Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tiêu chí
|
NÔNG NGHIỆP |
CÔNG NGHIỆP |
Đối tượng sản xuất |
Cây trồng, vật nuôi |
Khoáng sản, nguyên vật liệu… |
Tư liệu sản xuất |
Đất trồng |
Máy móc, thiết bị, công nghệ |
Các giai đoạn sản xuất |
Các giai đoạn kế tiếp nhau, diễn ra trên cùng địa điểm |
Gồm 2 giai đoạn sản xuất có thể diễn ra đồng thời, ở những địa điểm khác nhau. |
Mức độ tập trung sản xuất |
Phân tán trong không gian |
Tập trung cao độ |
Mức độ phụ thuộc vào ĐKTN |
Phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên, có tính mùa vụ rõ rệt |
Ít phụ thuộc vào tự nhiên |
Tiêu chí
|
NÔNG NGHIỆP |
CÔNG NGHIỆP |
Đối tượngsản xuất |
Cây trồng, vật nuôi |
Khoáng sản, nguyên vật liệu… |
Tư liệu sản xuất |
Đất trồng |
Máy móc, thiết bị, công nghệ |
Các giai đoạn sản xuất |
Các giai đoạn kế tiếp nhau, diễn ra trên cùng địa điểm |
Gồm 2 giai đoạn sản xuất có thể diễn ra đồng thời, ở những địa điểm khác nhau. |
Mức độ tập trung sản xuất |
Phân tán trong không gian |
Tập trung cao độ |
Mức độ phụ thuộc vào ĐKTN |
Phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên, có tính mùa vụ rõ rệt |
Ít phụ thuộc vào tự nhiên |
Quá trình phong hoá sinh học xảy ra mạnh nhất ở miền khí hậu có đặc điểm
A. lạnh, khô.
B. khô, nóng
C. nóng, ẩm.
D. hải dương.
Giải thích Những tác nhân chủ yếu của phong hoá hoá học là nước và các hợp chất hoà tan trong nước, khí cacbonic, ôxi và axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hoá học. Nước có tác động hoà tan nhiều loại đá và khoáng vật, nhiệt độ của nước càng cao thì sức hoà tan của nước càng mạnh. Vì vậy, phong hóa hóa học diễn ra mạnh ở các vùng có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
Đáp án: c
Những ứng dụng của GPS | Những ứng dụng của bản đồ số |
Định vị và dẫn đường. | Tìm đường đi. |
Cảnh báo trước các địa điểm có thể xảy ra thiên tai như động đất, sóng thần,… | Tiếp cận các dịch vụ xung quanh nơi mình đến. |
Tìm kiếm đồ vật bị thất lạc, giám sát trẻ tự kỉ, người già, người mất trí nhớ,… | Chia sẻ kiến thức về các tuyến đường, địa điểm ưa thích hoặc hướng dẫn đường đi cho người khác. |
Cách tính:
Tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản qua các năm :
(đơn vị:%)
Năm Ngành |
2000 |
2005 |
Nông nghiệp |
79,1 |
71,6 |
Lâm nghiệp |
4,7 |
3,7 |
Thủy sản |
16,2 |
24,7 |
Tổng số |
100 |
100 |
b) Nhận xét :
Nhìn chung cơ cấu tỉ trọng các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có sự thay đổi theo xu hướng tích cực:
- Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm nhẹ từ 79,1% xuống 71,6%, tuy nhiên đây vẫn là ngành giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp nói chung.
- Tỉ trọng ngành lâm nghiệp cũng giảm từ 4,7% xuống còn 3,7%.
- Tỉ trọng ngành thủy sản đang tăng lên nhanh từ 16,2% lên 24,7%. Nhờ chính sách chuyển hướng phát triển nông nghiệp, chú trọng đầu tư nuôi trồng thủy hải sản và tăng cường đánh bắt xa bờ.
chưa có chức năng vẽ biểu đồ ở đây nên nhờ bạn khác nha
3- Nêu khái niệm các loại nguồn lực, vai trò của nguồn lực với việc phát triển kinh tế?
1. Khái niệm
- Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
2. Các nguồn lực
Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại nguồn lực như sau :
Ngoài ra, căn cứ vào phạm vi lãnh thổ,có thể chia thành nguồn lực trong nước (nội lực), nguồn lực nước ngoài (ngoại lực)
3. Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế
Nguồn lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
- Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi. tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau.
- Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội nhất là dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, chính sách toàn cầu hóa, khu vực hóa và hợp tác, có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.
Hiểu biết và đánh giá đúng cũng như biết huy động tối đa các nguồn lực sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Các nước đang phát triển muốn nhanh chóng thoát khỏi tụt hậu. cần phát hiện và sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có trong nước đồng thời kết hợp với sự hỗ trợ của các nước phát triển.
4- Cơ cấu nền kinh tế là gì? Các bộ phận hợp thành nền kinh tế?
1. Khái niệm
- Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế
a) Cơ cấu ngành kinh tế:
- Chia thành 3 nhóm: Nông – lâm – ngư nghiệp; Công nghiệp – Xây dựng; Dịch vụ.
- Tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng.
- Các nước phát triển: dịch vụ, công nghiệp chiếm tỉ lệ cao.
- Các nước đang phát triển: nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao mặc dù công nghiệp, dịch vụ đã tăng
+ Việt Nam: Nông – lâm – ngư nghiệp giảm; Công nghiệp – Xây dựng tăng; Dịch vụ ổn định.
b) Cơ cấu thành phần kinh tế
- Được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau.
- Gồm: Kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
c) Cơ cấu lãnh thổ
- Gắn bó chặt chẽ với cơ cấu ngành bao gồm: toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng.
- Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ, các bộ phận cấu thành có quan hệ chặt chẽ với nhau, cơ cấu hợp lí thì thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh.
Những khu vực đông dân cư thường gắn với hoạt động kinh tế nào sau đây:
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Lâm nghiệp.
D. Thủy sản.