****** NHỮNG ĐIỀU Ý NGHĨA********

Tặng các bạn đọc một câu chu...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 ****** NHỮNG ĐIỀU Ý NGHĨA********

Tặng các bạn đọc một câu chuyện nhỏ vì đã an ủi mình nhé! Cảm ơn các bạn nhiều ạ!

                                   

         ĐÁM TANG NGÀI " TÔI KHÔNG THỂ'' 

Lớp học của Donna cũng giống như những phòng học cấp 1 mà tôi thường thấy. Các học sinh ngồi thành 4 dãy, mỗi dãy 6 bàn. Bàn giáo viên đặt phía trước đối diện bàn học sinh. Nhưng dường như có gì đó khác lạ vào ngày đầu tiên tôi bước vào lớp. Có vẻ như một cảm giác thích thú vô hình đang bao trùm khắp lớp.

 

Donna là một cô giáo lão thành, chỉ 2 năm nữa sẽ về hưu. Cô tình nguyện tham gia chương trình do tôi tổ chức – một chương trình tập trung vào các ý tưởng ngôn ngữ giúp học sinh cảm thấy tự tin. Donna sẽ tiến hành các buổi huấn luyện và việc của tôi là đến thăm các lớp học cũng như khích lệ hoạt động của chương trình.

Tôi ngồi cuối lớp và quan sát. Tất cả học sinh đang viết ra những suy nghĩ của mình. Cô bé 10 tuổi ngồi gần tôi nhất đang viết những câu “Tôi không thể… “.
“Tôi không thể học đứng đầu lớp được. ”
“Tôi không thể dậy sớm để tập thể dục. “…

Em đã viết được hơn nửa trang giấy và vẫn chưa muốn bỏ bút xuống. Tôi đi dọc theo các hàng ghế, em nào cũng cặm cụi viết ra những thứ chúng không thể làm được.
“Tôi không thể sử dụng máy tính thành thạo. ”
“Tôi không thể nhịn đói được. ”
“Tôi không thể ở nhà một mình được. “…

Lúc này thì tôi tò mò thật sự. Tôi quyết định hỏi cô giáo xem chuyện gì đang xảy ra. Đến gần, tôi thấy cô cũng đang bận viết lách…
“Tôi không thể gọi mẹ của John đến dự buổi họp phụ huynh học sinh. ”
“Tôi không thể bắt Alan dùng lời lẽ thay vì dùng nắm đấm. “…

Không thể hiểu tại sao cả cô và trò đều viết những câu tiêu cực, thay vì những câu tích cực như “Tôi có thể”, tôi đành quay lại ghế ngồi và tiếp tục quan sát.

Donna hướng dẫn các học trò mang những tờ giấy đã viết cho vào một cái hộp có cả tờ giấy của cô. Rồi cô cầm chiếc hộp cùng các học sinh đi ra ngoài. Tôi cũng đi theo. Đến phòng bảo vệ, Donna đi vào và lấy ra một cái xẻng. Cô dẫn các học sinh đến góc xa nhất của sân chơi và họ đào đất. Chiếc hộp “Tôi không thể” được đặt xuống đáy hố và nhanh chóng bị lấp lại.

31 đứa trẻ tay trong tay làm thành một vòng tròn quanh nấm mộ vừa được chôn. Chúng cúi đầu nghe Donna đọc điếu văn. Mỗi đứa đều có ít nhất một tờ “Tôi không thể” dưới nấm mộ ấy. Cả cô giáo cũng vậy.

“Các bạn thân mến, hôm nay chúng ta quây quần ở đây để tưởng nhớ đến Ngài “Tôi không thể”. Ngài đã có ít nhiều ảnh hưởng đến chúng ta. Tên của Ngài luôn được thốt ra ở mọi nơi: trường học, hội đồng thành phố và ngay cả tòa nhà chính phủ…
Hôm nay, chúng ta tiễn đưa Ngài “Tôi không thể” đến nơi an nghỉ cuối cùng. Ngài đã ra đi và để lại những người bạn cho chúng ta: đó là người bạn “Tôi có thể”, “Tôi sẽ” và “Ngay bây giờ tôi sẽ”. Họ không được nổi tiếng và dĩ nhiên là họ chưa mạnh mẽ, đầy quyền lực, nhưng đến một ngày nào đó nhờ các bạn mà họ sẽ trở nên nổi bật hơn. Xin Ngài “Tôi không thể” hãy an giấc nghìn thu và những người có mặt nơi đây hãy tiếp tục can đảm sống mà không có ông ấy”.

Cả tôi và bọn trẻ đều biết rằng chúng tôi sẽ không bao giờ quên ngày hôm nay – một kỷ niệm sẽ ăn sâu vào tâm thức và tiềm thức của chúng tôi mãi mãi.

 Dona cắt một mảnh giấy lớn làm bia mộ, tấm bia bằng giấy ấy đuợc ghi :

   TÔI KHÔNG THỂ

 AN GIẤC NGÀN THU

      10/6/1998

 Tấm bia được treo ở lớp đến hết năm học. Thỉnh thoảng cũng có học sinh quên và nói “Tôi không thể… “, Donna đơn giản chỉ vào tờ bia mộ, thế là học sinh đó chợt nhớ rằng cụm từ “Tôi không thể” đã chết và phải nói câu khác.

Giờ đây, đã qua nhiều năm, nhưng mỗi khi nghe cụm từ “Tôi không thể”, tôi lại thấy hình ảnh đám tang được tổ chức năm ấy và nhớ rằng “Tôi không thể” đã chết.

 

1
16 tháng 8 2021

rất hay

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn...
Đọc tiếp

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

 - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

  Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

                                                    (Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2. Trước khi tắt thở, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em nhận thấy Dế Choắt có phẩm chất đáng quý nào?

Câu 3. Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho bản thân mình là bài học nào?

Câu 4. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, nếu em cũng mắc phải lỗi lầm, bản thân em cần có thái độ ra sao trước lỗi lầm mình?

Câu 5. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

0
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em sẽ lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lốt: bức tranh vẽ một bàn tay.Nhưng đây là bàn tay của ai?...
Đọc tiếp

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em sẽ lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lốt: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy tính biểu tượng này. Một em phán đoán: “Đó là bàn tay của bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này hẳn là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật”…Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lốt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô thường nhớ những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc-gờ-lốt ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hoá ra với Đắc-gờ-lốt, bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

                                                                                                                                                                          (Trích Quà tặng cuộc sống)

Câu 1.

a. Truyện có những nhân vật nào? Theo em, nhân vật nào là chính?

b. Nêu chủ đề của truyện?

Câu 2.

a. Trong câu chuyện trên, nhân vật Đắc-gờ-lốt được miêu tả như thế nào?

b. Vì sao bức tranh ấy lại được coi là “một biểu tượng của tình yêu thương?

Câu 3. Từ câu chuyện trên, em hiểu ra điều gì? Em thấy mình cần phải làm gì khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống?

Câu 4. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn sau: Đắc-gờ-lốt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Câu 5. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một nhân vật hoặc đề tài, chủ đề của văn bản trên.

0
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em sẽ lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lốt: bức tranh vẽ một bàn tay.Nhưng đây là bàn tay của ai?...
Đọc tiếp

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em sẽ lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lốt: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy tính biểu tượng này. Một em phán đoán: “Đó là bàn tay của bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này hẳn là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật”…Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lốt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô thường nhớ những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc-gờ-lốt ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hoá ra với Đắc-gờ-lốt, bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

                                                                                                                                                                          (Trích Quà tặng cuộc sống)

Câu 1.

a. Truyện có những nhân vật nào? Theo em, nhân vật nào là chính?

b. Nêu chủ đề của truyện?

Câu 2.

a. Trong câu chuyện trên, nhân vật Đắc-gờ-lốt được miêu tả như thế nào?

b. Vì sao bức tranh ấy lại được coi là “một biểu tượng của tình yêu thương?

Câu 3. Từ câu chuyện trên, em hiểu ra điều gì? Em thấy mình cần phải làm gì khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống?

Câu 4. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn sau: Đắc-gờ-lốt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Câu 5. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một nhân vật hoặc đề tài, chủ đề của văn bản trên.

0
“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi...
Đọc tiếp

“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]

   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”

                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì?

Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?

Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào?

Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

 

1
20 tháng 12 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp biểu cảm

Câu 2: Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là có ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những hoài nghi để bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.

Câu 3: Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người rất đáng thương, biết thương mẹ, biết nhẫn nhục.

Câu 4: Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử thương yêu nhau, đỡ đần, đùm bọc, che chở nhau khỏi giông bão cuộc đời chứ không phải khinh miệt, ruồng rẫy những thành viên đang gặp khó khăn.

Câu 5: Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần nhất là tình thương yêu từ cha mẹ, từ gia đình. Đây là cái tuổi non dại, cần sự che chở, chỉ bảo của người lớn, nhất là những người thân trong gia đình. Như vậy, khi lớn lên, nhân cách của trẻ mới được hoàn thiện một cách tốt nhất. Vì khi nhận được yêu thương thì trẻ sẽ biết thương yêu nhưng khi nhận chê trách thì trẻ sẽ học được sự khinh miệt. Để có cha mẹ hoặc người thân có thời gian bên chúng ta nhiều hơn thì chúng ta vẫn cần cố gắng hết sức phụ giúp hay thấu hiểu cho họ.

IV. VÍ DỤ MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢOBT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng,...
Đọc tiếp

IV. VÍ DỤ MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO

BT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]

   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”

                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì?

Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?

Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào?

Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

0
BÀN TAY YÊU THƯƠNG          Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em sẽ lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lốt: bức tranh vẽ một bàn...
Đọc tiếp

BÀN TAY YÊU THƯƠNG

          Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em sẽ lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lốt: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy tính biểu tượng này. Một em phán đoán: “Đó là bàn tay của bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này hẳn là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật”…Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lốt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô thường nhớ những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc-gờ-lốt ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hoá ra với Đắc-gờ-lốt, bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

                                                                                                                                                                          (Trích Quà tặng cuộc sống)

Câu 1.

a. Truyện có những nhân vật nào? Theo em, nhân vật nào là chính?

b. Nêu chủ đề của truyện?

Câu 2.

a. Trong câu chuyện trên, nhân vật Đắc-gờ-lốt được miêu tả như thế nào?

b. Vì sao bức tranh ấy lại được coi là “một biểu tượng của tình yêu thương?

Câu 3. Từ câu chuyện trên, em hiểu ra điều gì? Em thấy mình cần phải làm gì khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống?

Câu 4. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn sau: Đắc-gờ-lốt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Câu 5. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một nhân vật hoặc đề tài, chủ đề của văn bản trên.

0
19 tháng 3 2022

thì bn nói nơi bn sống đi , tôi chỉ cho =))

21 tháng 3 2022

mình tự làm đc rồi,cảm ơn mn

... Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì,...
Đọc tiếp

... Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.Thuyền cố lấn lên. Dượng 

Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn 
chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của 
Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng 
Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ...

Câu1: đoạn văn trên trích từ văn bản nào,tác giả là ai?

Câu 2: Nội dung chính cảu đoạn văn trên nói điều gì?

câu 3: tìm và ghi lại một số câu có sự dụng biện pháp so sánh?

câu 4;câu trần thuận đơn có mấy cụm chủ ngữ,vị ngữ tạo thành?

câu 5;Viết đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng nêu cảm nhận của em về nhân vật dượng Hương Thư

câu 6:Tìm biện pháp tu từ trong câu:Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc.''

câu 7:câu sau:Thuyền cố lấn lên".a)xác định chủ ngữ vị ngữ b) Xác định kiểu câu và cho biết câu văn trên dung để làm gì

câu 8: trình bày suy nghĩ của em về thiên nhiên và con người lao động qua văn bản Vượt thác?

2  Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng... Hai bên bờ sông, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Câu 1 Trích từ văn bản:Sông Cà Mau

Câu 2: dòng sông năm căn và rừng đước Cà Mau có gì đặc biệt

Câu 3:Tìm và ghi lại một số câu có sử dụng phép so sánh trong đoạn trích trên?

Câu 4:phép tu từ nào sử dụng trong câu dưới sau:''Tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam,bạn thân cảu nhân dân Việt Nam''.

Câu 5; viết đoạn văn ngắn 5-7 dòng trình bày cảm nhận của em về sông nước Cà Mau

3. Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu thế này :

- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh : ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.
Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
 
câu 1: Trích từ văn bản nào, tác giả là ai.
câu 2:nêu nội dung chính của văn bản trên?
câu 3:tìm những câu trần thuận đơn có trong văn bản trên?
câu 4:phân tích các thành phần trong câu sau :-Tôi đứng lặng giờ lâu, Nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
câu 5: chỉ ra và cho biết phép tu từ được sử dụng trong phần trích sau: gậy tre,chông tre chống lại sắt thép của quân thù. tre xung phong vào xe tăng,dại bác.Tre giữ làng,giữ nước,giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.
câu 6: viết đoạn văn 5-7 dòng trinh bày cảm nghĩ của em về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn
câu 7:Tìm phép nhân hóa trong câu ca dao dươi dây và cho biết tác gỉa sự dụng kiểu nhân hóa nào?:
           Núi cao lắm núi ơi! NÚi che mặt trời chẳng thấy người thương.
câu 8: Tìm chủ ngữ vị ngữ trong câu văn sau: Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chang dế thanh niên cường tráng.
 

 THANKYOU#####<33333giải chi tiết ngé 

0
II. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:        Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến cả khăn túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của...
Đọc tiếp

II. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

        Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến cả khăn túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

           - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

      Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

          - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

      Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông".

(Theo Tuốc-ghê-nhép)

Câu 1: Câu chuyện được kể ở ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?

Câu 2:  Khi nhận được hành động chìa tay xin của ông xin của ông lão ăn xin về phía mình, cậu bé đã cư xử với ông lão như thế nào?

Câu 3: Em hiểu câu nói của ông lão đã nói với cậu bé: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi” nghĩa là gì? Cậu bé nhận được điều gì từ ông lão ăn xin?

Câu 4: Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên?

0