K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2020

- Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đồng bằng ven sông, suối, biển, thung lũng.

+ Các nhà khoa học đã tìm hàng loạt lưỡi cuốc đá được mài nhẵn toàn bộ ở các di chỉ Hoa Lộc, Phùng Nguyên...

+ Người ta còn tìm thấy ở đây gạo cháy, dấu vết thóc lúa bên cạnh các bình, vò đất nung lớn. => Nghề nông trồng lúa đã ra đời. Trên các vùng cư trú rộng lớn ở đồng bằng ven sông, ven biển, cây lúa nước dần dần trở thành cây lương thực chính của con người. Cây lúa cũng được trồng ở vùng thung lũng, ven suối.

26 tháng 12 2020

Vua Hùng dạy dân cấy lúa là câu chuyện truyền thuyết được người dân truyền nhau từ đời này qua đời khác, tuy nhiên, các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện ra vết tích của những hạt gạo cháy ở Đồng Đậu và hạt phấn lúa ở Tràng Kênh có niên đại cách đây hàng nghìn năm.

Sang đến thời kì Phùng Nguyên cách ngày nay 4500 năm, dấu vết trấu thóc thành than tiếp tục được các nhà khảo cổ tìm thấy. Trong đó, tất cả các di chỉ này đều gắn liền với các cánh đồng chiêm. 

20 tháng 12 2016

Câu 4.

Đời sống vật chất

- Nhà ở phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.

- Làng, chạ gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển.

- Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Họ còn biết làm muối, làm mắm cá, dùng gừng để làm gia vị.

- Ngày thường, nam thì đống khố, mình trần, đi chân đất; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu: hoặc cắt ngắn, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam.

- Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi. Phụ nữ mặc váy xoè kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.

Đời sống tinh thần

- Người dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi. Trong ngày hội, họ thường vang lên tiếng trống đồng để thể hiện điều mong muốn được " mưa thuận gió hòa", mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.

- Về tín ngưỡng, người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước.Người chết được chôn trong thạp, bình, trông mộ cây, mộ thuyền, kèm theo những dụng cụ và đồ trang sức quý giá.

16 tháng 3 2022

iệc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở nước ngoài đủ để khẳng định

 A.

trình độ phát triển kĩ thuật luyện kim đồng thau của cư dân Văn Lang.

 B.

tài năng và kĩ thuật tuyệt vời của cư dân Văn Lang.

 C.

cư dân Văn Lang đã có một nền văn hóa phát triển cao.

 D.

cả A, B, C đều đúng.

- Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đồng bằng ven sông, suối, biển, thung lũng.

Sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng:

- Lúa gạo trở thành lương thực chính của Việt Nam.

- Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.

- Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Đồng Nai,...) và tăng thêm các hoạt động tinh thần, giải trí.

3 tháng 1 2021

Bôi đên chi vậy bn

1.Hãy nêu những đặc điểm giữa người tinh khôn và người tối cổ thời nguyên thủy(về con người,công cụ sản xuất)?2.Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?3.Hãy nêu những thành tự về văn hóa thời cổ đại (phương Đông,phương Tây)?4.Những điểm mới trong đời sống,tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta là gì?5.Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa như thế...
Đọc tiếp

1.Hãy nêu những đặc điểm giữa người tinh khôn và người tối cổ thời nguyên thủy(về con người,công cụ sản xuất)?
2.Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?
3.Hãy nêu những thành tự về văn hóa thời cổ đại (phương Đông,phương Tây)?
4.Những điểm mới trong đời sống,tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta là gì?
5.Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa như thế nào?
6.Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu?Và trong điều kiện nào?Có ý nghĩa như thế nào?
7.Xã hội nguyên thủy Việt Nam có những chuyển biến gì?
8.Hãy trình bày những điều kiện (hay lí do) ra đời của nhà nước Văn Lang
9.Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?
10.Sau khi đánh tan quân Tần xâm lược,Thục Phán đã làm gì?
- P/S:Trả lời nhanh giúp mình nha.

7
25 tháng 12 2016

Câu 10 :

Sau khi đánh thắng quân Tần , Thục Phán đã :

  • Xưng là An Dương Vương
  • Đóng đô ở Phong Khê
  • Tổ chức lại bộ máy nhà nước
26 tháng 12 2016

9.-Ở nhà sàn -Đi lại bằng thuyền -Ăn:Thức ăn chính là cơm nếp,cơm tẻ,rau,ca,thịt,cá. -Mat:nam:đóng khố,minh trần,đi chân đất.nữ:mặc váy,áo xẻ giữa,có yếm che ngực.Tóc nhiều kiểu....

Quan sát H28 , H29 và đọc kĩ mục 1 của bài 10 (trang 30 -SGKLS 56 ) để hoàn thành các yêu cầu sau : a) Nhận xét về sự tiến bộ của công cụ đá ở thời kì này :...
Đọc tiếp

Quan sát H28 , H29 và đọc kĩ mục 1 của bài 10 (trang 30 -SGKLS 56 ) để hoàn thành các yêu cầu sau :

a) Nhận xét về sự tiến bộ của công cụ đá ở thời kì này : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. b) Ngoài công cụ đá ở thời kì này người ta còn làm được những công cụ và đồ dùng nào khác : ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

c) Việc tìm thấy chì lưới làm = đất nung cho bit thêm điều j ?...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

1
14 tháng 11 2018

Mình đang làm

12 tháng 12 2016

1. các hiện vật do khảo cổ học phát hiện được cho thấy Việt Nam là 1 trong những cái nôi của loài người .

2. Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa quan trọng :
- Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
- Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
- Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.
—> Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người ra khỏi thời nguyên thủy, bước sang thời đại văn minh.

3.- Lúa gạo trở thành lương thực chính của người Việt Nam.
- Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.
- Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (vùng đồng bằng ở các con sông lớn như sóng Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai) và tăng thêm các hoạt động tinh thần, giải trí.

4. Khi sản xuất phát triển xã hội sẽ đổi mới . Vì khi tăng thu nhập tăng thuế sẽ làm cho 1 số tình hình ở đất nước sẽ biến đổi .

5. Nhà nước Văn Lang được ra đời trong hoàn cảnh xã hội phân giàu nghèo và đặt ra yêu cầu thuỷ trị , giải quyết việc xâm lược .

Sơ đồ :

12 tháng 12 2016

giúp mình với khocroi

25 tháng 2 2020

Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.

Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.

Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.

Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.

Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.

Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói..., đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.

Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ..., người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ".

Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư như Luy Láu, Long Biên..., có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến trao đổi buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương
3 tháng 3 2020

Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển.

- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)

Nhà Hán thực hiện nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. Tuy nhiên, nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển bằng chứng là: các nhà khảo cổ tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I – VI (vũ khí, rìu, mai, cuốc,…)

- Nông nghiệp:

+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.

+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.

+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.

+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.

Sách “Nam phương thảo mộc trạng” nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao: để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam,…; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

- Thủ công nghiệp:

+ Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt.

+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.

+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối). Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là vải Giao Chỉ.

- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.

+ Hình thành các làng.

+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.

+ Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.


25 tháng 10 2021

câu 5: trả lời

- A. Sự hiểu biết mới về Trái đất, thiên văn, địa lí và sự tiến bộ của kĩ thuật hàng hải.

 

25 tháng 10 2021

a.