Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam.
Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dù đang sống và làm việc ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng. Trong ngày này, nhân dân cả nước còn có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Năm Mậu Tuất 2018, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ chủ trì với sự tham gia của 4 địa phương gồm: Thái Nguyên, Quảng Nam, Bình Dương và Kiên Giang. Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay diễn ra trong 5 ngày, từ 21 - 25/4 (tức từ mùng 6 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch). Cùng với các hoạt động chính lễ, hàng loạt các hoạt động triển lãm, hội thi, trưng bày, giới thiệu quảng bá văn hóa của tỉnh Phú Thọ cũng được diễn ra như: hội sách Đất Tổ; hội thi nấu bánh chưng, giã bánh giầy; trưng bày tư liệu, hiện vật với chủ đề “Lễ hội và tín ngưỡng vùng đất Tổ”. Các hoạt động thể dục thể thao, trò chơi dân gian truyền thống như: bóng chuyền nam, cờ tướng, vật truyền thống, bắn nỏ, đẩy gậy được tổ chức rộng rãi tại các, huyện, thị trong tỉnh. Đặc biệt là những làn điệu Hát Xoan vừa được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ở các địa điểm như miếu Lãi Lèn, Đình Thét, Đình Kim Đái thuộc xã Kim Đức và xã Hùng Lô, phường Phượng Lâu, TP Việt Trì.
Tại TP. Hồ Chí Minh, Lễ Giỗ Tổ được tổ chức vào ngày 16-4 (nhằm ngày 10-3 âm lịch), tại khu tưởng niệm các Vua Hùng, Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc, phường Long Bình, quận 9. Chương trình được truyền hình và truyền thanh trực tiếp. Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật, biểu diễn Vovinam, võ cổ truyền và thi đấu đẩy gậy tại khu tưởng niệm các Vua Hùng trong hai ngày 15 và 16-4 (nhằm ngày 9 và 10-3 âm lịch).
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước, đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
"Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3/ Dù ai buôn bán gần xa/ Nhớ ngày giỗ tổ tháng 3 mùng 10" Những câu ca này đã thật sự rất quen thuộc với mọi người dân ở trên đất nước Việt Nam và nó đã gợi ra một đạo lý tốt đẹp của dân tộc đó chính là ghi nhớ công ơn và tôn trọng các vị vua Hùng đã dựng nước và giữ nước hay các vị anh hùng đã hi sinh thân mình để bảo vệ dân tộc cũng như tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên với cội nguồn của bản thân mỗi người. Trong xã hội ngày nay thì truyền thống ấy vẫn được gìn giữ và phát triển cụ thể như thắp nhang cúng ông bà tổ tiên, tổ chức lễ.
Bản thân em đã nhớ đến ngày giỗ tổ Hùng Vương, nhớ đến cội nguồn của mình, đi chùa, đi đèn thờ vua Hùng,... để góp phần phát huy ý nghĩa câu ca dao '' Dù ai đi ngược về xuôi nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba''.
C1:
* Những việc nên làm:
- Chủ động tìm hiểu về các tập tục tốt đẹp của tỉnh Phú Thọ.
- Tích cực tham gia, hưởng ứng các tập tục tốt đẹp của tỉnh Phú Thọ.
- Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người cùng gìn giữ các tập tục tốt đẹp của tỉnh Phú Thọ.
- Tích cực giới thiệu, quảng bá các tập tục tốt đẹp của tỉnh mình đến với bạn bè các tỉnh khác.
* Những việc không nên làm:
- Thờ ơ với tập tục tốt đẹp của tỉnh Phú Thọ.
- Bôi nhọ các tập tục tốt đẹp của tỉnh Phú Thọ.
C2: Gợi ý phát biểu cảm nghĩ:
- Về nội dung: bài ca dao gợi nhớ chúng ta về ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 - nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Về nghệ thuật: thể thơ lục bát truyền thống, ngôn từ giản dị, hàm súc,...
Từ những hiểu biết ban đầu về ca dao và cách đọc hiểu ca dao? Viết theo gợi ý sau
- Về nội dung , nghệ thuật:
+ Ca dao là những bài ca của người dan lao động thể hiện tam tư, tình cảm với đời sống nội tâm của con người.
Ca dao thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật: lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,... để thể hiện nội dung trữ tình.
-Về cách đọc hiểu ca dao
+Trước hết, cần xác định bài ca dao là lời của ai ? (nhân vật trữ tình - người cất lên tiếng nói chất chứa tâm tư , tình cảm )
+Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao.
+Yêu ca dao, dân ca Việt Nam.
+Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, tiếp nhận tác phẩm
-Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
-
Công cha, nghĩa mẹ to lớn biết chừng bao... Cha mẹ là những người đã chịu biết bao hy sinh và vất vả để nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ cho ta nên người. Mất biết bao công sức để ta có được hình hài như ngày hôm nay.
Ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? Hãy làm một bài văn cảm nghĩ về bài ca dao trên để biết được tấm lòng của em với cha mẹ.
Dưới đây là những bài văn cảm nghĩ về bài ca dao: "Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra..."
“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.
Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và trong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.
ẩn dụ hoặc hoán dụ ấy bn ạ
là ẩn dụ hay hoán dụ hả bạn