Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2 danh từ được dùng như tính từ: rất Việt Nam, rất phương Đông.
1. Trường học cách mạng của Bác Hồ là hiện thực sôi động của thế giới. Bác Hồ đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau từ phương Đông tới phương Tây nên có kiến thức sâu rộng về văn hóa của các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ… Để có được trình độ hiểu biết uyên thâm ấy, Bác Hồ đã không ngại gian khổ, khó khăn, dày công học tập trong một thời gian rất dài
Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ.
Bác hiểu rằng, muốn tìm hiểu về bất cứ dân tộc nào, quốc gia nào thì trước hết phải nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ. Chính vì thế, Người khổ công luyện tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc như Pháp, Anh, Hoa, Nga.
Trong quá trình tìm hiểu và tiếp thu nền văn hóa của nhân loại, Bác Hồ có một mục đích rõ ràng là để tạo cho mình một nhân cách, một lối sống mới, kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại.
Phương pháp học tập của Người cũng hết sức đặc biệt. Đó là học qua thực tế công việc của nhiều nghề khác nhau và học từ trong hiện thực cuộc sống phong phú, sôi động xung quanh.
Tác giả khẳng định: Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm.
Điều quan trọng là Bác Hồ đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại một cách chủ động và chọn lọc, rồi kết hợp hài hoà với vẻ đẹp truyền thông của nền văn hoá dân tộc Việt Nam để tạo cho mình một bản sắc riêng:
Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại..
2. Hai danh từ được sử dụng như tính từ “Việt Nam” và ‘phương Đông”. từ Việt Nam như là thể hiện một nền văn hóa bình dị đời thường, còn phương Đông thể hiện một nền văn hóa hiện đại mới mẻ.
3.
Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sôi động hiện nay, đây lại càng là vấn đề quan trọng. ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ, một lực lượng đông đảo và hùng hậu đang là điều được quan tâm đặc biệt của xã hội.
Hơn bất kì ai, thanh niên, thiếu niên là những đối tượng bén nhạy nhất với các yếu tố văn hoá. Nhìn vào thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thành viên của thế hệ 8X, 9X người ta thấy biểu hiện một ý thức đối với bản sắc văn hoá dân tộc. Thế hệ trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn, đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi nó chứng tỏ tuổi trẻ Việt Nam luôn nắm bắt và theo kịp những yêu cầu của thời đại. Thế nhưng, hãy quan sát kĩ một chút, chúng ta sẽ thấy trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm.
Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, các ca sĩ nổi tiếng. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, lạ mắt, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn Tiếng Anh, Tiếng Việt… đó là biểu hiện của một thứ văn hoá đua đòi phù phiếm. Sự chân phương, giản dị mà lịch lãm, trang nhã vốn là biểu hiện truyền thống của người Việt Nam đã không được nhiều bạn trẻ quan tâm, để ý. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng lại với bản sắc văn hoá dân tộc. ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối sống. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều, trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ ; không biết, không hiểu và không quan tâm tới các lễ hội dân gian vốn là sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời của nhân dân trong khi rất sành về “chát”, về ca nhạc, cà phê. Ngày lễ, tết họ đến nhà thờ hoặc vào chùa hái lộc nhưng không biết bàn thờ gia tiên đã có những gì. Họ coi sự cần cù, chăm chỉ là biểu hiện của sự cũ kĩ, lạc hậu… Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tiếp xúc với nhiều công dân trẻ tuổi, người ta thấy dấu ấn của bản sắc văn hoá Việt Nam là rất mờ nhạt, mà đậm nét lại là một thứ văn hoá ngoại lại hỗn tạp. Đó là một thực trạng đang khá phổ biến hiện nay.
Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên : nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Về phía khách quan, đó chính là tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hoá bên ngoài theo đó mà tràn vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hoá mới, hiện đại và đầy quyến rũ. Trong một không gian chung như vậy, những nét văn hoá cổ truyền của người Việt dường như đang có nguy cơ trở nên yếu thế.
Về chủ quan, thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá. Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc là gì và cũng không cần hiểu.
Những công dân trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam nhưng lại không giống một người dân nước Việt. Họ có bề rộng nhưng thiếu chiều sâu, chiều sâu của một tâm hồn Việt, một tính cách Việt. Văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đó là hậu quả đầu tiên dành cho chính mỗi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Và hãy tưởng tượng, nếu thế hệ hôm nay quên đi bản sắc văn hoá dân tộc mình thì trong một tương lai không xa chúng ta sẽ còn lại gì ? và những thế hệ tiếp nối sau này sẽ ra sao ? Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại. Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng cần thiết.
Vậy thì cần làm gì để thực hiện được điều đó. Trước hết, là phải từ sự tự giác ý thức của mỗi người. Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy được giá trị của văn hoá dân tộc – những giá trị được chắt lọc và đúc kết từ ngàn đời, được gìn giữ, kế thừa qua bao thăng trầm của lịch sử, đã và đang ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân để dù có đi đâu, sống ở nơi nào, con người đó vẫn luôn là người dân nước Việt.
Gia đình, cộng đồng xã hội cũng phải chung sức, chung lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hoá đó trong sự trà trộn phức tạp của những luồng văn hoá khác. Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng, giữ gìn ở đây không có nghĩa là khư khư ôm lấy cái đã có. Cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tích cực. Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng, vừa thống nhất, đảm bảo được yêu cầu “hoà nhập nhưng không hoà tan” trong một thời đại mới. Thực hiện điều này là trọng trách, là nghĩa vụ của mỗi công dân, của mỗi thanh, thiếu niên hôm nay.
Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là đóng góp có ý nghĩa đầu tiên cho đất nước mà mỗi thanh thiếu niên có thể làm và hãy làm bắt đầu từ việc điều chỉnh, uốn nắn chính những hành vi, ý thức của bản thân mình
Gợi ý : Làm nổi bật các ý sau :
+ Gây ấn tượng, khiến văn bản trở nên đặc sắc hơn
+ Dùng những tố chất tốt đẹp của một dân tộc để nói lên phong cách của một con người cụ thể cho người đọc thấy được phong cách rất đặc biệt của Hồ Chí Minh
+ Cho thấy Bác như hình mẫu tiêu biểu của con người Việt Nam, con người phương Đông
mỘT BẾP LỬA CHỜN VỜN XƯƠNG SỚM
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Như " Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi có viết " Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nên văn hiến đã lâu". Từ xưa đến nay, bản sắc văn hóa dân tộc luôn là giá trị cốt lõi của nền văn hóa, là tâm hồn là sức mạnh của dân tộc. Nên việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là điều mà thế hệ trẻ cần làm. Đặc biệt, là trong thời kỳ hội nhập và phát triển, đất nước mở cửa nên chúng ta tiếp thu được nhiều nền văn hóa khác nhau. Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của thế hệ trẻ theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học -kỹ thuật hiện đại, tri thức mới... Nhưng chúng ta không thể làm mai một đi những bản sắc văn hóa dân tộc. Mà là một người trẻ cần học tập, nâng cao tri thức, tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa trên thế giới. Nhưng lấy nwhnxg sự học hỏi đó để làm giàu thêm, đẹp thêm vản hóa dân tộc. Mỗi người trong chúng ta cần phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân thật tốt, nỗ lực rèn luyện bản thân vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân.
a,Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế(Cụm ĐT) đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc(Cụm DT) không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam(Cụm DT), một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông(Cụm TT) nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại(cụm TT).
b, Là sao em?
c, Em tham khảo:
BPTT: Liệt kê
Tác dụng: Nhấn mạnh việc Bác hội nhập với thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc; là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa và tinh hoa văn hóa nhân loại; giữa vĩ đại và giản dị
e cảm ơn ạ
e cx không hiểu câu b đó lun mà cô giao đề bài như vậy nên e cx chịu.