Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em sẽ chọn hoa hồng:
Hồng trắng - Trong trắng và tình yêu cao thượng
Hồng vàng - Tình yêu sút giảm và sự phản bội
Hồng cải - sứ giả của tình yêu
Hồng đại đóa - Mỹ nhân kiêu kỳ
Hồng đơn - Đơn giản
Từ đầu thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, nhà thơ trũ tình Sappho trên đảo Lesbos thuộc Hy Lạp đã từng viết : Nếu như vị thần Jupiter - vị chúa tể của các vị thần - muốn tìm một nữ hoàng cho thế giới loài hoa thì hẳn Người sẽ chọn hoa hồng. Hoa hồng là đứa con xinh xắn nhất của buổi sáng đẫm sương, là viên ngọc quý trang điểm cho bộ ngực trái đất, là ánh sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh và là hơi thở của tình yêu...
Cánh Hồng có những cuống lá đầy gai rất đặc trưng, với những lá kép mọc xen kẽ đối nhau, nở ra những đóa hoa nhiều màu sắc, có nhiều nhị hoa và thường tỏa hương thơm. Từ xa xưa, hoa Hồng đã được coi là trượng trưng cho tình yêu. Song, mỗi loại Hồng khác nhau lại mang những ý nghĩa riêng: Hồng trắng là sự trong sạch và tình yêu tinh thần; Hồng vàng là tình yêu phai nhạt và sự không chung thủy; Hồng đỏ là biểu tượng muôn đời của tình yêu đam mê; Hồng Pháp (Rose la France) là tình yêu lãng mạng phóng đãng, Hồng Cabbage (xuất xứ từ Caucasus và là loại hoa Hồng phổ biến khắp nơi hiện nay) là sứ thần của tình yêu; và Hồng đơn (chỉ có một lớp cánh hoa) tượng trưng cho sự giản dị.
Nụ hồng chớm nở rạng đông
Hồn linh khẽ động vườn xanh ánh ngời
Mỹ nhân muôn vạn hoa trời
Em là sứ giả muôn đời anh yêu
Tôi love hoa sen:
Sen vẫn thế, âm thầm và lặng lẽ
Rồi một mai, bừng sáng giữa khung trời
Từ sâu thẳm chốn bùn lầy đất mẹ
Ngát hương sen, nét đẹp chẳng phai phôi
( Và nói nghe nè, sen thật sự là Quốc hoa Việt Nam đó! Thật sự!)
Trong 4 câu đầu, hình ảnh tiêu biểu cho đất nước là "biển lúa", "cánh cò", "đỉnh Trường Sơn"
Những hình ảnh tiêu biểu cho đất nước:biển lúa,Cánh cò,Mây mờ,đỉnh Trường Sơn
“Có loài hoa ở trên đồng xanh, cũng có loài hoa khoe sắc trên cành, mỗi loài hoa, mỗi sắc hương… Không là hoa của những buồn đau, tôi là hoa của những nụ cười” (Trích “Sống như những đóa hoa”). Dẫu đến từ nơi nào, ở đâu, bạn đều có quyền được tỏa sáng và cống hiến. Hoa sen đã, vẫn sống để chứng minh điều đó.
Bạn sẽ không thể tìm thấy hoa sen ở những nơi đô thị ồn ào và tấp nập, hoa sen ưa những nơi thanh bình, yên ả ở đồng quê, nơi ao hồ tĩnh lặng. Tôi luôn tự hào vì làng mình có một hồ sen đẹp như thế.
Những búp sen bắt đầu nở theo tiếng gọi của mùa hạ. Những lá sen xanh thẫm, xòe ra như những chiếc nón che rợp cả mặt nước. Những đường gân nối nhau, đẩy nhau lan tỏa ra mặt lá. Thân sen vươn cao làm bệ đỡ cho phần tinh hoa nhất của nó. Bông sen kiêu hãnh, vươn mình lên đón ánh mặt trời. Những buổi sớm hạ, những cánh sen trong hình dài những giọt nước khổng lồ từ từ hé mở để hứng lấy ánh nắng sớm bình minh. Dần dần, nhụy hoa e lệ lộ ra, hòa mình với nắng mới bằng màu vàng tươi của mình. Khi chàng gió lướt qua nhẹ nhàng trêu ghẹo, cánh hoa khẽ khàng rung rinh như cái e lệ của người con gái mới lớn.
Hương thơm nương theo gió lan tỏa khắp không gian. Không phải cái nồng nàn của hoa sữa, hương hoa sen nhẹ nhàng, mát lạnh dễ đi vào lòng người. Cũng không rực rỡ như hoa phượng, sen nhẹ nhàng, tao nhã mà thu hút biết bao nhiêu ong bướm bay lượn khắp mặt hồ. Dưới nước, từng tiếng cá quẫy nước bì bõm mà không thấy hình, tiếng ếch nhái văng vẳng gần đâu đây. Nhìn sao cũng thấy giống như một ngày hội của các loài vật vậy. Đông vui quá! Bức tranh có hài hòa về màu sắc, mùi hương và cả âm thanh. Có phải là “sơn thủy hữu tình” mà người xưa vẫn nói hay không?
Lũ trẻ chúng tôi thích nhất là đi chơi vào mùa sen. Đứng bên hồ, chúng tôi với theo, chỉ trỏ bông sen to nhất, về chiếc thuyền nhỏ đang rẽ lá để hái sen. Chiếc thuyền trông mới uyển chuyển và nhẹ nhàng làm sao! Rồi người đến ngắm hoa, đến thưởng thức và chụp ảnh rất nhiều. Rồi hết mùa, lá sen rụng dần, hồ sen chỉ còn trơ trọi những thân sen khẳng khiu và mặt hồ xanh lục, cùng những tiếng ếch xa xa.
Sen đi vào cuộc sống chúng tôi từ những từ những bát chè với hạt sen, ngó sen; trong những hạt cốm đồng nội ủ trong lá sen thơm ngát. Sen in trong tâm trí lũ trẻ là những trưa hè chơi đùa trong nắng. Sen sống trong lòng người từ những câu ca dao, dân ca mẹ hát ru con. Và rồi, sen bất tử, là biểu tượng của con người Việt Nam giản dị, bình tâm mà thanh cao, trang nhã, cho những con người vượt lên “bùn đất” để “tỏa ngát hương thơm đời”, tự viết lên câu chuyện của riêng mình.
Không ai biết hoa sen có từ bao giờ và họ cũng không biết khi nào không có sen. Và chắc sẽ không bao giờ. Từ trong câu ca của mẹ, trên những mái chùa cổ kính, sen đã vươn xa ra thế giới, năm châu:
- “Sen đi vào chiêm bao
- Trắng tinh chiều hương lạ
- Đất cố đô, mùa hạ
- Sông hoá làn nhung rêu”
- (Xuân Hoàng)
Trả lời:
Tác giả đã ca ngợi phẩm chất của cây tre:
- Tre có thể mọc xanh tốt ở mọi nơi;
- Dáng tre vươn mộc mạc và thanh cao;
- Mầm măng non mọc thẳng;
- Màu xanh của tre tươi mà nhã nhặn;
- Tre cứng cáp mà lại dẻo dai, vững chắc;
- Tre luôn gắn bó, làm bạn với con người trong nhiều hoàn cảnh, tre là cánh tay của người nông dân;
- Tre là thẳng thắn, bất khuất “ Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng ”, tre trở thành vũ khí cùng con người chiến đấu giữ làng, giữ nước; tre còn giúp con người biểu lộ tâm hồn tình cảm qua âm thanh của các nhạc cụ bằng tre ...
Những phẩm chất của tre đều là những phẩm chất cao quý của người Việt Nam ta.
Việt Nam đất nước ta ơi
mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
cánh cò bay lả rập rờn
mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
1)
Các dẫn chứng:
* - Là loài cây hiện diện gần gũi trong các câu chuyện cổ tích suốt chiều dài dựng nước.
- Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác, để có nhà thơ cất lời ca ngợi “bóng tre trùm mát rượi”.
- Tre hiện diện trong cảnh quan thiên nhiên, tre còn đi vào tâm thức văn hóa dân tộc theo suốt chiều dài lập làng, dựng nước. “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”.
- Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”
2)
Cây tre là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam vì:
- Cây tre kiên cường, bất khuất(“Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác…”)
- Tre chung thủy, có sức sống bền bỉ, vững vàng, vượt moi gian lao, thữ thách (“Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre?”, “Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”)
TK#
Các truyện, ký đã học giúp cho chúng ta hình dung và cảm nhận được nhiều cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người ở nhiều vùng, miền, từ cảnh sông nước bao la, chằng chịt trên vùng Cà Mau cực nam Tổ quốc, đến sông Thu Bồn ở miền Trung êm ả và lắm thác ghềnh; rồi vẻ đẹp trog sáng rực rỡ của vùng biển Cô Tô, sự giàu đẹp của vịnh Bắc Bộ đến thiên nhiên làng quê miền bắc qua hình ảnh các loài chim... Cùng với cảnh sắc thiên nhiên đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ, trước hết là những người lao động. Một số truyện ký đã đề cập những vấn đề gần gũi, quan trọng trong đời sống tình cảm, tư tưởng và các mối quan hệ của con người.
Các truyện, ký đã học giúp cho chúng ta hình dung và cảm nhận được nhiều cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người ở nhiều vùng, miền, từ cảnh sông nước bao la, chằng chịt trên vùng Cà Mau cực nam Tổ quốc, đến sông Thu Bồn ở miền Trung êm ả và lắm thác ghềnh; rồi vẻ đẹp trog sáng rực rỡ của vùng biển Cô Tô, sự giàu đẹp của vịnh Bắc Bộ đến thiên nhiên làng quê miền bắc qua hình ảnh các loài chim... Cùng với cảnh sắc thiên nhiên đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ, trước hết là những người lao động. Một số truyện ký đã đề cập những vấn đề gần gũi, quan trọng trong đời sống tình cảm, tư tưởng và các mối quan hệ của con người.
Tham khảo!
Một trong những bài thơ lục bát mà em thích nhất chính là bài thơ Việt Nam quê hương của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Bài thơ được viết bằng thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết để lại cho em ấn tượng sâu sắc : " Việt Nam đất nước ta ơi...... sớm chiều". Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình. Đánh đổi cho sự thanh bình ấy chính là máu, là nước mắt của biết bao những người con anh dũng kiên cường chiến đấu hết mình bảo vệ đất nước. Chỉ bằng 4 dòng thơ đầu thôi, cũng đủ khơi gợi cho chúng ta niềm tự hào về thiên nhiên, về mảnh đất Việt Nam yêu dấu
hoa sen
Hoa sen,hoa mai! Bạn ơi ủng hộ Mk với!