Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành hai nhiệm vụ là thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ Quốc
*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước
- Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1771 – 1777)
+ Năm 1771, ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai). Đến năm 1773, giải phóng Tây Sươn hạ đạo (Bình Định) và mở rộng căn cứ ra toàn phủ Quy Nhơn.
+ Giữa năm 1774, nghĩa quân mở rộng vùng kiểm soát: phía Bắc đến Quảng Nam, phía Nam đến Bình Thuận. Đất của chúa Nguyễn chỉ còn lại Gia Định và Thuận Hóa.
+ Chúa Trịnh đem quân đánh vào Phú Xuân. Chúa Nguyễn phải vào Gia Định. Chúa Trịnh vào Quảng Nam đụng độ với quân Tây Sơn, Tây Sơn bị dồn vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung lực lượng tấn công quân Nguyễn.
+ Tạm yên mặt Bắc, Tây Sơn dốc lực đánh chúa. Năm 1777, Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền chúa Nguyễn đến đây sụp đổ, hầu hết đất Đàng Trong được giải phóng.
-Lật đổ chính quyền vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1786 – 1788)
+ Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt giao nộp cho Tây Sơn. Họ Trịnh sụp đổ, Nguyễn Huệ vào Thăng Long giao chính quyền cho vua Lê Hiển Tông rồi trở vào Nam.
+ Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà trở nên rối ren. Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ kéo quân ra Thăng Long và tự tay xây dựng chính quyền.
Như vậy, từ năm 1786 đến năm 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, xóa bỏ phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài, sự nghiệp thống nhất đất nước cơ bản hoàn thành.
*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
- Đánh bại quân xâm lược Xiêm:
+ Do Nguyễn Ánh cầu cứu, năm 1784, vua Xiêm cử 5 vạn quân thủy bộ sang xâm lược nước ta.
+ Đầu tháng 1-1785, Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn vào Gia Định đóng đại bản doanh tại Mĩ Tho, chọn khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút để tiêu diệt giặc.
+ Ngày 19-1-1785, quân Tây Sơn đã quét sạch 5 vạn quân Xiêm ra khỏi bờ cõi nước ta, làm nên chiến thắng Rạch Ngầm – Xoài Mút.
+ Ý nghĩa: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút đã đập tan tham vọng của quân Xiêm đối với phần lãnh thổ phía nam của ta, làm chủ hoàn toàn Đảng Trong.
-Đánh bại 29 vạn quân Thanh
+ Do Lê Chiêu Thống cầu viện, năm 1788, vua Thanh là Càn Long cử 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.
+ Được tin, Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, khẩn trương tiến ra Bắc để tiêu diệt giặc, trên đường đi dựng lại Nghệ An và Thanh Hóa để tuyển thêm quân.
+ Từ đêm 30 tết, 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn xuất phát. Đến sáng mùng 5 tết, quân Tây Sơn đồng loạt mở các cuộc tiến công vào đồn Ngọc Hồi – Đống Đa và giành thắng lợi.
+ Ý nghĩa: Với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh, giải phóng hoàn toàn đất nước.
*Vai trò của Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn.
- Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.
- Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở thế kỉ XVIII.
- Quang Trung đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triển đất nước.
b. Vị trí của phong trào TS trong lịch sử dân tộc:
- Là phong trào nông dân rộng lớn, vĩ đại nhất trong thế kỉ XVIII.
- Từ cuộc khởi nghĩa ban đầu có quy mô địa phương đã phát triển thành phong trào nông dân toàn quốc, lật đổ ba tập toàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, bước đầu thống nhất đất nước.
- Từ cuộc đấu tranh giai cấp đã phát triển thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc vĩ đại; đạp tan sự can thiệp của quân xâm lược Xiêm, Thanh; bảo vệ độc lập tổ quốc, làm nên những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc.
- Xây dựng vương triều mới với nhiều cải cách tiến bộ, mở ra hướng phát triển của đất nước, của dân tộc.
a. Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu.
* Người Giéc-man xâm nhập đế quốc Rô-ma.
Người Giéc-man là một trong những bộ tộc lớn thuộc chủng tộc A-ri-an đến sinh sống vùng biên giới phía bắc và đông bắc của đế quốc Rô-ma từ nhiều thế kỉ trước Công nguyên. Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, họ đang ở trong thời kì tan rã của chế độ công xã nhuyên thủy. Từ cuối thế kỉ II, đã có một số bộ tộc người Giec-man như người Tây Gốt, Phơ-răng,… di cư vào lãnh thổ đến đế quốc Rô-ma sinh sống và nhận làm đồng minh của Rô-ma.
* Người Giec-man chiếm đất đai thành lập các vương quốc
Đến giữa thế kỉ IV, do sự tấn công của người Hung Nô vào khu vực Đông và Nam Âu, các bộ lạc người Giec-man ồ ạt xâm nhập vào đến đế quốc Rô-ma. Lúc này, đế chế Rô-Ma đang bị khủng hoảng về kinh tế và chính trị nên không còn đủ sức ngăn ngừa và chống đỡ những cuộc xâm lược cướp phá của người “man tộc”. Vì vậy, người Giéc-man dễ dàng đột nhập vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma, chiếm đất đai và lập lên nhưng vương quốc riêng của mình. Vương quốc “man tộc” được thành lập đầu tiên là vương quốc Tây Gốt ở miền Nam xứ Gô-lơ và Tây Ban Nha. Tiếp đó là vương quốc Văng-đan ở Bắc Phi, vương quốc Phơ-răng ở miền Đông Bắc xứ Gô-lơ, vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông ở đảo Bri-tên,..
* Sự thành lập các công xã nông thôn “mac-cơ”
Sau khi xâm nhập vào đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã chiếm đoạt một bộ phận lớn ruộng đất của quý tộc chủ nô Rô-ma rồi phân chia cho các gia đình cá thể cày cấy. Những gia đình này sống chung với nhau trong các làng xóm, thành lập các công xã nông thôn “mac-cơ”. Như vậy, chế độ công xã nguyên thủy của người Giéc-man đã tan rã. Xã hội của họ đang bước vào quá trình phong kiến hóa, một quá trình chuyển biến đã diễn ra trong suốt thời sơ kì trung đại.
b. So sánh sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu với các nước ở châu Á
Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu khác với sự hình thành các quốc gia phong kiến ở châu Á như sau:
* Về thời gian
- Chế độ phong kiến ở châu Á hình thành sớm (như Trung Quốc là vào thế kỉ III TCN)
và sụp đổ muộn (đầu thế kỉ XX)
- Chế độ phong kiến Tây Âu hình thành muộn (thế kỉ V) và sụp đổ sớm hơn (thế kỉ
XVI – XVII).
* Về cơ sở hình thành
- Chế độ phong kiên ở châu Á hình thành trên cơ sở phá vỡ quan hệ cộng đồng ở nông
thôn, xuất hiện tư hữu ruộng đất và là sự kế tiếp của xã hội cổ đại.
- Chế độ phong kiến ở Tây Ây hình thành trên cơ sở tan rã của chế độ chiếm nô Rô-ma và sự giải thể của chế độ của chế độ công xã nguyên thủy ở người Giec-man. Như vậy là hình thành trên nền móng mới của bộ tộc bên ngoài.
* Về giai cấp trong xã hội.
- Ở các nước phong kiến châu Á có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân lĩnh canh.
- Ở các nước phong kiến Tây Âu có hai giai cấp cơ bản là lãnh chúa phong kiến và nông nô.
* Về thể chế nhà nước.
- Các nước phong kiến châu Á có chế độ phong kiến tập quyền.
- Các nước phong kiến Tây Âu lúc mới hình thành có chế độ phong kiến phân quyền.
Phong trào nông dân Đàng Ngoài:
a.Nguyên nhân
- Từ đầu thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng, bộ máy quan liêu phong kiến nặng nề, ăn bám xã hội.
- Nông dân bị tước đoạt ruộng đất, bị bóc lột nặng nề bằng tô thuế, lao dịch,… thiên tai mất mùa liên tiếp xảy ra làm cho mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt. Người nông dân muốn duy trì cuộc sống của mình, không còn con đường nào khác là phải nổi dậy chống lại chính quyền thống trị.
b.Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
- Năm 1741-1751: Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu nổ ra ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương.
- Năm 1740-1751: Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương ở Vĩnh Phúc.
- Năm 1739-1769: Khởi nghĩa Hoàng Công Chất lúc đầu ở Thái Bình, Hưng Yên; sau chuyển lên Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
- Năm 1738-1770: Khởi nghĩa của Lê Duy Mật ở thượng du Thanh Hóa.
c.Ý nghĩa lịch sử
- Giáng một đòn nặng nề vào nền thống trị của chính quyền họ Trịnh, làm cho chế độ phong kiến Đàng Ngoài càng lâm vào khủng hoảng sâu sắc.
- Chuẩn bị cho sự bùng nổ và thắng lợi của phong trào Tây Sơn.
Trong lịch sử các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nước ta từ thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XVIII đã xuất hiện nhiều văn kiện quan trọng, em hãy nêu: tên các văn kiện cùng với tên tác giả và bối cảnh cuộc kháng chiến mà qua đó, nêu nội dung và phân tích ý nghĩa của văn kiện cuối cùng ở cuối thế kỉ XVIII (đoạn trích dẫn quan trọng nhất)?
*Các hội chợ trung đại
-Sự phát triển của thành thị từ thế kỉ XI đã kích thích hoạt động chung của thương nghiệp Tây Âu.
- Từ sơ kì trung đại, các hội chợ xuất hiện. Hội chợ là nơi hoạt động thương mại. Hội chợ ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của thành thị và kinh tế hàng hóa. Hội chợ kích thích thương mại và qua đó kích thích nền kinh tế phát triển.
- Hội chợ Săm-pa-nhơ ở Đông Bắc Pháp là lớn nhất và có ý nghĩa toàn Châu Âu. Hàng hóa đặc trưng của hội chợ Săm-pa-nhơ là đồ gia vị, xa xỉ phẩm phương Đông, dạ của Hà Lan, rượu vang và gia súc của Pháp.
- Thương nhân gặp nhau để trao đổi hàng hóa, thanh toán tín phiếu.
- Thương nhân hội chợ đặt luật thị trường bảo vệ, các vụ vi phạm kỉ luật đều bị đưa ra “tòa án hội chợ đặc biệt” của thương nhân để xét xử.
- Hội chợ còn tổ chức những lễ hội, những buổi biểu diễn trò nhào lộn, kịch câm, nuôi dạy thú dữ…
* Việc buôn bán của thương đoàn tây âu trung đại
Sang thế kỉ XIV, địa vị của hội chợ Săm-pa-nhơ bị sụp đổ , các hội chợ của Anh, Tây Ban Nha kém xa vai trò của hội chợ Săm-pa-nhơ.
-Một hình thức thương mại mới ra đời đáp ứng sự phát triển của thủ công nghiệp lúc đó – đó là sự xuất hiện các thương đoàn.
- Trong thương đoàn, mỗi thương nhân mua bán độc lập bằng vốn liếng của mình. Thương đoàn không tập hợp được tư bản của thương nhân và không phải hiệp hội kinh tế theo nghĩa thông thường.
- Thương đoàn được hưởng đặc quyền buôn bán ở nước láng giềng, bảo vệ quyền lợi thương nhân, lập các thương điếm, thống nhất luật thương mại.
- Thương nghiệp thương đoàn đã phản ánh sự tiến bộ của lực lượng sản xuất, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, giao lưu giữa các thành thị.
- Từ giữa thế kỉ XV trở đi, do sự kìm hãm của nhà nước phong kiến các thương đoàn hoạt động yếu dần, đến thế kỉ XVI thì căn bản chấm dứt.
*Văn hóa Tây Âu thế kỉ XI
- Những thị dân xây dựng trường học riêng cho con em mình, không còn phụ thuộc vào Giáo hội Ki-tô. Ngoài thần học, các môn học khác cũng được phát triển nhất là triết học kinh viện.
- Văn học chủ yếu có hai dòng chính: văn học kị sĩ và văn học thành thị.
- Kiến trúc với phong cách Rô-măng và Gô-tích.
Sự hoàn thiện của tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến nước ta trong các thế kỉ X-XV:
*Thời Ngô, Đinh – Tiền Lê: Thời kì bước đầu xây dựng nhà nước quân chủ sơ khai
- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, thành lập chính quyền mới. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Đinh, đặt tên nước là Đại Cổ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Một nhà nước quân chủ sơ khai ra đời, bao gồm ba ban: võ ban, văn ban và tăng ban.
- Nhà Tiền Lê củng cố hơn nữa bộ máy nhà nước trung ương, chia nước làm 10 đạo.
- Nhà nước độc lập theo chế độ quân chủ chuyên chế được xây dựng nhưng vẫn còn sơ khai.
*Thời Lý, Trần, Hồ: Thời kì từng bước hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà nước phong kiến độc lập.
- Các triều đại kế tiếp: Lý, Trần, Hồ ra sức hoàn chỉnh bộ máy thống trị.
- Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi lại tên nước thành Đại Việt.
- Chính quyền trung ương từng bước hoàn chỉnh. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất. Giúp vua trị nước có Tể tướng, các đại thần, các chức hành khiển. Ngoài ra, còn có các chức quan trông nom sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.
- Đất nước được chia thành nhiều lộ do các hoàng tử (thời Lý) hay An phủ sứ (thời Trần, Hồ) cai quản. Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương.
- Ban đầu quan lại chủ yếu được tuyển chọn từ con em các gia đình quý tộc hoặc con cháu quan lại. Về sau, thi cử là nguồn tuyển chọn chính.
- Nhà nước độc lập theo chế độ quân chủ chuyên chế từng bước được hoàn chỉnh; tuy nhiên, mức độ chuyên chế chưa cao.
*Thời Lê sơ: Thời kì nhà nước quân chủ Đại Việt đạt đến đỉnh cao
- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra nhà Lê, đặt tên nước là Đại VIệt. Nhà nước mới được xây dựng theo mô hình thời Trần, Hồ.
- Vào những năm 60, đất nước đã ổn định. Vua Lê Thánh Tông đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính.
- Ở trung ương, các chức Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ. Sáu bộ được thành lập, trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Ngự sử đài có quyền hành cao hơn trước.
- Ở địa phương: chia lại cả nước thành 13 đạo thừa tuyên. Ở mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ti phụ trách các lĩnh vực, dân sự và kiện tụng. Xã vẫn là đơn vị hành chính cơ sở.
- Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, khoa cử.
- Cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông đã khiến quyền lực của chính quyền trung ương được tăng cường. Chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao.
Đáp án A