trị số nồng độ CO2 thích hợp, Khi cường độ ánh sáng đã vượt qua điểm bù. Cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến điểm bão hòa ánh sáng.Tại điểm bão hòa ánh sáng, nếu tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng. Ngoài ra sự phụ thuộc cùa quang hợp vào cường độ ánh sáng còn phụ thuộc vào đặc trưng sinh thái của loài cây (cây ưa sáng, cây chịu bóng…)
Đáp án A
Các phát biểu sai là:
I sai, nếu cường độ ánh sáng vượt qua mức thuận lợi thì cường độ quang hợp sẽ giảm
Cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng liên quan đến quá trình quang hợp:
- Cải tạo tiềm năng của cây trồng: Chọn tạo giống có cường độ quang hợp cao nhằm tăng hiệu suất quang hợp, kết hợp với các biện pháp canh tác để sản phẩm quang hợp phân bố chủ yếu vào các bộ phận có giá trị kinh tế (hạt, củ, hoặc thân,…).
- Tăng diện tích lá: Lá là cơ quan quang hợp để tạo ra các chất hữu cơ tích lũy vào các cơ quan có giá trị kinh tế, diện tích lá lớn sẽ nâng cao hiệu suất quang hợp và tăng năng suất cây trồng.
- Sử dụng hiệu quả nguồn sáng: Chọn giống cây có thời gian sinh trưởng phù hợp với thời gian chiếu sáng và nhiệt độ ở các mùa khác nhau. Tăng diện tích tiếp xúc của lá cây với ánh sáng bằng cách bố trí hàng, luống phù hợp.
- Tăng cường nguồn sáng: Chiếu sáng bổ sung khi cần thiết và sử dụng nguồn sáng có bước sóng phù hợp với từng loại cây trồng sẽ làm tăng cường độ quang hợp.
Tham khảo!
Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đất và không khí,…) đến hoạt động trao đổi nước và khoáng ở thực vật:
- Ánh sáng: Ánh sáng thúc đẩy khí khổng mở, làm tăng tốc độ thoát hơi nước ở lá, tạo động lực cho quá trình hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng ở rễ và thân. Ánh sáng cần cho hoạt động quang hợp tạo chất hữu cơ, cung cấp nguyên liệu cho hoạt động hô hấp, qua đó giải phóng năng lượng cần thiết cho quá trình hấp thụ và vận chuyển chủ động các chất trong cây.
- Nhiệt độ: Trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ, tốc độ hấp thụ nước và khoáng tỉ lệ thuận với sự tăng nhiệt độ. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ tăng quá cao (trên \(45^oC\)) thì lông hút có thể bị tổn thương và chết, enzyme tham gia vào hoạt động trao đổi chất bị biến đổi, dẫn đến giảm hoặc dừng hấp thụ nước và khoáng.
- Độ ẩm đất và không khí:
+ Trong giới hạn nhất định, độ ẩm đất tỉ lệ thuận với khả năng hấp thụ nước và khoáng của hệ rễ. Độ ẩm đất quá cao hoặc quá thấp sẽ làm giảm hô hấp và ức chế sinh trưởng của rễ, dẫn đến giảm lượng nước và chất khoáng hấp thụ.
+ Độ ẩm không khí ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động trao đổi nước và khoáng thông qua việc tác động đến quá trình thoát hơi nước: Độ ẩm không khí cao làm giảm tỉ lệ hoạt động và độ mở của khí khổng, từ đó dẫn đến giảm cường độ thoát hơi nước và ngược lại.
Chọn đáp án D
Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.
S I sai vì tia xanh lục tthường không được cây sử dụng để quang hợp.
S II sai vì các loài cây khác nhau thì thường có cường độ quang hợp khác nhau.
R III đúng vì pha sáng và pha tối đều có sự tham gia xúc tác của enzim nên đều chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.
R IV đúng vì các loài cây khác nhau thì có nhiệt độ cực tiểu và nhiệt độ cực đại cho quang hợp thường khác nhau.
Mức độ ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2:
- Khi nồng độ CO2 thấp, tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng không nhiều.
- Nhưng khi nồng độ CO2 tăng lên, nếu tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng rất mạnh.
- Khi tăng cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng (là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp) thì cường độ quang hợp tăng hầu như tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến khi đạt tới điểm bão hòa ánh sáng - nơi cường độ quang hợp không tăng cho dù cường độ ánh sáng có tăng.
- Đặc trưng sinh lí của cây cũng ảnh hưởng đến sự phụ thuộc cường độ ánh sáng đến khả năng quang hợp.
Tham khảo!
Yếu tố
ngoại cảnh
Cơ sở khoa học
Ánh sáng
- Ánh sáng là điều kiện cơ bản để cây tiến hành quang hợp, do ảnh hưởng trực tiếp đến phản ứng phân li nước và mức độ kích thích của các phân tử diệp lục, đồng thời, ảnh hưởng đến sự đóng mở của khí khổng nên gián tiếp ảnh hưởng đến hàm lượng $CO_2$ trong tế bào.
- Cường độ ánh sáng, thành phần ánh sáng đều ảnh hưởng đến quá trình quang hợp ở thực vật:
+ Hiệu quả của quang hợp tăng khi tăng cường độ ánh sáng và đạt giá trị cực đại ở điểm bão hòa ánh sáng; vượt qua điểm bão hòa ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng mà có thể bị giảm.
+ Ánh sáng đỏ và xanh tím giúp tăng hiệu quả quang hợp. Ngoài ra, thành phần ánh sáng cũng ảnh hưởng tới sự chuyển hóa sản phẩm quang hợp: ánh sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp các amino acid, protein; trong khi ánh sáng đỏ lại thức đẩy sự hình thành carbohydrate.
Khí $CO_2$
- $CO_2$ là nguyên liệu trong pha tối của quá trình quang hợp $→$ Trong giới hạn nhất định, khi nồng độ $CO_2$ tăng thì cường độ quang hợp cũng tăng. Tuy nhiên, nồng độ $CO_2$ tăng quá cao (khoảng \(0,2\%\)) có thể làm cây chết vì ngộ độc, còn nồng độ $CO_2$ quá thấp, quang hợp sẽ không xảy ra.
Nhiệt độ
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme xúc tác phản ứng trong quang hợp của thực vật; ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và sự đóng mở khí khổng $→$ Khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp tăng nhanh và thường đạt cực đại ở nhiệt độ tối ưu, sau đó giảm dần.
Nước
- Nước vừa là nguyên liệu cho quang hợp vừa ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng $→$ Khi cây hấp thụ đủ nước thì quang hợp mới diễn ra bình thường.
Chất khoáng
- Chất khoáng có ảnh hưởng trực tiếp đến bộ máy và cơ chế quang hợp: các nguyên tố $N,$ $P,$ $S,$ Mg là những nguyên tố cần thiết để xây dựng bộ máy quang hợp; $Fe,$ $Cl$ tham gia vào sự tổng hợp diệp lục, $K$ tham gia điều tiết sự đóng mở khí khổng;… $→$ Cần cung cấp các nguyên tố khoáng đầy đủ và cân đối để quá trình quang hợp đạt hiệu quả cao.