K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2022

- Con đường vận động cứu nước dân chủ tư sản, vô sản theo các phong trào ra nước ngoài để mang tri thức về nước, tiếp nhận ảnh hưởng cách mạng tháng 10 nga góp phần hình thành những tri thức yêu nước, các đảng phái chống pháp cứu nước

14 tháng 5 2022

       Con đường vận động cứu nước dân chủ tư sản, vô sản theo các phong trào ra nước ngoài để mang tri thức về nước, tiếp nhận ảnh hưởng cách mạng tháng 10 nga góp phần hình thành những tri thức yêu nước, các đảng phái chống pháp cứu nước

12 tháng 5 2018

Những biến đổi bên trong đã tạo cơ sở xã hội cho việc tiếp thu những tư tưởng mới ở bên ngoài: tư tưởng cách mạng tư sản Pháp 1789, phong trào Duy Tân Nhật Bản 1868, cuộc vận động Duy Tân 1898 và cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc 1911, cách mạng Tháng Mười Nga 1917. Bối cảnh đó đã làm bủng nổ các khuynh hướng cứu nước đầu thế kỷ XX.

13 tháng 5 2018

Trả lời klq?

30 tháng 4 2019

Vì lúc bấy h có nước Nhật Bản, là đất nước đồng da đồng văn với nới nước ta cũng đi theo con đường đó và ddax trở thành một nước đế quốc hùng mạnh

25 tháng 4 2022

Câu 10:  Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX?

   A.  Học tập Nhật Bản, đẩy mạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

    B.  Đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

    C.  Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam, không lệ thuộc Pháp.

    D.  Yêu cầu nhà vua thực hiện cải cách duy tân đất nước

17 tháng 5 2023

*Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm đường cứu nước vì:

- Bác sinh ra và lớn lên trong thời kì đất nước bị xâm lược và đô hộ bởi thực dân Pháp, rất nhiều người đã phải chết oan uổng và các phong trào nổ ra liên tục, sôi nổi nhưng đều thất bại. Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, ngày 05 - 06 - 1911 từ bến cảng Nhà Rồng, Bác quyết định ra đi tìm đường cứu nước.

- Bác quyết định đi sang phương Tây, nước Pháp để tìm hiểu những bí mật ẩn náu đằng sau những từ: "Tự do - Bình đẳng - Bác ái"

*Hướng đi và cách tìm đường cứu nước của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó

- Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu... chọn con đường đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), đối tượng mà ông gặp là những chính khách Nhật để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh là bạo động.

- Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kỹ thuật và nền văn minh phát triển để tìm hiểu xem vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất các từ "Tự do - Bình đẳng - Bác ái". Từ đó, Người hòa mình vào thực tiễn và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Người tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. Từ khảo sát thực tiễn, Người đã đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin.

*Theo em những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Việt Nam

- Mở đường lối giúp dân tộc Việt Nam đánh đuổi được giặc ngoại xâm và tiến tới con đường tự do độc lập.

6 tháng 6 2023

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì : 

- đau xót trước cảnh nước mất nhà tan 

- đồng thời nhìn thấy các mặt hạnh chế của phong trào yêu nước

Hướng đi tìm đường cứu nước của Người khác so với những nhà yêu nước trc đó : 

- Bác chọn 1 con đường tới Phương Tây nơi có nền kinh tế khoa học tiên tiến , có tư tưởng tự do bình đăng bắc ái 

- ở đó Bác gặp Lê-nin => tìm ra con đường cứu nước , con đường cách mạng vô sản 

Những hoạt động đó có ý nghĩa với dân tộc VN : 

- tìm ra con đường cứu nước đúng đắn

- dẫn dắt dân tộc ta đến thắng lợi 

- là bước ngoặc của cm VN , lm thay đổi hướng ptrien của lịch sử 

@dau

3 tháng 4 2022

Các xu hướng:

- Dân chủ tư sản từ châu Âu.

- Tư bản chủ nghĩa như Nhật Bản.

Tên các phong trào:

- Phong trào Đông du.

- Đông kinh Nghĩa thục.

-...

 

14 tháng 5 2022

Tham Khảo:

Nhân dịp này, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Danh Tiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng có bài viết với chủ đề: “Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và giá trị đối với tiến trình cách mạng Việt Nam”. Trân trọng giới thiệu bài viết trên:

Ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành từ cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) ra đi tìm đường cứu nước. Hành trang mà Người mang theo là lòng yêu nước nhiệt thành và quyết tâm “làm bất cứ việc gì để sống và để đi” nhằm thực hiện hoài bão tìm ra con đường cứu nước, cứu dân. Song đi đâu và đến nước nào, bản thân Nguyễn Tất Thành cũng không biết trước. Điều này thể hiện rõ khi Người trả lời nhà văn Mỹ, Anxa Lu-y Xtơrông: “Nhân dân Việt Nam trong đó có cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này thì nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.

Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và giá trị đối với tiến trình cách mạng Việt Nam
Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội Tours của Đảng Xã hội Pháp, tháng 12-1920. Ảnh tư liệu/TTXVN. 

Mang trong mình khát vọng giải phóng dân tộc, qua nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm ra con đường cách mạng đúng đắn - con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), bởi theo Người: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”. Việc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản, thể hiện tầm nhìn chiến lược và phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân lao động. Đến thời điểm này, cách mạng vô sản là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để nhất. Cuộc cách mạng đó không chỉ giải phóng giai cấp, mà gắn liền với nó là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội.

Hiện thực hóa con đường cách mạng vô sản vào tình hình thực tiễn Việt Nam, trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập (1930 - 1945), Đảng và Nguyễn Ái Quốc xác định: Độc lập dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm, trước hết và trên hết; đấu tranh giành độc lập dân tộc là nội dung chủ đạo, chủ nghĩa xã hội chưa đặt ra trực tiếp mà là phương hướng tiến lên. “Chánh cương vắn tắt của Đảng” được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng xác định “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Trong thời kỳ vận động Cách mạng Tháng Tám (1939 - 1945), trước những diễn biến mới của tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (5-1941), khẳng định: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu chính là quan điểm đúng đắn, sáng tạo, quyết định đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Khi đất nước giành được độc lập, trong “Tuyên ngôn độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Với “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chí Minh đã tuyên bố với toàn thế giới về quyền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và quyền dân tộc tự quyết của dân tộc Việt Nam. Trong đó, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ vừa là tiền đề, vừa là điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Thực hiện quyết tâm ấy, bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với quyết tâm: “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” và tinh thần “Tổ quốc trên hết”, “Dân tộc trên hết”, toàn thể dân tộc Việt Nam đã anh dũng chiến đấu đánh bại các chiến lược quân sự của kẻ thù, lập nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. Cùng với thắng lợi về quân sự, với chủ trương vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, chế độ dân chủ mới được xây dựng ở các vùng tự do, tạo ra động lực và nguồn lực đưa cuộc kháng chiến đến thành công. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, trải qua 21 năm kiên cường chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, quân và dân ta đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tại miền Bắc, với tinh thần "Tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược", "Xây dựng chủ nghĩa xã hội lúc này cũng là để đánh thắng Mỹ", đã khơi dậy tinh thần yêu nước, động viên toàn dân vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Chủ nghĩa xã hội được xây dựng ở miền Bắc đã tạo ra sức mạnh tinh thần, cổ vũ mạnh mẽ nhân dân cả nước và sức mạnh vật chất to lớn phục vụ các yêu cầu của cuộc chiến tranh giải phóng. Sức mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam là kết quả của quá trình phát huy cao độ mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy sức mạnh của chế độ mới. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước khẳng định khát vọng độc lập, tự do, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam.

Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng chủ trương đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp đã đẩy đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Trước tình hình đó, trên cơ sở phân tích sâu sắc tình hình đất nước và qua quá trình tìm tòi, khảo nghiệm thực tiễn, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) đã đề ra Đường lối đổi mới toàn diện. Đường lối đổi mới đáp ứng yêu cầu bức thiết của cuộc sống, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của thời đại nên đã khơi dậy và phát huy sức mạnh toàn dân tộc và mọi tiềm năng, thế mạnh của đất nước để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, vượt qua thách thức từ sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Đảng vẫn chủ trương tiếp tục vững bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể và đặc điểm của Việt Nam. Bởi lẽ: “Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn, thử thách, lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử”. “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)” xác định xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”. 

Cùng với việc xác định 8 đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa, Cương lĩnh đề ra 8 phương hướng xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Những đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa và 8 phương hướng lớn là định hướng để xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó, Đảng chỉ rõ, phải nắm vững và giải quyết các mối quan hệ lớn: Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ…

Kiên định đường lối đổi mới và mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thực tiễn sinh động của sự nghiệp đổi mới là minh chứng hùng hồn khẳng định chân lý: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Trong bối cảnh hiện nay, Đảng chủ trương càng phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bởi lẽ, độc lập dân tộc là mục tiêu, tiền đề và là điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội, không có độc lập dân tộc thì không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội; còn xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhằm tăng cường nguồn lực vật chất - kỹ thuật ngày càng dồi dào hơn; xây dựng đất nước hùng cường, tạo cơ sở, nền tảng vững chắc để giữ vững độc lập dân tộc.

Như vậy, thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua là quá trình vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên những vấn đề căn bản, có tầm chiến lược, trong đó, vấn đề hàng đầu là kiên định và nhận thức đúng đắn về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới của đất nước và thời đại, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu trong bài viết: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam". Đó là, “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc”.

đọc đến 2 năm nữa:)))

14 tháng 5 2022

Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), bởi theo Người: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”

12 tháng 7 2018

Sau thất bại của những cuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ “phò vua cứu nước”, tầng lớp trí thức mới ở nhiều nước Đông Nam Á đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản

Đáp án cần chọn là: B

Câu 1: Những tiến bộ lớn về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII – XIX có ý nghĩa như thế nào?A. Chứng tỏ vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật, tấn công hệ tư tưởng lạc hậu.B. Dẫn đến cách mạng công nghiệp và sự ra đời của máy hơi nước.C. Thúc đẩy sự phân chia giai cấp trong xã hội.D. Tạo điều kiện cho cách mạng vô sản giành thắng lợi.Câu 2: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào...
Đọc tiếp

Câu 1: Những tiến bộ lớn về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII – XIX có ý nghĩa như thế nào?

A. Chứng tỏ vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật, tấn công hệ tư tưởng lạc hậu.

B. Dẫn đến cách mạng công nghiệp và sự ra đời của máy hơi nước.

C. Thúc đẩy sự phân chia giai cấp trong xã hội.

D. Tạo điều kiện cho cách mạng vô sản giành thắng lợi.

Câu 2: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào đấu tranh của công nhân đầu thế kỉ XIX là gì?

A. Do sự phát triển của máy móc dẫn đến nạn thất nghiệp của công nhân.

B. Trẻ em, phụ nữ phải làm nhiều việc nặng nề nhưng lương thấp.

C. Do tiền lương thấp, điều kiện sống tồi tàn.

D. Sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản khiến đời sống công nhân cực khổ.

Câu 3: Tính chất tiến bộ của “Tuyên ngôn Độc lập” của Mĩ thể hiện ở những điểm nào?

A. Không thủ tiêu chế độ nô lệ, người phụ nữ không có quyền tham gia bầu cử.

B. Thủ tiêu chế độ nô lệ, người phụ nữ có quyền tham gia bầu cử.

C. Khẳng định quyền lực của người da trắng, quyền tư hữu tư sản...

D. Nêu các nguyên tắc bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi con người.

Câu 4: Trước cách mạng, xã hội Pháp gồm những giai cấp nào?

A. Tư sản, nông dân, các tầng lớp khác.          B. Quý tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba.

C. Quý tộc, tăng lữ, nông dân.                       D. Quý tộc, tăng lữ, tư sản.

Câu 5: Nhân dân ở 13 bang thuộc địa đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh bao gồm những tầng lớp nào?

A. Tư sản,  vô sản, công nhân, thương nhân.   B. Vô sản, thương nhân, chủ đồn điền, nô lệ.

C. Tư sản, chủ đồn điền, công nhân, nô lệ.      D. Nô lệ, thương nhân, công nhân, vô sản.

Câu 6: Câu nói nổi tiếng “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu” là của ai ?

A. An - Be Anh xtanh  B. A. Nô -ben             C. C Xi- ôn- cốp- xki   D. Lô-mô- nô- xốp

Câu 29: Sự kiện lịch sử được coi là đỉnh cao của cuộc cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là:

A. Cuộc biểu tình ở Xanh Pê-téc-bua (9 – 1 – 1905).

B. Khởi nghĩa của thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin (6 – 1905).

C. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va (12 – 1905).

D. Cuộc nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến của nông dân.

Câu 30: Thực dân Anh ngăn cản sự phát triển kinh tế ở các thuộc địa dưới hình thức nào?

A. Cướp đoạt tài nguyên, thuế má nặng nề.

B. Thuế má nặng nề, độc quyền buôn bán trong và ngoài nước.

C. Độc quyền buôn bán trong và ngoài nước.

D. Cướp đoạt tài nguyên, thuế má nặng nề, độc quyền buôn bán trong và ngoài nước

Câu 31: Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em?

A. Tiền lương cao, lao động ít giờ.                 B. Tiền lương thấp, lao động nhiều giờ.

C. Tiền lương cao, lao động nhiều giờ.           D. Tiền lương thấp, lao động ít giờ.

Câu 32: Máy điện tín được phát minh đầu tiên ở ?

A. Nga.                      B. Mĩ.                        C. Đức.                      D. Cả Nga và Mĩ.

Câu 33: Trước cách mạng, nông nghiệp Pháp kém phát triển?

A. Công cụ, kĩ thuật canh tác còn thô sơ.

B. Đất đai bị bỏ hoang nhiều, năng suất cây trồng thấp.

C. Một số địa chủ chuyển sang kinh doanh theo hướng tư bản chủ nghĩa.

D. Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì với phương thức bóc lột cũ.

Câu 34:  Cuối thế kỉ XIX, nền kinh tế Mỹ đứng hàng thứ mấy thế giới?

A. Đúng đầu               B. Thứ ba                   C. Thứ hai                  D. Thứ tư

Câu 35: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18/03/1971 của nhân dân Pa-ri là gì?

A. Mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa giữa quần chúng nhân dân Pa-ri với chính phủ tư sản.

B. Bất bình trước thái độ hèn nhát của chính phủ tư sản khi bị quân Phổ tấn công.

C. Chống lại sự đầu hàng phản bội lợi ích dân tộc của tư sản Pháp để bảo vệ tổ quốc.

D. Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác.

Câu 36: Cùng với sự phát triển công nghiệp giai cấp công nhân được  hình sớm ở ?

A. Bỉ                          B. Pháp                      C. Anh                       D. Hà Lan

Câu 37: Vì sao nói Công xã Pari 1871 là nhà nước kiểu mới?

A. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.

B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.

C. Công xã vừa ban bố pháp lệnh, vừa thi hành pháp lệnh.

D. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

Câu 38: Đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước được chế tạo ở đâu ? vào thời gian nào?

A. Đức -1902              B. Pháp -1830             C. Mĩ -1870                D. Anh - 1802

Câu 39: Đầu thế kỉ XX đế quốc nào được ví như “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”

A. Pháp                      B. Mĩ                         C. Đức                       D. Anh

Câu 40: Ở Pháp vào thế kỉ XVIII nổi lên ba nhà tư tưởng lớn của trào lưu triết học Ánh sáng, đó là những ai?

A. phu-ri-ê, Ô-oen, Vôn-te.                            B. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Phu-ri-ê.

C. Vôn-te, Rut-xô, Mông-te-xki-ơ.         D. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Ô-oen

0